"Đất hoa": Nơi hạnh phúc nở hoa5/3/2021

Nhà văn Võ Thị Xuân Hà không còn xa lạ với nhiều bạn đọc qua các tập truyện ngắn như: “Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào”, “Bầy hươu nhảy múa”, “Cổ tích cho tuổi học trò”, “Kẻ đối đầu”, “Giá nhang đèn và những truyện khác”, “Màu vàng thần tiên”, “Chuyện của con gái người hát rong”, “Đàn sẻ ri bay ngang rừng”, “Tiếng gà gáy trong rừng hoa A-rui”, “Cà phê yêu dấu”, “Những bông điệp cuối mùa”, “Cành phong hương”, “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, “Hoàng mộc hương”…Văn của Võ Thị Xuân Hà có phong cách rất riêng, nội lực dồi dào, sâu sắc, trữ tình. Từng thử sức ở lĩnh vực biên kịch điện ảnh nên trong không ít tác phẩm, có nhiều đoạn nhà văn viết như kịch bản. Mỗi câu văn ngắn gọn là hình ảnh sinh động, cuốn hút tạo nên một mảng hiện thực vời vợi, dạt dào cảm xúc cho độc giả. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, giọng đọc…sẽ chuyển tới các bạn một sáng tác như thế của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, truyện ngắn mang tên "Đất hoa" (Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 4/3/2021)

"Đất hoa": Nơi ươm mầm tình cảm con người 4/3/2021

Nhà văn Võ Thị Xuân Hà không còn xa lạ với nhiều bạn đọc qua các tập truyện ngắn như: “Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào”, “Bầy hươu nhảy múa”, “Cổ tích cho tuổi học trò”, “Kẻ đối đầu”, “Giá nhang đèn và những truyện khác”, “Màu vàng thần tiên”, “Chuyện của con gái người hát rong”, “Đàn sẻ ri bay ngang rừng”, “Tiếng gà gáy trong rừng hoa A-rui”, “Cà phê yêu dấu”, “Những bông điệp cuối mùa”, “Cành phong hương”, “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, “Hoàng mộc hương”…Văn của Võ Thị Xuân Hà có phong cách rất riêng, nội lực dồi dào, sâu sắc, trữ tình. Từng thử sức ở lĩnh vực biên kịch điện ảnh nên trong không ít tác phẩm, có nhiều đoạn nhà văn viết như kịch bản. Mỗi câu văn ngắn gọn là hình ảnh sinh động, cuốn hút tạo nên một mảng hiện thực vời vợi, dạt dào cảm xúc cho độc giả. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, giọng đọc…sẽ chuyển tới các bạn một sáng tác như thế của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, truyện ngắn mang tên "Đất hoa" (Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 4/3/2021)

Bà huyện Thanh Quan - Nữ tính từ một Tiếng thơ Nôm

Bà huyện Thanh Quan - Nữ tính từ một Tiếng thơ Nôm 4/3/2021

Sáng tác thơ Đường luật bằng chữ Hán lâu nay vẫn mang đặc tính nặng nề, cổ kính, xa lạ với người bình dân. Khi viết bằng chữ Nôm, thơ Đường luật với cách gieo vần gieo chữ nghiêm cẩn cũng khó tìm được sự đồng điệu với ngôn từ đề cao sự thuần phác, nguyên sơ, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thế nhưng, thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan lại dung hòa được hai yếu tố khó đội trời chung là niêm luật thơ Đường và ngôn ngữ Quốc âm. Chỉ có thể giải thích rằng chính giọng thơ nữ tính, nhuần nhị, mang mang niềm hoài cổ của nữ sĩ đã thổi hồn cho những áng thơ Nôm Đường luật đầy cốt cách còn ngân vang cho tới hôm nay...

Thông điệp của mùa xuân trong hai truyện ngắn “Tướng bà” và

Thông điệp của mùa xuân trong hai truyện ngắn “Tướng bà” và "Rừng thiêng" 3/3/2021

