Phong cách nhà văn là gì?29/3/2017

Một khái niệm liên quan đến lý luận văn học mà chúng ta thường gặp, đó là khái niệm về “phong cách nhà văn”. Vậy phong cách nhà văn là gì, căn cứ vào những yếu tố nào để nhận biết, để phân tích? Phong cách được hình thành như thế nào, có thể áp dụng với mọi người viết hay không? (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 27/3/2017)

Mưa xuân Hồ Gươm

Mưa xuân Hồ Gươm 27/3/2017

Truyện ngắn "Mưa xuân hồ Gươm" của nhà văn Lê Phương Liên mang tới một câu chuyện giản dị nhưng ý nghĩa. Dù đã ra đời từ cách đây khá lâu nhưng truyện vẫn mang tới những cảm xúc thật thân thương, trong trẻo, mới mẻ. (Văn nghệ thiếu nhi 24/3/2017).

Nói sao cho con hiểu

Nói sao cho con hiểu 27/3/2017

Trong những năm gần đây, loại sách gọi là sách "kĩ năng sống" phát triển mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm của người đọc. Vừa qua, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, nhà văn - tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh và Nhà xuất bản Trẻ có buổi ra mắt bộ sách "Nói sao cho con hiểu" - bộ sách hấp dẫn, bổ ích với thiếu nhi và cả các bậc phụ huynh. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài viết về hoạt động giới thiệu bộ sách này. (Văn nghệ thiếu nhi 26/3/2017)

Sáng tạo nghệ thuật bằng bàn chải đánh răng

Sáng tạo nghệ thuật bằng bàn chải đánh răng 23/3/2017

Những đồ vật như bàn chải đánh răng và cả que kem nữa, tưởng chừng không liên quan đến nghệ thuật mà lại mang đến những sáng tạo thú vị. Chúng mình cùng đến lớp học của các bạn trong Sân chơi nghệ thuật Sky Art, phố Võ Thị Sáu (Hà Nội) để cùng khám phá nhé!(Văn nghệ thiếu nhi 23/03/2017)

Cổ tích tuổi 15

Cổ tích tuổi 15 22/3/2017

Là một tác giả có nhiều hiểu biết cũng như tình cảm cho lứa tuổi mới lớn, nhà thơ Trần Hoàng Vy đã cho ra đời nhiều sáng tác thơ được các bạn trẻ yêu mến. Nhà thơ Trần Hoàng Vy cũng có những trang thơ xúc động về tình cảm của lứa tuổi hoa với quê hương, gia đình. (Văn nghệ thiếu nhi 17/3/2017).

Tình yêu tuổi học trò

Tình yêu tuổi học trò 20/3/2017

Tuổi học trò để lại biết bao kỉ niệm vui buồn cùng bạn bè và thầy cô. Bao năm học tập bên nhau có lẽ nhiều người thấy cũng bình thường. Thế nhưng chỉ đến khi chia tay nhau thì mới cảm nhận được tình cảm với bạn bè đáng quý, đáng nhớ biết nhường nào. Đó cũng là những cảm xúc mà bạn Đinh Nguyễn gửi tới người đọc, người nghe trong bài thơ “Chia tay”. Tiếp theo là tiểu phẩm về tình yêu tuổi học trò có nhan đề "Kịch bản hoàn hảo" của Hoàng Hiệp. Phần cuối chương trình, chúng ta sẽ trở về những kỉ niệm yêu thương với quê hương, gia đình, bạn bè qua tản văn "Ký ức quê hương" của tác giả Thiên Thanh. (Văn nghệ thiếu nhi 19/3/2017)

Sáng tạo cá bằng những nếp gấp giấy

Sáng tạo cá bằng những nếp gấp giấy 17/3/2017

Nói về sáng tạo hình tượng chú cá trong nghệ thuật, các bạn đã được thấy hay từng làm những tạo hình như thế nào rồi? Còn tớ thì tớ đã từng vẽ hay cắt dán những chú cá. Ở vùng ven biển, hình tượng cá còn được chế tác tỉ mỉ từ gỗ để thờ cúng, mong cho những mùa chài lưới thuận lợi nữa đấy! Đó là một vài tạo hình chú cá thường thấy. Vậy đã bao giờ, các bạn thử sáng tạo một chú cá qua những nếp gấp giấy chưa? Cô Nguyễn Cẩm Vân- Chủ nhiệm sân chơi nghệ thuật Sky Art sẽ đồng hành cùng chúng mình trong sáng tạo thú vị này! (Văn nghệ thiếu nhi 16/03/2017)

Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận

Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận 15/3/2017

Đề thi thử nghiệm lần 1 và lần 2 kì thi trung học phổ thông quốc gia 2017, phần làm văn có một câu (2 điểm) yêu cầu viết một đoạn văn ngắn chừng 200 chữ về một nội dung nghị luận xã hội. Đây là điểm mới của cấu trúc đề thi năm nay. Hẳn nhiều bạn sẽ băn khoăn về kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn, làm thế nào đáp ứng tốt được yêu cầu của đề bài trong số lượng giới hạn về câu chữ. (Văn học nhà trường 14/03/2017)

Thơ thiếu nhi của thi sĩ Xuân Quỳnh

Thơ thiếu nhi của thi sĩ Xuân Quỳnh 13/3/2017

Thi sĩ Xuân Quỳnh là một trong những tài năng thơ ca của văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều sáng tác của bà đã ghi một dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc nhỏ tuổi nước ta. Phần đầu chương trình, các bạn cùng nghe bài thơ “Chuyện của một chú gà con” trích trong tập thơ “Bầu trời trong quả trứng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, do nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Tiếp theo, BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Lê Phương Liên về sự hấp dẫn của thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh. Không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, Xuân Quỳnh còn có những truyện ngắn viết cho thiếu nhi vô cùng trong trẻo, thuần khiết, giàu chất nhân văn. Phần cuối chương trình, chúng tôi gửi tới các bạn truyện ngắn “Thầy giáo dạy vẽ” của nhà thơ Xuân Quỳnh. (Văn nghệ thiếu nhi 12/3/2017)

Những bông điệp cuối mùa

Những bông điệp cuối mùa 13/3/2017

Nhà văn Võ Thị Xuân Hà mang tới câu chuyện về cô bé Hơ-Bia thông minh, nhanh trí và hình ảnh đẹp về hoa điệp vàng nơi núi rừng Tây Nguyên trong truyện ngắn "Những bông điệp cuối mùa". (Văn nghệ thiếu nhi 10/03/2017).

Triển lãm

Triển lãm "Chạm" của trẻ em tự kỷ 9/3/2017

Cũng như tất cả chúng mình, các bạn tự kỷ có cảm xúc, có sở trường riêng và một số ít người có tài năng. Nhưng các bạn ấy khó khăn hơn chúng ta rất nhiều trong việc đi đến thành công. Chứng tự kỷ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và học tập của các bạn ấy. Phải trải qua những chặng đường rất dài và gian nan, các bạn ấy mới có thể CHẠM tay vào nghệ thuật đấy! Bây giờ, chúng mình cùng phóng viên Vũ Hà đến triển lãm "Chạm", diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ, số 36, phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội, để trò chuyện cùng các bạn nhé!(Văn nghệ Thiếu nhi 08/3/2017)

Tình cảm của người con với mẹ

Tình cảm của người con với mẹ 8/3/2017

Mẹ chính là người bạn đầu tiên của chúng ta. Mẹ cũng là người thầy giáo, cô giáo dạy chúng ta bước đi chập chững đầu tiên trên chặng đường đời. Dù chúng ta có trưởng thành thì những lời dạy bảo của mẹ luôn có ý nghĩa sâu sắc. Phần đầu chương trình là bài thơ “Lời răn của mẹ” của tác giả Bùi Quang Luyện. Tiếp đó là những tình cảm xúc động của con gái với người mẹ kính yêu trong bài viết "Mẹ và tôi" của bạn Hà Thị Phương Linh. Phần cuối chương trình, tiểu phẩm vui "Hội nghị nhà Cóc" mang đến không khí mùa xuân cho người nghe. (Văn nghệ thiếu nhi 05/3/2017)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 2)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 2) 7/3/2017

Ở trang Văn học nhà trường tuần trước, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ mối quan tâm đối với việc đọc thơ, những yếu tố đặc trưng của nhạc điệu trong câu thơ Tiếng Việt. Tại sao cần phải đọc thơ hay, việc đọc thơ ảnh hưởng như thế nào tới tiếp nhận, bình giảng thơ? Chúng ta cùng tiếp tục câu chuyện thú vị này qua cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 06/03/2017)

Đuôi ngắn, tai dài

Đuôi ngắn, tai dài 7/3/2017

Mỗi loài vật đều có những đặc điểm riêng của mình. Loài thì có sừng nhọn, loài thì chạy rất nhanh, loài thì mắt tinh, tai thính. Những đặc điểm đó phát triển từ sự thích nghi với môi trường sống của mỗi. Vậy mà có một chú thỏ con lại thích tai mình ngắn như sóc, đuôi lại dài và đẹp như chim công. Vì trò ngịch ngợm của mình mà thỏ con chút nữa đã bị con hổ bắt được. Qua truyện "Đuôi ngắn, tài dài" của nhà văn Phong Thu, chúng ta hiểu được mỗi loài vật đều có những đặc điểm hữu ích cho cuộc sống của mình. (Kể truyện và hát ru 04/3/2017)

Rắc rối sao tên gọi ở nhà

Rắc rối sao tên gọi ở nhà 6/3/2017

Là một thầy giáo, tác giả Trần Tùng Chinh đã lắng nghe và cảm nhận những cảm xúc của tuổi mới lớn và cho ra đời những truyện ngắn thú vị nhưng cũng không kém phần tinh tế. Truyện ngắn "Chuyện của Tí" viết về rắc rối của một cô bé có cái tên gọi ở nhà ngộ nghĩnh. (Văn nghệ thiếu nhi 03/03/2017).

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya