Tiếp tục cùng thầy trò nghệ sĩ ưu tú Mạnh Phóng và nghệ sĩ trẻ Lê Văn Thơm tìm hiểu về việc kế thừa, phát triển vai diễn mẫu trong nghệ thuật Chèo cổ, câu chuyện giữa hai vị khách mời và BTV Trần Hiếu phân tích về vai diễn thành công nhất của họ: vai Thầy phù thủy trong vở chèo cổ Kim Nham.
Mỗi vở diễn chèo cổ, bên cạnh những vai đào, vai kép - nhân vật chính - không thể thiếu hình ảnh các vai hề. Dù chỉ là các vai diễn phụ, thời gian xuất hiện trên sân khấu không nhiều, nhưng hề chèo đã tạo nên những khoảnh khác "nghiêng ngả" trên sàn diễn, một trong những yếu tố làm nên bản sắc độc đáo cho Chèo, và mang lại vinh quang cho nhiều nghệ sĩ như Mạnh Tuấn, Mạnh Phóng, Xuân Hinh, Quốc Trượng, Tuấn Kha, Tự Lọng ...v.v... NSƯT Mạnh Phóng, người nổi tiếng với vai diễn Thầy Phù thủy trong vở chèo cổ Kim Nham, cùng diễn viên trẻ Lê Văn Thơm - cậu học trò vừa bước vào nghiệp diễn có cuộc trao đổi cùng BTV Trần Hiếu
Với nghệ thuật sân khấu dân tộc, các vai diễn mẫu thường gắn với những trình thức biểu diễn, làn điệu hát mực thước, sắn có. Vậy điều gì biểu hiện sự khác biệt, khẳng định sự sáng tạo và tài năng của người nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật truyền thống... Điều gì làm nên sức sống hiện đại cho các nhân vật cổ xưa... Cuộc trò chuyện giữa BTV Trần Hiếu và NSƯT Thúy Ngần quanh vai điễn Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham
Nghệ thuật rất cần những dấu ấn riêng, những nét cá tính của người sáng tạo - phong cách nghệ thuật!!! Với sân khấu - nghệ thuật tổng hợp, với nhiều thành phần sáng tạo việc tạo dựng phong cách nhất quán cho mỗi tác phẩm, yếu tố làm nên phong cách nghệ thuật thật sự cần thiết với các nhà quản lý đơn vị biểu diễn...Đó là nội dung cuộc trò chuyện cùng nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành (Tím hiểu NT sân khấu 7/1/2015)
Dân ca ví dặm xứ Nghệ là loại hình nghệ thuật của vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh.
Đưa ví dặm lên sân khấu chuyên nghiệp là một trong những hướng bảo tồn và phát triển để loại hình dân ca này ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt và nét đặc sắc.