Mùa xuân đâu chỉ là mùa của lễ hội mà còn là mùa của cây cối đâm chồi nẩy lộc, là mùa trồng cây gây rừng “Để cho đất nước càng ngày càng xuân”. Nếu như truyện ngắn “Tướng bà” của nhà văn Đỗ Hàn đậm hương vị văn hóa đồng bằng Bắc Bộ thì truyện ngắn “Rừng thiêng “của tác giả Đinh Su Giang đượm phong vị của núi rừng Tây Nguyên. Không gian trong trẻo nhuốm màu sắc huyền bí. Con người Tây Nguyên khảng khái bộc trực, đầy khát vọng và khí chất. Nếu “Tướng bà” gọi ta về với văn hóa dân gian thì “Rừng thiêng” gọi ta về với nơi khởi nguồn, để biết gần gũi giao hòa và trân trọng thiên nhiên. Bút pháp của truyện vừa độc thoại nội tâm vừa nhuốm màu huyền ảo, diễn tả thế giới của những con người sống gần với thiên nhiên, đôi khi nghe được tiếng nói của rừng, trò chuyện tâm sự với rừng và trăn trở đau đáu về việc gìn giữ những cánh rừng. Vậy là mùa xuân luôn mang đến những thông điệp tích cực, gần gũi để mỗi người sống ý nghĩa hơn trong những ngày tiếp theo (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

Tiếng thơ online hưởng hứng ngày thơ Việt Nam

Tiếng thơ online hưởng hứng ngày thơ Việt Nam 1/3/2021

Ngày Rằm Tháng Giêng hàng năm được chọn để tổ chức Ngày thơ Việt Nam. Cũng như năm ngoái, năm nay do những ảnh hưởng của dịch Covid 19, Ngày thơ truyền thống ở Văn Miếu Quốc Tử Giám không thể diễn ra. Để gợi lại không khí của Ngày hội thơ đáng nhớ đã liên tiếp hai năm bị hoãn, nhà thơ Hữu Việt – Hiện công tác ở báo Nhân dân đã chủ trì tổ chức livestream buổi tụ họp đọc thơ của các nhà thơ trẻ hiện đang công tác ở báo Nhân dân cùng các Cộng tác viên thân thiết, các bạn đồng nghiệp tham dự góp vui.

Những nguồn cảm hứng trong thơ Nôm Cao Bá Quát

Những nguồn cảm hứng trong thơ Nôm Cao Bá Quát 25/2/2021

Thơ Nôm Cao Bá Quát được biết đến nhiều nhất có lẽ là bài phú về người tài tử đa cùng. Tuy vậy, nếu chỉ tìm biết về bài phú này, e rằng vẫn chưa thấy được đầy đủ phong cách sáng tác bằng Quốc âm của nhà thơ – Danh sĩ nổi tiếng đời nhà Nguyễn. Đi vào một số nguồn cảm hứng nổi bật, chương trình chỉ ra những đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu của trong thơ Nôm Cao Bá Quát

Rượu và trà trong thơ Việt

Rượu và trà trong thơ Việt 25/2/2021

Theo phong tục ngàn đời của người Việt, trong mâm cơm dâng lên tổ tiên, trên bàn thờ của mùng 1 ngày rằm trong năm và nhất là dịp Tết đến, không bao giờ thiếu trà và rượu. Rượu và trà vừa là lễ, vừa là quà, vừa là chút thăng hoa giúp con người chia sẻ tình cảm với nhau. Chương trình Đôi bạn văn chương số đầu xuân lần này, vì thế sẽ dành để bàn về rượu và trà trong thơ Việt.

