“Âm thanh ký ức”: Vang mãi khúc quân hành 31/8/2021

Truyện ngắn là sự đan xen giữa không gian và thời gian trong tâm tưởng của những người lính. Khi xem vở kịch của thượng úy Hải quân là Phúc thì hai người lính già nhớ lại những kỉ niệm xưa cùng đồng đội. Đó là trận đánh khốc liệt với quân địch trên chiến trường biên giới. Tổ 3 người gồm đội trưởng Toại, hai chiến sĩ Dũng và Hanh đã chiến đấu anh dũng tới viên đạn cuối cùng để bảo vệ chốt của mình. Truyện ngắn không chỉ có hi sinh, mất mát trên chiến trường mà còn cả tâm tư, tình cảm, khó khăn của người lính nơi hậu phương. Vì Toại cứ biền biệt bao năm công tác ngoài mặt trận nên người vợ trẻ không chịu nổi nỗi cô đơn, vất vả mà bỏ rơi hai bố con. Toại phải mang cậu con trai là Phúc mới 3 tuổi về đơn vị. Nhưng rồi đơn vị nhận nhiệm vụ đột xuất, Toại không kịp thu xếp cho Phúc về quê mà phải nhờ một người lính đồng hương. Trong chiến tranh người lính phải hi sinh cuộc sống riêng tư vì nhiệm vụ cao cả của đất nước. Có những chi tiết truyền cảm với người đọc, người nghe như hình ảnh cậu bé Phúc khóc nấc nhìn theo bóng cha xa dần đầy xúc động. Hay hình ảnh Toại chiến đấu anh dũng đến viên đạn cuối cùng, trong hộp đạn chỉ còn mỗi chiếc áo trẻ con. Đan xen giữa giọng văn khốc liệt, hào hùng là khoảng lặng trầm buồn về cuộc sống đời thường của người lính. Truyện ngắn đã dẫn dắt cảm xúc người đọc, người nghe theo nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đất nước đã hòa bình mấy chục năm nhưng hồi ức chiến tranh vẫn ghi dấu trong tâm trí nhiều người. Chỉ một bài thơ, truyện ngắn, nét nhạc cũng có thể gợi nhớ biết bao kỉ niệm xưa cũ trong lòng người cựu chiến binh. Truyện ngắn không chỉ tô đẹp sự hi sinh, mất mát của người lính và còn thể hiện truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam. Cậu bé Phúc năm nào giờ trở thành người lính hải quân tiếp bước cha bảo vệ biển đảo quê hương (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Đứa con của núi": Tình mẫu tử thiêng liêng 30/8/2021

Truyện ngắn có một cốt truyện khá giản dị, dễ theo dõi. Một gia đình vùng sơn cước nhận được khoản tiền đền bù lớn cho việc giải phóng mặt bằng, nhưng rồi bà mẹ nghe lời ngon ngọt dụ dỗ đã nhận lời cho vay tín dụng với lãi suất cao. Kết quả là tiền của gia đình không những mất hết mà bản thân còn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Khi biết rõ cơ sự, ông bố lên cơn đau tim đột ngột qua đời. Bà mẹ vào tù, bỏ lại hai chị em Mận và Khánh phải về ở với dì Bảy là người em kết nghĩa của bố. Câu chuyện được kể xoay quanh việc miêu tả các hoạt động và trạng thái cảm xúc của nhân vât chính – Mận. Gia đình rơi vào cảnh ly tán, Mận không thoát khỏi cảm xúc oán hận mẹ, ghét mẹ dù vẫn có những lúc thương mẹ, lo lắng cho cuộc sống của mẹ trong trại giam. Mận lại đem lòng yêu thương Phú, con trai của dì Bảy, mặc dù dì Bảy còn chưa ủng hộ việc hai đứa yêu nhau bởi theo dì chúng vẫn còn trẻ, chưa đủ sự ổn định để bước vào cuộc sống gia đình. Khi chú Hai Bườn đến báo tin mẹ Mận đã được ra tù, cảm xúc đầu tiên của Mận vẫn là sự chối từ, chưa thể tha lỗi cho mẹ, không muốn nhận mẹ. Nhưng đến khi dì Bảy nhắc Mận cứ đọc thư của mẹ đi xem mẹ nói gì thì trong Mận mới vỡ òa cảm xúc như giọt nước làm tràn ly nước. Tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng được khơi dậy mãnh liệt, không gì có thể thay thế. Câu chuyện giản dị được Hương Văn kể bằng giọng điệu chân mộc, thân tình, ấm áp của những người nông dân thật thà, chất phác, đậm chất Nam Bộ. Trong cơn khó khăn hoạn nạn, họ sẵn sàng giúp nhau hết mình, không hề tính toán cân đo. Dì Bảy không phải máu mủ họ hàng ruột thịt, vậy mà đã đứng ra lo liệu tang ma cho bố Mận, kêu gọi mọi người cùng ủng hộ tiền bạc để lo liệu công việc. Sau đó lại đưa chị em Mận về nhà mình để cưu mang, nuôi nấng. Sự sum họp của ba mẹ con Mận vì thế là một tất yếu khi những con người lao động chất phác ấy đều mang trong mình một cái gốc của lòng yêu thương và chia sẻ. Ai trong đời cũng có lúc mắc sai lầm, điều quan trọng là dám thừa nhận sai lầm ấy, vượt qua nó và sẵn sàng làm lại từ đầu. Cái kết của Đứa con của núi vì thế có thể xem là một kết thúc có hậu để mở ra nhưng hy vọng mới cho cuộc sống của ba mẹ con Mận, cũng có thể là cho cả đại gia đình khi Mận và Phú trong tương lai sẽ thành vợ thành chồng (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Vâng tôi là một Shipper giữa Sài Gòn tháng 8

