"Giỗ mình”: Câu chuyện xúc động về tình người trong chiến tranh31/3/2022

Trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam thì ngày giỗ là lễ kỉ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, bố mẹ hoặc người thân. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, hàng vạn người lính đã hi sinh để mang lại độc lập, hòa bình cho đất nước. Với những người lính còn sống thì ngày đồng đội hi sinh mãi mãi khắc ghi trong trái tim. Những dịp giỗ các anh là dịp người cựu chiến binh tưởng nhớ người đã khuất, gặp gỡ bạn bè đồng đội năm xưa. Truyện ngắn được kể lại qua lời của nhân vật tôi khi dự đám giỗ của một người đồng đội. Và bất ngờ khi chính người tưởng rằng đã mất làm giỗ cho mình. Điều tưởng rằng khó tin nhưng thực ra lại không hề hiếm ở nước ta thời kỳ hậu chiến. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ác liệt, rất nhiều người lính mất tích rồi hoàn cảnh thông tin liên lạc còn hạn chế nên tổ chức, gia đình tưởng rằng đã hi sinh. Thế mới có cảnh giở khóc giở cười khi ngày gia đình làm đám giỗ thì người hi sinh bỗng trở về. Nhân vật anh lính tên Hùng trong câu chuyện chính là một trường hợp như vậy. Đầu năm 1975, Hùng bị thương nặng và thông tin anh hy sinh được thông báo về quê nhà. May mắn Hùng được giúp đỡ, chữa trị, sau khi lành vết thương anh trở về trong niềm hạnh phúc của gia đình. Điều đặc biệt nhất là Hùng được giúp đỡ, chữa trị bởi lực lượng phía bên kia chiến tuyến. Tấm lòng của ông Mến, người bác sĩ quân y Việt Nam Cộng Hòa hay sự cứu giúp của người lính vô danh khiến Hùng vô cùng cảm động. Truyện ngắn mang lại nhiều bất ngờ cho người đọc, người nghe và thể hiện góc nhìn khách quan về chiến tranh. Dù là ta hay địch thì đều có những con người mang phẩm chất tốt đẹp. May mắn Hùng đã gặp những người tốt như vậy để trở lại với gia đình. Sau gần nửa thế kỉ đất nước hòa bình, cần có nhiều sáng tác viết về chiến tranh với góc nhìn đa dạng, khách quan để công chúng hiểu hơn về quãng thời gian hào hùng của dân tộc.

“Như giọt chuông ngân”: Ngân lên những thanh âm trong trẻo

“Như giọt chuông ngân”: Ngân lên những thanh âm trong trẻo 25/3/2022

Truyện ngắn “Như giọt chuông ngân” của tác giả Hồ Loan gây ấn tượng và sự xúc động cho người đọc, người nghe chính là mong ước chính đáng của nhân vật chính Lam Anh, cô hiến tạng cho ngành y, cứu những mạng người, mà theo cô đó là một việc cần làm. Nhân vật Lam Anh là một người cá tính và đầy khảng khái với cuộc đời. Cô thích tự do, thích bầu trời và những cung đường lạ. Bởi xuất phát từ những trăn trở khi chứng kiến nhiều hoàn cảnh thương tâm. Họ có thể là bất cứ ai trong cuộc đời, khiếm khuyết một phần cơ thể để rồi bất hạnh giáng xuống đầu những đứa trẻ tội nghiệp. Hình dung những đứa trẻ bơ vơ, cha hoặc mẹ chúng thoi thóp từng hơi thở yếu ớt chờ một phép màu. Và chúng ta sẽ là một phép màu cho một phần cơ thể chưa hoàn hảo của ai đó.Và những mong ước cống hiến: Hiến tạng, ấy là chúng ta tiếp tục sống một cuộc đời khác, trong một cơ thể khác, dưới một môi trường khác. Sẽ lại thở những hơi thở mới trong một lồng ngực lạ, sẽ đập những nhịp quen trên một cơ thể lạ. Chẳng phải thú vị lắm đó sao! Rác, người ta còn phân loại tái chế. Vậy tại sao cơ thể con người, nguồn tài nguyên vô giá lại bị vùi sâu dưới lòng đất khi không còn sự sống? Hãy chung tay lan tỏa vì một cuộc đời tươi đẹp hơn. Hãy làm những việc nhỏ nhất từ chính khả năng của mình để mang lại những giá trị đẹp đẽ. Hãy là giọt chuông ngân lên đời những thanh âm trong trẻo, là nẻo sáng cho lối về muôn dặm xa xăm…