“Tính cách Nga”: Lòng nhân ái, thủy chung của con người

“Tính cách Nga”: Lòng nhân ái, thủy chung của con người 23/2/2021

Truyện ngắn “Tính cách Nga” là một tác phẩm với dung lượng vừa phải. Tuy nhiên, chính trong tác phẩm không lớn này, A-lếch-xây Tôn-xtôi đã làm nổi bật những nét chính yếu trong tính cách của dân tộc Nga thông qua câu chuyện không quá nhiều tình tiết. Thực sự, con người ta thường chỉ bộc lộ đúng bản chất của mình trong những tình huống éo le đau đớn nhất. Và những con người trong truyện ngắn “Tính cách Nga” cũng đã hành xử đúng với mình nhất, xứng đáng với đạo lý và tình nghĩa nhất khi phải đối mặt với hiện thực đầy mất mát và bi thảm. Tác phẩm kể về người lính xe tăng Ê gô Đrê-mốp. Anh vốn là một thanh niên đẹp trai, tuấn tú, rất yêu thương cha mẹ mình. Anh cũng có cô người yêu Katya xinh đẹp ở làng mà anh coi như báu vật. Trên chiến trường, anh lập được nhiều chiến công nhưng vốn là người khiêm nhường nên không hay kể lể về thành tích của mình. Trong một trận đánh, xe tăng bị bắn cháy và Drê -mốp đã bị thương nặng. Anh phải trải qua nhiều ca phẫu thuật mới thoát được cái chết mười mươi. Rốt cục gương mặt anh bị biến dạng, có nguy cơ bị loại ngũ. Tuy nhiên, anh vẫn kiên quyết đề nghị cấp trên cho anh trở lại trung đoàn cũ. Cấp trên cho anh nghỉ phép hai mươi ngày về thăm nhà trước khi lại ra chiến trường. Về quê cũ, không muốn làm cha mẹ phải đau đớn vì khuôn mặt đã bị biến dạng của mình, Đrê -mốp xưng là bạn của con trai họ. Và anh đã được gia đình tiếp đón rất tình cảm. Sáng hôm sau, Ca-chi-a cũng tới thăm anh và hỏi chuyện về người yêu của mình… Đrê - mốp đã kể về các chiến tích của người lính và quyết định sẽ vĩnh viễn ra khỏi cuộc đời Ca-chi-a để không làm cô đau đớn…Trở lại chiến trường, Đrê -mốp đã nhận được thư của người mẹ: bằng sự linh cảm của hiền mẫu, bà muốn hỏi anh: có phải đó là chính anh đã trở về thăm nhà hay không? Vì bà luôn có cảm giác anh thực sự là con trai bà… Bà nói rằng, bà tự hào về con trai mình và muốn gặp lại anh để biết sự thật… Rồi Đrê-mốp có cơ hội gặp lại mẹ, gặp lại người yêu. Ca-chi-a nói rằng cô chỉ muốn suốt đời sống với anh thôi dù gương mặt anh bây giờ không như xưa nữa…Đó là nét tính cách Nga mà A-lếch-xây Tôn-xtôi muốn nói tới, sự nhân ái thủy chung không gì có thể thay đổi, càng trong bi thương càng ngời sáng và bền vững…(Lời bình của nhà thơ Hồng Thanh Quang)

Những sắc thái tình yêu trong hai truyện ngắn

Những sắc thái tình yêu trong hai truyện ngắn "Mùa xuân yêu thương" và "Thư tình mùa xuân” 17/2/2021

Cả hai truyện ngắn thể hiện những sắc thái khác nhau của tình yêu khi về xuân về. Nếu truyện ngắn đầu viết về tình yêu đầy sức sống của tuổi đôi mươi thì truyện ngắn “Thư tình mùa xuân” là tình yêu ở tuổi xế chiều của nhân vật người đàn ông đã ngoài 50 tuổi. Với truyện ngắn “Mùa xuân yêu thương”, con người như hòa cùng không khí hân hoan, rạo rực của ngày hội. Nhân vật chàng thanh niên nói như là duyên định ấy. Nhưng thực ra không khí mùa xuân cũng góp phần nảy nở mối duyên tình của đôi trai gái. Qua lời kể của nhân vật, chúng ta cảm nhận được không khí vui tươi của đất trời và con người trong này hội làng mừng xuân. Con người như say trong chất mật ngọt của ngày xuân và tình yêu nảy nở trong lòng hai bạn trẻ cũng là điều tất nhiên. Truyện ngắn được viết với ngôn từ đẹp, hình ảnh giàu màu sắc ngày xuân khiến người đọc, người nghe đồng cảm và vui lấy với tình yêu của nhân vật. Nếu tình yêu của đôi bạn trai gái trong truyện “Mùa xuân yêu thương” gặp rất nhiều thuận lợi khi nảy nở trong thời điểm vạn vật sinh sôi, đất trời giao hòa thì mối tình của nhân vật trong truyện ngắn “Lá thư mùa xuân” có phần trắc trở hơn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi nhân vật không còn ở tuổi trai trẻ lại đã từng lập gia đình. Khi người ta đã qua cái tuổi thanh xuân hồn nhiên, mơ mộng mà phải viết thư tình thì thật không dễ chút nào. Nhưng vì kiếm sống anh đành làm công việc viết thuê thư tình cho các đôi trai gái. Đến lúc anh viết thư tình cho mình thì lại lúng túng thức trắng đêm bỏ đi cả trăm bức thư nháp. Tuổi đã ngoài 50 nhưng khi nhận lá thư gửi lại thì anh cũng háo hức, hồi hộp không khác gì chàng trai trẻ với mối tình đầu. Truyện ngắn hóm hỉnh từ cách lựa chọn đề tài đến ngôn ngữ thể hiện. Truyện được viết với giọng văn tự châm biếm và có chút chua chát cho số phận của mình. Nét hài hước trong tình yêu khiến người đọc, người nghe phải bật cười khi đọc lá thư gửi lại của cô giáo dạy văn ở cuối truyện ngắn. Hai câu chuyện với những cung bậc tình cảm khác nhau trong tình yêu nhưng chúng ta đều thấy hiện lên sự tươi mới, ấm áp vui tươi trong tâm hồn con người khi mùa xuân về. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Thơ những ngày giãn cách - Nguồn năng lượng yêu thương

