NSND, Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai: Duyên nợ với sân khấu Thủ đô16/1/2017

Khởi đầu với giả thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội bằng vở Cải lương Cung Phi Điểm Bích năm 2009, đây chính là lý do NSND, Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai luôn đau đáu với những vở diễn khắc họa con người thủ đô, như các vở sau này: “Gươm thiêng trao trả hồ thần”, “Hà Nội gió mùa”, “Dâu bể một kiếp tằm” ..v.v. Qua 2 lần Liên hoan sân khấu Thủ đô được tổ chức, các tác phẩm chị tham dự luôn đạt giải cao, tạo tiếng vang ở người xem cũng như các bạn nghề.

Nghệ sĩ ưu tú Quốc Toàn: Sự nghiệp và những dấu ấn Kịch nói Hà Nội

Nghệ sĩ ưu tú Quốc Toàn: Sự nghiệp và những dấu ấn Kịch nói Hà Nội 16/1/2017

NSƯT Quốc Toàn là gương mặt trụ cột của sàn diễn kịch nói thủ đô những năm 80 của thế kỷ trước. Giờ đây, thời hoàng kim đã lùi xa, những nhắc tới ông, là nhớ về dấu ấn khó phai qua các vở diễn được đánh giá là đỉnh cao một thời của sân khấu Kịch nói Hà Nội

Những nhân vật với sự bất biến của tính cách: Nét đặc thù của kịch bản Tuồng truyền thống

Những nhân vật với sự bất biến của tính cách: Nét đặc thù của kịch bản Tuồng truyền thống 16/1/2017

Khác với các loại hình sân khấu khác như Chèo, hay Cải lương, Tuồng mang tính chất bi hùng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Chính từ đặc trưng đó nên các vở tuồng nhân vật thường không có chuyển biến về tính cách. Ai tốt, ai xấu, ai trung nghĩa, ai gian tà... đều được biểu hiện ngay từ đầu và cứ thế phát triển theo cốt truyện kịch. Không có ai lúc đầu trung chính sau biến thành gian tà hay ngược lại.

Nhân vật hiện đại trong Chèo: Cầu nối giữa hiện thực và

Nhân vật hiện đại trong Chèo: Cầu nối giữa hiện thực và "hồn cốt" truyền thống 24/10/2016

Học tập, kế thừa các vai diễn từ sân khấu Chèo truyền thống luôn là điều bắt buộc ở mỗi nghệ sỹ, diễn viên của loại hình sân khấu này. Tuy nhiên, việc kế thừa ra sao, thể hiện các dạng vai như thế nào từ vai mẫu truyền thống để chuyển hóa qua các dạng nhân vật hiện đại lại đòi hỏi tư duy, sự sáng tạo ở khả năng của mỗi người diễn viên. Bàn về: “Cách chuyển hóa nhân vật trong sân khấu Chèo hiện đại” , mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSƯT Hoài Thu, người đã thành công và đạt huy chương vàng cho vai diễn Mỹ Duyên trong vở “Cánh chim trắng trong đêm”, vở diễn của Nhà hát Chèo Hà Nội tham gia Hội diễn sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2016

Soạn giả Nguyễn Đình Nghị và cách nhìn đúng về

Soạn giả Nguyễn Đình Nghị và cách nhìn đúng về "Chèo cải lương" 22/9/2016

Cách tân nghệ thuật Chèo hay còn gọi là Chèo cải lương được soạn giả Nguyễn Đình Nghị khởi xướng vào những năm 20, 30 của thế trước, thời kỳ thực dân Pháp vẫn còn đô hộ nước ta. Cho đến nay, sự cách tân Chèo của soạn giả Nguyễn Đình Nghị thời đó vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau trong chính những người làm Chèo. Ví như, Chèo cải lương là Chèo hát theo lối hát cải lương hay chỉ là cách làm mới Chèo trong cấu trúc, cách hát, mô hình nhân vật... Để có cái nhìn thấu đáo về “Sân khấu Chèo cải lương của Nguyễn Đình Nghị”, mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSND Mạnh Tưởng, người đã 10 năm gắn bó với gánh hát của soạn giả Nguyễn Đình Nghị.