Di sản văn học thời Tây Sơn

Di sản văn học thời Tây Sơn 23/3/2022

Cuối thế kỷ 18, thời kỳ gắn với những biến động lịch sử, sự tồn tại song song của nhiều chính thể, văn học vẫn không ngừng phát triển. Nhiều tác giả lỗi lạc xuất hiện trong giai đoạn này với những di sản thơ văn giá trị. Trong đó, có thể khẳng định dưới triều Tây Sơn, tồn tại từ năm 1771 đến năm 1801, văn học nghệ thuật có sự phát triển nở rộ. Dù sau này triều Nguyễn đã mạnh tay xóa bỏ ảnh hưởng của nhà Tây Sơn trong xã hội nhưng qua những sưu tầm, khám phá, tìm lại khẳng định thời kỳ Tây Sơn có những cống hiến quan trọng cho nền văn học dân tộc

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ" 23/3/2022

Nhà văn Đỗ Phấn, một người bạn thân tình của tác giả đã dành một lời bình như sau cho truyện ngắn Sợi dây đàn thất lạc: “Dù cho tác giả tâm sự rằng đây là một câu chuyện có thật thì ta vẫn dễ dàng nhận thấy một phẩm tính văn chương hồn hậu trong trẻo. Thứ đã thiếu vắng rất lâu trong văn học Việt hôm nay. Thứ đã từng làm nên gương mặt điển hình của văn chương phi hư cấu Việt Nam giai đoạn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Câu chuyện với một cấu trúc đơn giản, tuyến tính được kể với giọng chậm rãi, ngậm ngùi như những nốt nhạc thong thả gieo vào tâm trí bất cứ ai đã từng sống qua những tháng năm chiến tranh vệ quốc. Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh. Chẳng có gì là điển hình cho ai hay cái gì. Nó như muôn ngàn câu chuyện thời chiến được nhìn với ánh mắt trẻ thơ trong trẻo và rung động sâu sắc. Nó chính là những góc khuất thường nhật của cả một thời gian dài trong chiến tranh. Cuộc chiến tranh mang lại rất nhiều đau thương mất mát, nhưng ở một góc nhìn văn nghệ mà cụ thể là âm nhạc ta mới thấy những mất mát lớn đến không ngờ. Mất mát ước mơ của cả người còn sống và người đã mất. May mắn thay, ước mơ vẫn còn nằm trọn vẹn trong kí ức của một lớp người đã trải qua như một tài sản vĩnh cửu để lại cho cháu con”. Với truyện ngắn của Trần Thị Tú Ngọc, đây là một cây bút sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bước vào hòa bình. Tiếng đàn trong truyện ngắn Người chơi đàn lặng lẽ từ chỗ tìm được sự đồng cảm và sẻ chia của một con người, đã làm được những điều lớn lao hơn, có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn khi nghệ sĩ chơi đàn tổ chức một buổi biểu diễn để gây quỹ ủng hộ những em bé có hoàn cảnh khó khăn trong thành phố. Người nghệ sĩ ấy không mưu cầu sự nổi tiếng hay tạo vinh quang cho bản thân, khi anh đến và khi anh rời đi đều lặng lẽ. Nhưng rồi, một cái kết mở ở cuối truyện cho người đọc nhiều hy vọng về sự gắn bó đồng điệu giữa hai tâm hồn giàu lòng nhân ái. Cả hai truyện ngắn chúng ta vừa nghe đều mang đến những xúc cảm thật đẹp của tiếng đàn. Những tiếng đàn mang theo nó vẻ đẹp tâm hồn của người chơi đàn và từ đó lan tỏa những năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Khi mỗi chúng ta được xúc động trước âm nhạc, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cái chân, thiện, mỹ thêm một lần đến gần hơn với mỗi con người.