Thơ những ngày giãn cách - Nguồn năng lượng yêu thương 9/2/2021

Nhìn lại năm 2020, một trong những biến động có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đó là đại dịch Covid 19. Đại dịch Covid đã gây ra bao khó khăn cho mỗi gia đình, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia; nhưng cũng đồng thời lại là một thử thách để chúng ta biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn. Ttuyển tập thơ xinh xắn, trang nhã mang tên "Mùa nhớ - Thơ những ngày giãn cách" gồm 44 bài thơ của 33 tác giả, do NXB Văn học vừa ấn hành cuối năm qua. Đó chính là tiếng nói trong mùa dịch bằng ngôn ngữ của thi ca...(Đôi bạn văn chương mùng 2 Tết)

Những cung bậc cảm xúc trong thơ tình yêu

Những cung bậc cảm xúc trong thơ tình yêu 9/2/2021

Tình yêu là địa hạt của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng. Viết về tình yêu lứa đôi, các nhà thơ từ cổ chí kim ở thế giới cũng như nước ta luôn thể hiện những cung bậc cảm xúc dạt dào, mãnh liệt, để lại những tác phẩm tuyệt đẹp cho mọi thời. Có thể nhắc đến tác phẩm nổi tiếng “Tôi yêu em” của đại thi hào Puskin, tác phẩm “Chút tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, “Chiếc lá đầu tiên” của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, “ Thơ duyên” của Xuân Diệu, “Tương tư” của Nguyễn Bính, “Sóng” của Xuân Quỳnh…(Tiếng thơ Mùng 1 Tết)

Thơ trẻ: Gương mặt và nhịp chảy

Thơ trẻ: Gương mặt và nhịp chảy 9/2/2021

Đến với sự vi diệu của thơ ca vẫn luôn là một hành trình đằng đẵng, có những thuận lợi, may mắn nhưng vẫn có những khoảnh khắc lầm lạc, vô phương. Hi vọng các tác giả, nhà thơ trẻ dung hòa được những thao thiết và sự bình đạm để chạm được tới khát vọng sáng tạo. Tiếng thơ “Thơ trẻ: Gương mặt và nhịp chảy” ngày đầu năm hi vọng sẽ gieo vào mỗi chúng ta niềm tin về một thế hệ làm thơ trẻ với những cá tính, sáng tạo, thể nghiệm...(Tiếng thơ Mùng 1 Tết)

"Khu độc thân" vui vẻ 9/2/2021

Truyện ngắn “Khu độc thân” của nhà văn Nguyễn Thế Hùng mà chúng ta vừa nghe kể về câu chuyện những người lính sỹ quan độc thân xa nhà hết sức giản dị, chân chất, đời thường nhưng cảm động. Nhân vật tôi, ông Tuỳnh, Len… có hoàn cảnh gần giống nhau, ông Tuỳnh và Len xa gia đình, người xa vợ, người xa chồng và nhân vật tôi thì có người yêu ở quê. Họ chia sẻ với nhau trong cuộc sống hàng ngày, thấu cảm nỗi cô đơn, thiếu thốn. Sự bông đùa, trêu ghẹo nhau khi vắng chồng, xa người yêu cũng chỉ là cái cách giải tỏa nỗi buồn, nỗi cô đơn mà thôi. Chúng ta thấy thẳm sâu trong câu chuyện là nỗi mong nhớ cồn cào, sự khao khát của tôi, của Len, kể cả ông Tuỳnh… họ biết nén lại, biết chờ đợi và hi sinh để bảo toàn hạnh phúc của riêng mình. Sự ấm áp của câu chuyện chính là tình yêu lứa đôi của các nhân vật được đặt trong trạng huống khá trớ trêu nhưng ai cũng tự tìm cho mình con đường đi đến hạnh phúc đích thực. Ông Tuỳnh vui với hạnh phúc tuổi già với cô Thương cùng đứa con trai kháu khỉnh. Len đoàn tụ với chồng sau mấy năm xa cách và sinh con đầu lòng xinh xắn. Cuộc sống của họ đơn giản, khiêm tốn nhưng hạnh phúc đủ đầy, ấm áp. Câu chuyện về những người độc thân mà chúng ta lại có cảm giác ấm cúng, tin cậy, yêu đời… Đó là thông điệp nhân văn mà tác giả đã khéo léo gửi gắm trong truyện ngắn này… (Lời bình của BTV Vân Khánh)