Sân khấu Nga - Xô Viết: Những ảnh hưởng tích cực đến sân khấu Việt Nam

Sân khấu Nga - Xô Viết: Những ảnh hưởng tích cực đến sân khấu Việt Nam 5/9/2016

Vào những năm 50 của thế kỷ 20, với việc giúp đỡ của một số chuyên gia, đạo diễn sân khấu từ các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô đã đem đến cho những người làm sân khấu cái nhìn mới, giúp chúng ta làm nghệ thuật chuyên nghiệp hơn. Ngay sau năm 1950, nhà nước ta đã cử một số cán bộ làm sân khấu sang nước bạn học tập chuyên ngành đạo diễn, đến năm 1970, chúng ta đã có 3 lớp đạo diễn về nước và đã đóng góp không nhỏ vào diện mạo phát triển của sân khấu nước nhà.

Tuồng Nam trên đất Bắc: Chuyển dịch để bảo tồn và phát triển

Tuồng Nam trên đất Bắc: Chuyển dịch để bảo tồn và phát triển 5/9/2016

Đoàn Tuồng Liên khu 5, hay còn gọi là Đoàn Tuồng Nam ra đời 1952 tại Bình Định, đây cũng là đơn vị Tuồng cách mạng đầu tiên được thành lập trước giai đoạn giải phóng miền Bắc năm 1954. Khi tập kết ra miền Bắc, các nghệ sỹ tuồng Nam không chỉ có nhiệm vụ dàn dựng, biểu diễn phục vụ cán bộ chiến sỹ miền Nam tập kết mà còn góp sức sưu tầm, phục hồi Tuồng Bắc, bộ môn nghệ thuật đã phần nào mai một trước cách mạng tháng Tám. Đây cũng chính là tiền đề cho việc thành lập Nhà hát Tuồng Việt Nam sau này

Vở cải lương

Vở cải lương "Hừng Đông": Làm mới đề tài truyền thống 2/9/2016

Chào mừng Quốc khánh 2-9, Nhà hát Cải lương Việt Nam tổ chức đợt biểu diễn miễn phí vở cải lương “Hừng Đông" tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Vở diễn của tác giả - nhà báo Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài TNVN khắc họa hình tượng người chiến sĩ cộng sản Phan Đăng Lưu (1902 -1941) - một nhà lãnh đạo kiên trung, mẫu mực, xả thân vì độc lập tự do của dân tộc, một nhà báo, nhà lý luận tiêu biểu.  Đặc biệt, trong chuyến lưu diễn này, bên cạnh việc giới thiệu một vở diễn cải lương đề tài truyền thống cách mạng, được dàn dụng theo phong cách hiện đại, các nghệ sĩ Nhà hát cải lương Việt Nam còn muốn giới thiệu nhiều gương mặt nghệ sĩ trẻ tài năng của sân khâu “cải lương Bắc” ngay tại nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương.

Nghệ thuật truyền thống và khán giả trẻ: Cần cách tiếp cận riêng

Nghệ thuật truyền thống và khán giả trẻ: Cần cách tiếp cận riêng 30/5/2016

Xem, nghe giải thích, tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống là một phần của chương trình học tập trong nhà trường. Các màn diễn, nhân vật của nghệ thuật dân gian giúp người nghe có được cảm thụ văn học tốt hơn, nhận diện, cảm thụ nghệ thuật chuẩn xác hơn… Nhưng, cách thức giảng dạy sân khấu truyền thống cho các em thiếu nhi, học sinh, sinh viên luôn đòi hỏi phải có phương pháp riêng. Đề cập vấn đề “Nghệ thuật Chèo truyền thống với khán giả trẻ”, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với nghệ sỹ Trần Thái Sơn, diễn viên Nhà hát Chèo Việt Nam

Sân khấu không chuyên: Sức mạnh tinh thần thời kỳ chống Mỹ cứu nước

Sân khấu không chuyên: Sức mạnh tinh thần thời kỳ chống Mỹ cứu nước 20/5/2016

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hoạt động biểu diễn phục vụ tiền tuyến không chỉ có sự đóng góp của sân khấu chuyên nghiệp, các nghệ sỹ không chuyên ở nhiều đơn vị tại chiến trường, trong đó có các chiến sỹ thanh niên xung phong đã xây dựng các vở diễn ngắn, hoạt cảnh sân khấu hết sức ý nghĩa có tác dụng cổ vũ, động viên người dân, chiến sỹ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Các trích đoạn nổi tiếng thời kỳ đó như; “Đường về trận địa, Anh lái xe và cô chống lầy, Cu tí chăn trâu”.... được chính các nghệ sỹ không chuyên biểu diễn ngay bên miệng hố bom, trên đường hành quân, với trang phục bình thường của người lính.

"Chị Ngộ": Vở diễn đầu tiên của sân khấu tuồng cách mạng 14/4/2016

Năm 1952, với sự ra đời vở tuồng Chị Ngộ - vở diễn đầu tiên về đề tài chiến tranh cách mạng của Đoàn Tuồng Liên khu 5 - đơn vị nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sĩ, diên viên tai danh của sân khấu Tuồng miền Trung - gây được tiếng vang lớn, đánh dấu việc bộ môn nghệ thuật truyền thống này tiếp cận và khai thác thành công mảng đề tài này. Hơn nửa thế kỷ đã qua, những thành công gặt hái được từ vở tuồng Chị Ngộ vẫn là bài học mang ý nghĩa to lớn với những người làm tuồng hiện nay trong việc khai thác mảng đề tài chiến tranh cách mạng, đồng thời là kinh nghiệm xây dựng và chuyển hóa mô hình nhân vật từ sân khấu tuồng cổ sang con người đương đại... Đó chính là nội dung cuộc trò chuyện giữa PV Đài TNVN và giáo sư Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc

Đề tài Chiến tranh cách mạng: Thế mạnh của các nghệ sĩ Cải lương Bắc

Đề tài Chiến tranh cách mạng: Thế mạnh của các nghệ sĩ Cải lương Bắc 12/4/2016

Cải lương - loại hình ca kịch non trẻ nhất của sân khấu truyền thông vốn gắn liền với mảng đề tài xã hội, phản ánh những mối quan hệ gia đình bi lụy... Nhưng, sau năm 1954, khi những người nghệ sĩ tiên phong của sân khấu Cải lương Bắc "đứng trong đội hình" sân khấu cách mạng đã thổi vào những làn điệu "vọng cổ" ngọt ngào nguồn sinh khí mới. Câu chuyện giữa PV Trần Hiếu và đạo diễn - NSND Hoàng Quỳnh Mai - Phó giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam xoay quanh chủ đề: Nghệ thuật Cải lương với đề tài chiến tranh cách mạng

Moliere - Tiếng cười xuyên thế kỷ trên sân khấu nhân loại

Moliere - Tiếng cười xuyên thế kỷ trên sân khấu nhân loại 21/3/2016

Tên tuổi Môlie quen thuộc với đông đảo người yêu sân khấu, yêu văn học kịch. Những kịch bản của ông cũng được dịch ra tiếng Việt sớm nhất, vở diễn đầu tiên của các nghệ sĩ tài tử Việt Nam dưới hình thức kịch nói cũng là kịch bản của ông: vở Người bệnh tưởng. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Đài TNVN với đạo diễn, Nhà giáo ưu tú Lê Mạnh Hùng, nguyên trưởng khoa Sân khấu, trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đề cập tới một số khía cạnh về Môlie và kịch bản hài.

Nghệ thuật Chèo: Nguồn cảm hứng mùa Xuân

Nghệ thuật Chèo: Nguồn cảm hứng mùa Xuân 5/2/2016

Mùa Xuân - Chiếu chèo - Lễ hội, những ấn tượng gần gũi với đời sống tinh thần của người nông dân đồng bằng Bắc bộ, cho dù đã quen thuộc nhưng vẫn ăm ắp cảm xúc và đầy tính hấp dẫn. Đó chính là nội dung chính của cuộc trò chuyện giữa BTV Cao Ngọc và Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái

Nhân vật nữ: Điểm nhấn của sàn diễn Chèo

Nhân vật nữ: Điểm nhấn của sàn diễn Chèo 21/12/2015

Cho dù là loại hình nghệ thuật hình thành ở thời điểm cực thịnh của xã hội phong kiến, lúc mà quan niệm trọng nam, khinh nữ nặng nề nhất, nhưng hình tượng nhân vật nữ luôn là hình tượng trung tâm của nghệ thuật Chèo. Từ góc độ là tác giả sân khấu, thạc sĩ, nhà viết kịch Chu Thơm có những chia sẻ thú vị về đề tài này (Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00

Tiếng thơ (đang phát)