Vuốt gốm bằng bàn xoay: Tinh hoa của Đất và Người20/7/2017

Những sản phẩm gốm với thật nhiều tạo hình tinh xảo, đẹp mắt thật thu hút c húng ta biết nhường nào. Và khi chúng mình được quan sát các nghệ nhân tạo ra các hình hài của gốm từ những khối đất vô hồn, ta mới lại càng thêm ngưỡng mộ. Các bạn có muốn một ngày nào đó, chính đôi bàn tay bé xinh của mình sẽ chế tác được những sản phẩm gốm độc đáo không nào? Chúng mình cùng đến với “Gốm Chi” ở số 43, phố Vạn Kiếp, Hà Nội để tìm hiểu về kỹ thuật vuốt gốm bằng bàn xoay và giao lưu cùng những bạn nhỏ yêu gốm nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 19/7/2017)

Tiểu phẩm

Tiểu phẩm "Thầy và trò" 19/7/2017

Nhắc đến mùa hè, chúng ta thường nhớ tới sắc hồng của hoa phượng, màu tím của hoa bằng lăng. Có một loài hoa cũng được mọi người yêu thích đó là hoa sen. Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm. Phần đầu chương trình, các bạn cảm nhận khung cảnh mùa hè với vẻ đẹp của hoa sen trong bài thơ “Mùa sen nở” của tác giả Lương Trọng Trung. Tiếp đó là những cung bậc tình cảm học trò qua truyện ngắn “Vui buồn Internet” của tác giả Thái Thùy Anh. Phần cuối chương trình, BTV Hoàng Hiệp gửi tới các bạn tiểu phẩm "Thầy và trò" với nhiều bất ngờ thú vị. (Văn nghệ thiếu nhi 16/7/2017)

Họa sĩ Tạ Huy Long tạo diện mạo mới cho tác phẩm

Họa sĩ Tạ Huy Long tạo diện mạo mới cho tác phẩm "Lĩnh Nam chích quái" 17/7/2017

Cuốn truyện "Lĩnh Nam chích quái" được họa sĩ Tạ Huy Long dày công minh họa bằng 200 trăm bức tranh vẽ hoàn toàn thủ công mô phỏng phong cách tranh khắc gỗ dân gian. Việc dùng ngôn ngữ hội họa để minh họa cho những câu chuyện đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc là điều thú vị luôn được các bạn trẻ mong chờ. (Văn nghệ thiếu nhi phát 14/07/2017)

Truyện ngắn

Truyện ngắn "Chí Phèo" qua cảm nhận của học sinh 17/7/2017

Tiếp nhận tác phẩm văn học và trình bày những cảm nhận, thu hoạch của mình về tác phẩm đó qua ngôn ngữ viết là công việc thường ngày của chúng mình, được thực hiện qua các bài kiểm tra, bài thi. Bên cạnh đó, chúng ta còn trình bày bằng ngôn ngữ nói. Có thể nhận diện điều này qua các hình thức như kiểm tra miệng, tự ôn luyện bài hoặc truy bài cùng bạn bè. Trình bày bằng ngôn ngữ nói giúp mình rất nhiều về tư duy, về phong thái tự tin, trôi chảy mạch lạc trong giao tiếp, diễn đạt vấn đề đấy. Tham gia Trang văn học nhà trường tuần này, bạn Anh Thư (học sinh lớp 12 chuyên văn trường THPT chuyên Quốc học Huế) chia sẻ những cảm nhận của bạn ấy về truyện ngắn “Chí Phèo” được học trong chương trình ngữ văn lớp 11. (Văn học nhà trường 17/7/2017)

Làm văn như Tí, Tèo

Làm văn như Tí, Tèo 13/7/2017

Nếu cô giáo ra đề bài "Miêu tả con vật nhà em mà em yêu thích" thì các em sẽ miêu tả con vật nào? Các em sẽ đưa con vật đáng yêu của chúng mình vào trong văn học như thế nào nhỉ? Chúng mình cùng theo dõi tiểu phẩm "Tập làm văn" để xem có trùng ý tưởng với hai bạn Tí và Tèo không nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 12/7/2017)

Thiếu nhi với niềm yêu thích viết văn

Thiếu nhi với niềm yêu thích viết văn 11/7/2017

Ngoài năng khiếu và sở thích thì việc chăm chỉ rèn luyện cũng là điều quan trọng để các học sinh học tập tốt các môn học. Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt-Xô (Hà Nội) từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc của các em nhỏ yêu thích nghệ thuật. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài giới thiệu về lớp học "Viết sáng tạo" tại đây. Tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài hấp dẫn nhiều người đọc bởi tư tưởng, nhân vật và cách sử dụng ngôn ngữ tài tình để miêu tả thế giới loài vật. Phần cuối các bạn cùng nghe trích đoạn trong cuốn truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài. (Văn nghệ thiếu nhi 09/7/2017)

Bài thơ

Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá": Bài ca lao động hào sảng 11/7/2017

Bài thơ là khúc ca vui tươi trong giai đoạn miền Bắc xây dựng cuộc sống mới với khí thế hào hùng, nhiệt huyết. Nhà thơ Huy Cận mang tâm thế của con người mới, nhập cuộc, đầy khao khát và hi vọng. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và nhà thơ Anh Ngọc có nhiều thông tin bổ ích về bài thơ này.(Văn học nhà trường 10/07/2017)

Cánh cửa hi vọng luôn mở ra với bạn

Cánh cửa hi vọng luôn mở ra với bạn 10/7/2017

Cô bé Đài - nhân vật chính trong truyện "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy trượt đại học. Ban đầu, Đài luôn chọn cách im lặng hoặc lẩn tránh chỗ đông người. Được sự động viên của mọi người, Đài dần lấy lại tinh thần và quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành một cô giáo. Đài cho rằng cánh cửa này đóng lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra nếu như mình không ngừng vươn lên. (Văn nghệ thiếu nhi 08/7/2017)

Họa sĩ Ngô Xuân Khôi tâm huyết với minh họa bìa sách thiếu nhi

Họa sĩ Ngô Xuân Khôi tâm huyết với minh họa bìa sách thiếu nhi 6/7/2017

Khi cầm một cuốn sách trên tay, điều gì khiến các em ấn tượng đầu tiên? Bên cạnh tên sách và nội dung tóm tắt, chắc hẳn bìa sách là nơi thu hút chúng ta vô cùng. Vậy, bìa sách dành cho độ tuổi chúng mình sẽ được thiết kế như thế nào nhỉ? PV Thúy Quỳnh trò chuyện với họa sĩ Ngô Xuân Khôi, giúp chúng mình tìm hiểu về công việc đặc biệt này nhé! ( Văn nghệ thiếu nhi 05/7/2017)

Cô giáo trường Quốc học Huế lý giải hiện tượng

Cô giáo trường Quốc học Huế lý giải hiện tượng "Bài văn lạ" 4/7/2017

Cụm từ “Bài văn lạ” được dùng khá phổ biến trên mạng internet, đặc biệt nở rộ vào mỗi kỳ thi. Đó có thể là một bài văn xuất sắc, vượt lên chuẩn mực thông thường. Cũng có thể là bài văn có nhiều câu ngộ nghĩnh buồn cười, hay người viết cố ý hiểu nhầm đề bài để gây ấn tượng, mạnh hơn nữa là gây Scandal trong phạm vi lớp học trường học. Mỗi chúng ta sẽ có quan điểm khác nhau về từng trường hợp cụ thể. Ở góc độ giáo viên, các thầy cô có suy nghĩ và ứng xử như thế nào? Cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ - nhà giáo Đông Hà (Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế) đề cập nội dung này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 03/7/2017)

Khung trời tuổi thơ

Khung trời tuổi thơ 3/7/2017

Những niềm vui tuổi thơ được thể hiện sinh động, giàu cảm xúc trong bài thơ "Cánh diều tuổi thơ" của tác giả Bùi Ngọc Châm và tản văn "Kỉ niệm ngày hè" của tác giả Phạm Thị Nhung. Có lẽ những vườn cây trái ngọt quen thuộc với tuổi học trò ở nông thôn nhưng lại mới mẻ với những em ở thành phố. Được về quê trải nghiệm những điều mới lạ cũng là ý tưởng rất hay với nhiều em trong dịp hè. Phần cuối chương trình biên tập viên Hoàng Hiệp gửi tới người nghe tiểu phẩm "Bạn hàng xóm". (Văn nghệ thiếu nhi 02/7/2017)

Sáng tạo nhật ký bằng tranh cùng lớp vẽ Hồng Xiêm

Sáng tạo nhật ký bằng tranh cùng lớp vẽ Hồng Xiêm 2/7/2017

Nếu các bạn có những tấm vé cũ, những bông hoa khô, những giấy tờ hay sách báo cũ... các bạn sẽ làm gì với chúng? Các bạn đã bao giờ nghĩ, chúng mình sẽ dùng những vật tưởng như hết giá trị sử dụng ấy để làm một cuốn nhật ký bằng tranh chưa? (Văn nghệ thiếu nhi 25/10/2017)

Vui buồn tuổi mười lăm

Vui buồn tuổi mười lăm 30/6/2017

Truyện ngắn "Vui buồn tuổi mười lăm" của nhà văn Quách Liêu viết về cuộc sống, những khó khăn và cả những ngả rẽ bất ngờ của cô bé Ngân (15 tuổi) từ quê lên thành phố học tập. Ngoài giờ học Ngân còn phải đi làm thêm để phụ giúp kinh tế cho gia đình. Những va chạm ngoài cuộc sống đã giúp Ngân trưởng thành, tự tin hơn rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa. (Văn nghệ thiếu nhi 30/6/2017)

Cùng Creative Gara sáng tạo

Cùng Creative Gara sáng tạo "Những đám mây trên bầu trời mùa hạ" 29/6/2017

Các em nghĩ sao nếu chúng mình hóa thân thành "Thợ mộc nhí" để sáng tạo một bầu trời mơ ước với những đám mây trắng bồng bềnh và bao tạo vật thú vị khác nhỉ? Chúng mình cùng nghé thăm Xưởng sáng tạo Creative Gara (Ngõ 31 phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) trong một buổi sáng tạo đậm chất "ngôn tình" nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 28/6/2017)

Quê hương: Nơi bình yên trở về

Quê hương: Nơi bình yên trở về 28/6/2017

Trong mỗi chúng ta, quê hương là máu thịt, là mẹ cha, là tuổi thơ, là bờ tre, ruộng lúa...Ai đi xa quê lại càng da diết mỗi khi nhắc nhớ. Quê hương trở thành đề tài quen thuộc của các nhà văn, nhà thơ. Tình cảm sâu nặng ấy thể hiện trong các tác phẩm văn chương rất đậm nét. Bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh là một cung bậc tình yêu tha thiết. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh với tiến sĩ Đỗ Thị Thu Huyền về bài thơ này có nhiều thú vị và bổ ích. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 26/6/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