Vâng tôi là một Shipper giữa Sài Gòn tháng 8 27/8/2021

Chuyên mục “Thư mùa dịch” bắt đầu được mở ra từ tuần này với thông điệp gửi trao tới quí vị những câu chuyện, tâm tư, tình đời trong những ngày mỗi người Việt Nam chúng ta đang phải chiến đấu với dịch bệnh. Thông điệp gửi trao về những yêu thương, về những niềm sẻ chia cảm thông , về những điều tốt đẹp nhân văn trong cuộc sống vốn đang đầy những khó khăn vất vả hiểm nguy. Số đầu tiên của “Thư mùa dịch” là bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Phương “Mến gửi người khách chiều nay” hay còn là “Vâng tôi là một Shipper giữa Sài Gòn tháng 8” đã được nhận giải nhất cuộc thi “Viết thư mùa dịch” do Quán Chiêu Văn phát động

Nhà thơ Nguyễn Hưng Hải và tiếng thơ về Bác, về ngày Độc lập

Nhà thơ Nguyễn Hưng Hải và tiếng thơ về Bác, về ngày Độc lập 26/8/2021

Mỗi độ thu về sống lại trong mỗi chúng ta những cảm xúc đẹp gắn với những sự kiện trọng đại của đất nước. Cách đây 76 năm, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, từ Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thời khắc đó mãi không thể nào quên với người đương thời – Và dư vang hãy còn tiếp nối đến các thế hệ sau. Gần như cả cuộc đời sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải trăn trở với những vần thơ viết về Bác, về những dấu ấn đáng nhớ của dân tộc. Liên tiếp ra mắt những tập thơ, được công chúng, bạn đọc quan tâm, yêu mến, đồng cảm, đó là niềm động viên giá trị với nhà thơ Nguyễn Hưng Hải

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt 26/8/2021

Xuất thân trong một gia đình võ tướng thời Lê Trung Hưng, cùng với sự xoay vần của lịch sử, cuộc đời Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Trên hành trình phù Lê, chống lại Tây Sơn, mối tình với Trương Quỳnh Như – Một thục nữ tâm hồn đa cảm, có tài thơ phú là ngọn nguồn để Phạm Thái sáng tác nhiều áng thơ Nôm – Còn lại tới ngày này phải kể đến những bài thơ lẻ viết để tỏ tình cùng với truyện thơ “Sơ kính tân trang”.

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt 26/8/2021

Xuất thân trong một gia đình võ tướng thời Lê Trung Hưng, cùng với sự xoay vần của lịch sử, cuộc đời Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Trên hành trình phù Lê, chống lại Tây Sơn, mối tình với Trương Quỳnh Như – Một thục nữ tâm hồn đa cảm, có tài thơ phú là ngọn nguồn để Phạm Thái sáng tác nhiều áng thơ Nôm – Còn lại tới ngày này phải kể đến những bài thơ lẻ viết để tỏ tình cùng với truyện thơ “Sơ kính tân trang”.

“Nước mắt sông Cầm”: Khi huyền sử đi vào trang viết

“Nước mắt sông Cầm”: Khi huyền sử đi vào trang viết 24/8/2021

Được coi là một cây bút giàu nội lực, ham đọc, ham nghĩ và say sưa viết, nhà văn Uông Triều có khả năng đem đến sự bất ngờ cho người đọc khi thử sức với nhiều thể loại từ tản văn, tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết đến phê bình. Ở lình vực nào, anh cũng cho thấy mình là “một cây bút giàu nội lực, ham đọc, ham nghĩ và say sưa viết”. Những năm gần đây, anh ít viết truyện ngắn. Nhưng với những ai đã biết tới nhà văn đất Quảng Ninh từ những ngày đầu thì đây vẫn là một địa hạt mà Uông Triều để lại dấu ấn đậm nét về tài năng cũng như bút lực của mình. Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” hôm nay, mời quý vị và các bạn thưởng thức một trong những tác phẩm của “những ngày đầu lưu luyến ấy” – truyện ngắn “Nước mắt sông Cầm” của nhà văn Uông Triều.

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao 19/8/2021

Truyện ngắn “Gương cầu” cho chúng ta cảm nhận về số phận của người phụ nữ vùng cao, nỗi dày vò, ám ảnh, tận cùng nỗi đau đã được tác giả khắc họa bằng nhiều chi tiết chân thực.Trong cái mạch cảm xúc về phụ nữ vùng cao, tác giả thể hiện đậm nét số phận nhân vật, nó như lời một bài hát buồn thương rót trong tâm khảm tác giả và người đọc, người nghe. Đó là những người phụ nữ mà tác giả gặp cùng đồng đội ở đồn biên phòng tiếp nhận từ lực lượng công an nước bạn, sau những tháng ngày các cô gái ấy tủi nhục, ê chề, trôi lạc trên đất người. Truyện kể về nhân vật Vì, cô gái dân tộc Mông, vì muốn đổi thay số phận mà lầm lạc, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy của sự ê chề. Mối tình dang dở với người yêu cô là Lùng khiến cho chúng ta càng xót thương hơn, họ đã không thể nào có được hạnh phúc, Lùng không thể giữ dược người mình yêu. Chi tiết anh đi tìm cô và bị đánh đập, chứng kiến cuộc sống hiện tại của Vì, Lùng càng cay đắng. Cuối cùng, anh tìm đến cái chết để quên hết nỗi đau khổ ấy. Một kết cục buồn thương về kiếp người nhưng đôi khi đó là sự thực ở đời. Tác giả từng chia sẻ rằng, khi viết về nỗi đau của nhân vật, tôi không thể viết khác được, đành rằng muốn số phận họ phải khác đi, tươi sáng hơn nhưng sự thực bao giờ cũng đau khổ như thế. Cảm nhận diễn biến tâm lý nhân vật qua những lát cắt khi Vì nhớ về quãng thời gian đã quan, đi qua bảy tấm gương cầu ở những khúc quanh từ nhà đến chợ, những nơi Vì và Lùng từng hẹn hò, Vì càng thấy chua xót cho đời mình và người mình yêu. Người đọc, người nghe càng thấy thương hơn số phận người đàn bà vùng cao, họ không thể có được cuộc sống hạnh phúc khi những hủ tục khắc nghiệt vẫn còn. Vì thế mà Vì tự thoát ra cuộc sống nghèo khổ ấy thì vướng vào vòng đời dơ bẩn. Làm sao để quên, để thanh tẩy những nhơ nhớp, ê chề? Cái kết trong truyện quá đớn đau, nhưng đôi khi nó là sự thật ở đời, đầy ám ảnh…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

Nhà thơ - Danh sĩ Phạm Thái:

Nhà thơ - Danh sĩ Phạm Thái: "Tình lang tài hoa của cõi thơ Nôm" 19/8/2021

Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là thời kỳ nở rộ của những truyện thơ Nôm có mô – típ tài tử - giai nhân. Đáng kể có thể nhắc tới các tác phẩm mượn tích Trung Quốc như “Truyện Kiều”, “Hoa Tiên”, “Nhị độ mai”. Ở mảng truyện thơ Nôm sáng tác, một trong những tác phẩm tiêu biểu và ra đời sớm nhất là “Sơ kính tân trang” của danh sĩ Phạm Thái. Ông cũng là tác giả của những bài phú, thơ Nôm ngẫu cảm viết bằng thể thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát. Căn cứ vào giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Quốc âm của Phạm Thái, chương trình “Tìm trong kho báu” góp thêm một cách nhìn vào di sản trước tác của ông.

Trần Hòa Bình – Một hồn thơ lãng tử xứ Đoài

Trần Hòa Bình – Một hồn thơ lãng tử xứ Đoài 19/8/2021

Nhắc đến Trần Hòa Bình là nhắc đến một gương mặt độc đáo trong làng văn làng báo phía Bắc. Cả đời ông chưa in tập thơ riêng nào nhưng lại có nhiều bài thơ được truyền tụng và yêu thích trong lòng đông đảo các độc giả. Ngoài thơ trữ tình cho người lớn, ông còn viết nhiều thơ văn cho thiếu nhi, vẽ tranh, chơi nhạc, viết phê bình tiểu luận, giữ mục tư vấn tâm lý tình cảm nhiều năm trên báo Tiền Phong với bút danh Tầm Thư. Và chương trình Đôi bạn văn chương hôm nay muốn dành một buổi trò chuyện nhân 13 năm ngày mất của ông với tên gọi: Trần Hòa Bình – Một hồn thơ lãng tử xứ Đoài.

“Triệu phú người mẫu”: Cổ tích giữa đời thường

“Triệu phú người mẫu”: Cổ tích giữa đời thường 16/8/2021

Người mẫu triệu phú là câu truyện rất ngắn nhưng lại tỏ bày những triết lý sâu sắc của Oscar Wilde. Kết cấu truyện đơn giản, theo lối kể của một câu chuyện cổ tích thuần túy cổ điển. Một nhân vật nghèo khổ, tốt bụng đã được đền đáp bằng một hạnh phúc viên mãn là điều hoàn toàn không xa lạ trong các tác phẩm văn chương. Dù vậy, với lối viết thông minh, có nét trầm lắng, dịu dàng và đượm màu cổ tích, “Người mẫu triệu phú” đã cuốn hút người đọc người nghe từ đầu tới cuối, gửi đến chúng ta thông điệp: Lòng trắc ẩn là hạt giống luôn nảy mầm và cho ta trái ngọt. Song, ngẫm nghĩ kỹ ta lại thấy "Người mẫu triệu phú" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa những ảo mộng và thực tế đời sống, giữa nghệ thuật và cuộc đời thực. Anh chàng Hughie muốn ông già người mẫu ăn vận tươm tất thì họa sỹ Trevor lại cho rằng, quần áo sờn rách mới chính là sự lãng mạn. Cái mà dường như với Hughie là nghèo khổ thì đối với họa sĩ Trevor lại gây ấn tượng mạnh. Hughie cho rằng, cánh họa sĩ không có tim thì Trevor đáp: “Trái tim của một họa sĩ chính là cái đầu của anh ta”. Sao vậy? Nghệ sỹ là lãng mạn, là cảm xúc lẽ nào nhân vật Trevor lại lý trí và quá thực tế như vậy. Oscar Wilde, ngoài là nhà văn còn là nhà mỹ học. Các tác phẩm của ông luôn thể hiện quan điểm nghệ thuật duy mỹ, hướng đến nét đẹp độc đáo trong tâm hồn mỗi con người. Đặt vẻ đẹp trong sáng, vô tư của nhân vật Hughie bên cạnh sự thực tế, có phần tính toán của nhân vật họa sỹ để thấy rằng, những nghệ sỹ như thế sẽ không bao giờ có tác phẩm lớn (Lời bình của BTV Vũ Hà)

“Chuyện Cò Cung”: Nóng lạnh tình người

“Chuyện Cò Cung”: Nóng lạnh tình người 16/8/2021

Truyện ngắn viết về cuộc đời của anh lính Quyết Thắng với cái tên thân mật là Cò Cung. Dù là con liệt sĩ, là cháu độc định của họ Lại nhưng Cò Cung vẫn viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Người thanh niên trẻ tuổi đầy sức sống lên đường ra trận trong nỗi bịn dịn của người thân yêu và cả dân làng. Chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại mấy năm rồi mà Cò Cung vẫn chưa trở về. Người mẹ già sau mấy năm mong chờ mòn mỏi đã mất vì đau khổ còn người thương là cô Vân cũng đi lấy chồng. Nhiều năm trôi qua bỗng một ngày Cò Cung bất ngờ trở về làng. Người lính trở về với vết thương chiến tranh trên cơ thể và cả tinh thần. Dân làng ai cũng nhận ra người đàn ông tâm thần đó là anh lính Quyết Thắng nhưng vì không có giấy tờ nên anh không được hưởng những chính sách giành cho thương bệnh binh. Người thương binh đã hi sinh , mất mát trong cuộc chiến giờ đây đối diên với sự nóng lạnh của tình người. Trong khi bà con làng xóm, ông Trúc yêu thương đùm bọc anh thì chồng của cô Vân là Tình cùng các em gái cô Vân lại ghẻ lạnh với anh. Sự xuất hiện của ông Thông, người đồng đội của Cò Cung mang đến hy vọng chứng minh thân phận cho người lính. Thế nhưng đến khi mất, Cò Cung vẫn không được đền đáp xứng đáng cho sự hi sinh của anh. Truyện ngắn có đề tài hậu chiến xúc động về số phận người thương bệnh binh khi trở về quê nhà của mình. Đất nước đã hòa bình, thống nhất nhưng những đau thương, thiệt thòi vẫn đè nặng lên cuộc sống của không ít thương bệnh binh và gia đình của họ. Nhân vật Cò Cung trong truyện ngắn là một người như vậy. Chiến tranh loạn lạc khiến không ít người lính không đủ điều kiện chứng minh thân phận của mình, những người lính hoạt động bí mật, những bất cập trong cơ chế, quy trình xác nhận để hương chế độ đền ơn đáp nghĩa khiến không ít người lính chịu thiệt thòi. Với giọng văn giàu cảm xúc, những chi tiết xúc động như sự chiến đấu anh dũng của Cò Cung, tình cảm đùm bọc của dân làng, hình ảnh hai đứa trẻ đặt viên đá trên mộ Cò Cung mang đến nhiều thương cảm cho người đọc, người nghe...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Vang động trong thơ viết về dịch Covid-19

Vang động trong thơ viết về dịch Covid-19 12/8/2021

Có lẽ với hầu hết mọi người, những ngày này quả thực là những ngày không quên trong cuộc đời - Khi mà nhiều tỉnh thành trên đất nước ta lần lượt trải qua đủ đầy các trở ngại và cung bậc cảm xúc do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Tâm trạng trong dịch bệnh đã ít nhiều để lại những vang động trong tâm hồn nhiều người sáng tác. Để cất lên tiếng thơ viết những ngày khó quên của đất nước, trong thời khắc diễn ra dịch Covid 19 của các nhà thơ Trần Ngọc Mỹ, Thy Nguyên, Đinh Hạ, Nguyễn Văn Song.

Vang hưởng đời thơ Tú Xương

Vang hưởng đời thơ Tú Xương 12/8/2021

Đặc điểm nổi bật, thế mạnh và cũng là chức năng chính của thơ trào phúng nói chung là bật lên tiếng cười từ câu chữ và câu chuyện. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay đi vào mỹ học tiếng cười Tú Xương, dẫn chứng qua một số sáng tác thơ Nôm tiêu biểu. Từ tiếng cười hiển hiện trên câu chữ cũng đi sâu vào một trong những nguyên do, bản chất tạo nên phong cách trào phúng Tú Xương – Đồng thời giải mã một số giai thoại về ông Tú Thành Nam.

"Vệt nắng cuối rẻo đồi": Khát vọng hạnh phúc 10/8/2021

Truyện ngắn chúng ta vừa nghe có cốt truyện không hẳn là mới, nhưng cách viết, cách diễn đạt của tác giả mang đến nhiều ấn tượng. Bối cảnh của truyện là một vùng miền núi, nơi có “xóm góa” – xóm của những người phụ nữ lẻ bóng, không chồng. Vũ là nhân vật nữ chính của truyện, sống với hai đứa con nhỏ. Du là người đàn ông chưa từng lập gia đình, đem lòng yêu thương Vũ, muốn cưới Vũ, mặc sự ngăn cản của bà cụ thân sinh, cho rằng nếu Du không lấy được gái còn xoan mà cứ cố tình lấy Vũ là “hắt vôi vào mặt bà”. Truyện có bước ngoặt quan trọng khi Riễn, chồng chính thức của Vũ, người đã từng phụ bạc Vũ bỗng từ xa trở về. Trong lòng Vũ cũng có ý định nối lại với Riễn. Nhưng Riễn tính tình hung hãn cục cằn, vẫn chứng nào tật ấy, lại tiếp tục giở thói đánh đập Vũ rất tàn nhẫn. Truyện kết thúc với cảnh Vũ dắt con bỏ chạy ra khỏi nhà, khi cuối rẻo đồi “có vệt nắng đầu tiên vắt qua ngọn rừng thưa thắt lá”. Cách kết mở ấy gieo cho người đọc một hy vọng và mong ước, Vũ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, một gia đình êm ấm hơn khi Vũ toàn tâm toàn ý đón nhận tình yêu của Du. Vệt nắng cuối rẻo đồi là một truyện ngắn với dung lượng rất gọn gàng, chưa đầy ba ngàn chữ, nhưng đã gửi tới chúng ta những thông điệp rất nhân văn và gây nhiều xúc động. Đó là dù ở trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt như thế nào, mỗi người đều cần biết nuôi dưỡng trong mình một khát vọng và dám vượt qua những rào cản, những định kiến, thậm chí sẵn sàng tranh đấu để giành lấy hạnh phúc cho mình...(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