"Lấy vợ vùng cao": Gian nan làm giàu 9/2/2021

“Lấy vợ vùng cao” của tác giả Trần Nguyên Mỹ trước hết là một câu chuyện tình giữa trai phố và gái bản, mà thoạt đầu, rất dễ khiến người ta nghĩa đến những điều lãng mạn. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ giữa Mỉ và Cường lại không hề nên thơ. Chàng công tử nhà giàu lúc đó đã sa cơ lỡ vận. Còn gia đỉnh Mỉ bao đời sống dựa vào nương thuốc phiện. Tương lai của cô sơn nữ cũng từng mịt mù như khói bàn đèn… Nhờ vận rủi mà nên duyên, nhưng điều đáng mừng và đáng khen của hai vợ chồng là quyết tâm làm lại cuộc đời. Từ việc mua đất, trồng mận, mở công ty, rồi làm đường để tiện vận chuyện buôn bán, cả Mỉ lẫn Cường đều phải đối diện với những thách thức khác nhau, phần từ nếp nghĩ cũ, phần vì thiếu tiền. Nhưng ở họ, nhất là nhân vật Cường, vẫn vững vàng một ý chí làm giàu bằng con đường chính đáng. Bằng giọng văn dung dị, nhưng với cách nói hay ví von, giàu hình ảnh, tác giả Trần Nguyên Mỹ đã khắc họa thành công bối cảnh của bản Mông “chon von trên núi cao, cả mùa đông ướp cóng trong sương lạnh”. Thế giới nội tâm của Mỹ và Cường cũng được chú ý khắc họa, cùng với sự sinh động của ngôn ngữ đối thoại khiến câu chuyện thêm phần hấp dẫn. Ngoài ra, đây cũng là một truyện ngắn có nhiều lớp lang. Trong câu chuyện của hai vợ chồng Mỉ - Cường có câu chuyện riêng của từng người, thậm chí thấp thoáng trong đó còn là hành trình cai nghiện đầy gian khổ của bố Mỉ hay cuộc đời thăng trầm của mẹ Cường. Mỗi một phận đời ấy đều có thể gợi lên trong chúng ta những suy nghĩ về cuộc đời…(Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

"Đồi ngựa trắng": Một truyện ngắn hay của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều 6/2/2021

Các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường đẩy nhân vật vào những hoàn cảnh éo le, trớ trêu, thậm chí là đẩy nhân vật vào đỉnh điểm của sức chịu đựng, để sau đó là sự vỡ òa của cảm xúc, lắng đọng mãi nơi tâm hồn mỗi độc giả những thông điệp của lòng yêu thương, tình yêu cuộc sống, số phận con người. Đồi ngựa trắng theo tôi là một truyện ngắn điển hình cho phong cách đó. Huy đã quay lại ngọn đồi lần thứ ba và định rằng đây sẽ là lần trở lại cuối cùng bởi thời gian của anh không còn nhiều nữa, khi chất độc da cam của những năm tháng chiến tranh đang ngày càng phát tác. Thời gian của câu chuyện trải dài trong nhiều năm, từ khi chiến tranh chưa kết thúc đến thời kỳ sau hòa bình. Con ngựa trắng vừa là chứng nhân, vừa là cảm hứng để nảy nở tình yêu giữa Huy và Mị. Một tình yêu trong trẻo, đẹp đẽ của thời chiến vừa mới nhóm lên thì hai người đã phải cách xa nhau, kéo theo một khát vọng dang dở về việc hoàn thành bức tranh về con ngựa trắng của Huy. Chiến tranh và sự khốc liệt của nó đã cuốn đi nhiều thứ, lấy đi nhiều thứ của con người, trong đó có tuổi trẻ và hạnh phúc của nhiều đôi lứa. Nhưng bi kịch của Đồi ngựa trắng ít nhiều nguôi vơi khi tác giả để cho Huy và Mị được gặp lại nhau trong những ngày tháng cuối cùng của Huy, khi mà cả Mỵ nữa, cũng đã đi sang nửa dốc bên kia của đời người. Chi tiết cuối cùng của truyện, khi con ngựa hí vang, rùng mình và tung vó giống như một phép màu, một điều kỳ diệu. Tuổi trẻ cùng tình yêu của Huy và Mị cũng như được tái sinh, và họ đã chạm tới một niềm hạnh phúc khác biệt, không phải ai cũng dễ dàng có được trong đời (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