Phạm Tiến Duật – Cánh chim lửa của Trường Sơn huyền thoại

Phạm Tiến Duật – Cánh chim lửa của Trường Sơn huyền thoại 22/3/2022

Nhắc đến Phạm Tiến Duật là nhắc đến một trong những gương mặt tiêu biểu hàng đầu của lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm thơ của ông, có thể nói đã đồng hành cùng cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, nhận được tình cảm yêu mến của đông đảo chiến sĩ và bạn đọc cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của Phạm Tiến Duật, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Phạm Tiến Duật – Cánh chim lửa của Trường Sơn huyền thoại.

Những nỗi niềm lay thức từ

Những nỗi niềm lay thức từ "Khói hương ở lại" 22/3/2022

Bằng giọng kể bình tĩnh, khúc chiết, liền mạch, tác giả Quyên Gavoye đã dẫn dắt người đọc, người nghe đi vào ngóc ngách câu chuyện gia đình với những niềm đau ngậm ngùi, khuất khúc. Ở đó ta thấy được cả tình thương và sự sự lạnh băng của nhân tâm, những số phận con người không vẹn tròn hạnh phúc. Vòng tròn bất hạnh, khổ đau, cô độc quẩn quanh tiếp diễn ấy chính là hiện thực cuộc sống. Đằng sau bề mặt bình yên là những con sóng dữ chực chờ nhấn chìm con người ngộp thở trong biển đời tàn nhẫn, khắc nghiệt. Thiên truyện nhức nhối cái nhìn về đồng tiền, về sự nông cạn, ích kỷ, lối sống trên tiền, thực dụng đã mặc nhiên được xã hội chấp nhận và coi như lẽ thường tình. Tình thương, lòng tốt vô điều kiện không những đã trở thành cổ tích mà còn bị xem như lạc thời, không tưởng, ngớ ngẩn trong nhịp sống nơi người người đổ xô, giành giật, tích cóp lấy lợi lộc cho riêng mình. Nhân tâm trở nên yếu thế, bị đè bẹp, xúc xiểm và có lúc đã bị axit sự đời bào mòn đến mỏi mòn, suy kiệt. Trên nền câu chuyện xảy ra trong một gia đình, truyện ngắn của Quyên Gavoye đã phác ra được những nét kỳ dị và sống động về cuộc sống, con người hôm nay – Và từ câu chuyện, những câu văn lý trí, tưởng như trần thế, tỉnh khô ấy, lặng lẽ rút ruột những nỗi niềm lay thức. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Nhà thơ Lữ Mai và những khúc

Nhà thơ Lữ Mai và những khúc "Hồi sinh" 18/3/2022

Những năm gần đây, nhà thơ Lữ Mai – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định sức viết, sức sáng tạo qua hàng loạt thể loại, tác phẩm, đặc biệt là sáng tác thơ. Chị thể hiện sự quan tâm, thích ứng, nhanh nhạy với những biến động của xã hội qua các trang viết của mình. Tập trường ca có nhan đề “Hồi sinh” gồm 8 chương mà Lữ Mai mới ra mắt công chúng, bạn đọc những ngày tháng Ba này được đánh giá đã lan tỏa tinh thần sống và hy vọng giữa đại dịch Covid 19.

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc 16/3/2022

Quý vị và các bạn thân mến, Ô sin hay người giúp việc thường là những người phụ nữ ở vùng nông thôn ra thành phố phụ giúp công việc để kiếm kế sinh nhai. Công việc của Ô sin thì rất đa dạng từ giúp việc trong gia đình, trông trẻ, trông người già, người bệnh, có ô sin làm theo ngày, theo giờ, theo thời vụ hoặc dài lâu…. nhưng nói chung là người từ thôn quê lên thành phố kiếm việc làm. Nhưng cùng với sự phát triển hiện đại hoa, đô thị hóa nông thôn thì làng, xóm cũng bắt đầu có Ô sin. Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi. Ngoài đời nếu sự việc này xảy ra thì sẽ có 2 phương án. Một là Hà hấp bị đánh bầm dập đuổi đi, hai là Hà hấp chiếm luôn vị trí bà chủ nhà . Ấy nhưng cái kết câu chuyện khá bất ngờ khi vợ chồng ông Liên, bà Hương và Hà hấp chung sống hòa bình cùng nhau. Một cái kết bất ngờ mà lại rất nhân văn khi mẹ con Hà hấp được đôi vợ chồng già đón nhận. Nghề giúp việc rất cần thiết trong xã hội hiện đại cũng như mang đến lợi ích không nhỏ cho cả chủ nhà và người giúp việc. Tác giả đã khai thác, xây dựng nhóm người giúp việc ở làng trở thành một xã hội thu nhỏ với bất ngờ thú vị. Nghề Ô sin là nghề tự do nên đa phần những người phụ nữ làm nghề này đều phải tự lo của bản thân mình. Những vui buồn, khó khăn, mặt sáng tối trong công việc thì chỉ họ mới thấu hiểu. Qua truyện ngắn người đọc hiểu hơn về góc khuất, công việc bếp núc, tâm tư tình cảm của những người phụ nữ làm công việc Ô sin. Những chi tiết, sự việc trong truyện ngắn như người giúp việc có quan hệ “đặc biệt” với ông chủ, hay thiệt thòi của người phụ nữ xa nhà kiếm kế sinh nhai là có thật trong cuộc sống. Qua mối quan hệ tay ba giữa ông Liên, bà Hương và Hà hấp chúng ta thấy tình người, tình đời trong đó. Tổ ấm mới của Hà hấp là tia nắng ấm áp trong cuộc sống muôn màu. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Danh sỹ Nguyễn Huy Lượng là tác giả truyện thơ

Danh sỹ Nguyễn Huy Lượng là tác giả truyện thơ "Phan Trần"? 16/3/2022

Dựa trên những cứ liệu xác đáng, căn cứ vào nội dung, nghệ thuật của truyện thơ “Phan Trần”, đặc biệt đặt trong bình diện so sánh với các tác phẩm khác cùng tác giả, có thể khẳng định khả năng rất cao văn thần Nguyễn Huy Lượng thực sự là tác giả của tác phẩm này. Người xưa có câu: “Đàn ông chớ kể Phan Trần/ Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” nhằm phê phán câu chuyện, con người vượt ra khỏi lề thói, khuôn thước xã hội. Thế nhưng thời gian đã khẳng định giá trị của cả “Truyện Kiều” và truyện thơ “Phan Trần”. Đó thực sự là những tác phẩm xuất sắc vượt lên về cả nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của nền văn học dân tộc.

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong 16/3/2022

Truyện ngắn “Họ đã trở thành đàn ông” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến là một câu chuyện chiến tranh, kể về một nữ thanh niên xung phong ở một binh trạm. Điều day dứt và ám ảnh chúng ta chính là sự giằng xé nội tâm nhân vật này khi cô không dám trao thân gửi phận cho người yêu trước khi anh vào mặt trận. Cô đấu tranh với anh, với chính cô để giữ gìn đến ngày cưới. Nhưng, oái ăm thay, cay đắng thay, người lính ấy đã hy sinh, người yêu cô đã nằm lại chiến trường với lời hứa không bao giờ thực hiện được nữa. Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi. Cô chứng kiến những người lính trẻ măng tơ chưa biết sự đời là gì vì chưa trở thành đàn ông. Họ ra trận và sẽ không bao giờ trở lại. Họ đi vào cái chết một cách trinh trắng. Cô nghĩ, hãy cho họ trở thành đàn ông trước khi vào trận. Dẫu có hy sinh, cũng với tư thế một người đàn ông. Và từ đó, đêm đêm, cô trao tình thương cho các chàng lính trẻ. Ngày qua ngày, làm sao kể hết được bao nhiêu đêm, bao nhiêu lần, bao nhiêu chàng trai được hưởng tình yêu thương, hiến dâng của cô, và họ đã trở thành đàn ông như thế. Tứ truyện lạ, ấn tượng nhưng cứ băn khoăn day dứt. Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”, vì đó mà hạnh phúc. Vì đó mà bất hạnh đau khổ nếu bị mất đi. Nhưng chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, giữa còn và mất, người phụ nữ đã chọn cách hy sinh, là dâng hiến. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây

“Mùa én gọi bầy’’: Trân trọng hạnh phúc từng phút giây 14/3/2022

Nhân vật gã tên Thùng được nhà văn chú tâm khắc họa là một người đàn ông cục cằn, thô lỗ, nghiện rượu và ghen tuông. Một motip cũng khá quen thuộc khi khắc họa chân dung người đàn ông vùng cao với những bi kịch gia đình: Cuộc sống nghèo khó, ít học, đi kèm văn hóa đấm đá, bạo hành. Song khác với nhiều truyện ngắn chỉ nói về những bi kịch người vợ bị hành hạ, nhà văn Cao Duy Sơn ở truyện ngắn này lý giải cặn kẽ nguyên nhân sâu xa của bất hạnh hôn nhân của gia đình Thùng. Nhà văn dụng công xây dựng nhân vật Thùng: hết mực yêu vợ thương con, cũng từng là một con người tử tế biết cư xử , biết phân biệt tốt xấu….nhưng vì sao lại trở nên một con người cục cằn thô lỗ, rượu chè và luôn sống trong ngờ vực, thiếu tự tin như thế. Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào. Đó là lần Thùng chứng kiến sự phản bội của vợ và anh ta đã thiêu trụi ngôi nhà. Nhân vật Thùng cũng đã nhìn ra những hạn chế của mình nhưng quá muộn màng, anh ta không vượt lên được bằng sự tha thứ bao dung. Cuộc sống hôn nhân của anh ta nặng nề và bế tắc với lỗi lầm của người vợ. Đến một ngày người vợ không chịu được, đã tự bỏ ra đi. Truyện cho thấy những khát khao hạnh phúc của con người là có thật. Song chỉ khi đánh mất rồi con người mới thấm thía giá trị của nó. Vì thế thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới các bạn trẻ là hãy biết trân trọng hạnh phúc, hãy biết bao dung và tha thứ. Điều tưởng giản dị như vậy mà không phải ai cũng thực hiện được. Đoạn kết nhân ái thể hiện rõ góc nhìn nhân văn của một nhà văn giàu trải nghiệm. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

Giá trị

Giá trị "Tụng Tây Hồ phú" của nhà thơ-danh sỹ Nguyễn Huy Lượng 9/3/2022

Bên cạnh 100 bài thơ cung oán, nhà thơ, danh sỹ Nguyễn Huy Lượng còn nổi tiếng với bài phú ca tụng hồ Tây gồm 86 liên, độc vận. Dụng ý của tác giả là mượn cảnh Tây Hồ để tán tụng sự nghiệp và công đức của nhà Tây Sơn. Cũng là bài phú này đã khơi mào cuộc bút chiến nổi tiếng giữa hai danh sỹ, nhà thơ Nguyễn Huy Lượng với Phạm Thái. Khi đọc được “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng, tác giả của “Sơ kính tân trang” đã viết một bài phú hoạ lại (cùng số câu, cùng vần), gọi là “Chiến tụng Tây Hồ”. Tác phẩm vừa hoạ lại, vừa đả kích những nội dung trong bài phú của Nguyễn Huy Lượng. Hai bên đối lập, một bên là phù Tây Sơn, một bên thuộc phái phù Lê chống Tây Sơn. Tuy vậy, qua thời gian không thể phủ nhận được giá trị nghệ thuật thể hiện trong bài phú ca tụng Hồ Tây của Nguyễn Huy Lượng.

Những khúc thơ ru

Những khúc thơ ru 9/3/2022

Cuộc đời mỗi con người từ khi bắt đầu sinh ra đến khi tạm biệt trần gian đều được thưởng thức vô vàn những âm thanh đẹp đẽ, kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng. Đó có thể là tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng gió thổi, tiếng mưa, tiếng các loại nhạc cụ, tiếng hát ngọt ngào…Nhưng có một âm thanh thật đặc biệt, nó đến với rất nhiều người trong số chúng ta từ thuở ấu thơ khi còn nằm trong nôi hoặc trong vòng tay của mẹ, của bà, đưa ta vào giấc ngủ ngọt ngào. Và nó sẽ còn đi theo chúng ta đến trọn cuộc đời trong một miền ký ức vẹn nguyên, đó là lời ru. Lời ru đã đi vảo rất nhiều áng thơ đặc sắc trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại và chúng ta sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi lời ru không chỉ dành cho trẻ thơ mà còn dành cả cho những người đã trưởng thành. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này, vì thế, xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên Những khúc thơ ru.

“Cửa Phật hoa mai nở”: Gieo nhân lành để nhận được quả lành

“Cửa Phật hoa mai nở”: Gieo nhân lành để nhận được quả lành 8/3/2022

Truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” của nhà văn Hoàng Thế Sinh xoay quanh nhân vật chính là Mai Xưa, một bác sĩ sản. Nàng đã nhận nuôi một bé gái khi mẹ bé qua đời còn người cha phải lên đường ra trận. Trong bối cảnh người ta chưa có cái nhìn cởi mở về mẹ đơn thân, Mai Xưa trải qua nhiều lận đận. Một phần vì vất vả nuôi con khi chưa một lần sinh nở. Một phần vì tình duyên lắm mối mà chẳng đi đến đâu…Có cốt truyện cảm động, ca ngợi sự hi sinh của người phụ nữ nhưng truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” không thiếu những đoạn hài hước, thậm chí có chút châm biếm khi kể về những người đàn ông tới tìm hiểu Mai Xưa. Ai lúc đầu cũng hăng hái nhưng sau thì ngần ngại. Lí do thì muôn màu muôn vẻ nhưng nhìn chung, vẫn là chưa đủ yêu, chưa đủ duyên, chưa đủ cảm thông để nuôi nấng một đứa trẻ không phải ruột thịt của mình… Nhân vật Mai Xưa cũng được tác giả xây dựng một cách sinh động. Nàng không đóng khung trong kiểu nhân vật tròn trịa, mẫu mực mà vẫn có nét ngây thơ, hồn nhiên, thậm chí có chút cả tin. Nhưng có lẽ chính vì vậy, Mai Xưa mới ít đau khổ vì ái tình và vẫn tin vào ái tình. “Cửa Phật hoa mai nở” đã kết lại bằng ấm áp, bằng tin yêu, bằng hạnh phúc. Một cái kết sáng đủ làm ấm lòng người đọc và cũng như một lời nhắn nhủ rằng hãy cứ kiên trì gieo nhân lành để nhận được quả lành. (Lời bình của Nguyễn Hà)

Dư âm từ những vần thơ phản chiến

Dư âm từ những vần thơ phản chiến 4/3/2022

Cách đây hơn 60 năm, trong một chuyến đi tới Mỹ và các nước Tây Âu, ý tưởng viết lời của một bài hát kêu gọi hòa bình và phản đối chiến tranh nảy ra trong thi hào Nga Ép-tu-sen-cô khi ông liên tục đối mặt với câu hỏi “Người Nga có muốn chiến tranh không?”. Lời bài hát sau đó được phổ nhạc và ca khúc trở nên phổ biến khắp nước Nga. Trong bối cảnh ngày hôm nay, câu hỏi “Có phải người Nga thích chiến tranh?” trở lại. Và những lời thơ của Ép-tu-sen-cô như một câu trả lời thuyết phục

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Làn sóng nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya