Bình thơ và những tín hiệu nghệ thuật10/10/2016

Phân tích, bình giảng thơ trong nhà trường có phần khác với bình thơ trong đời sống. Tuy nhiên vẫn có những điểm giao thoa khi tiếp nhận tác phẩm, ấy là chúng ta phải bắt được những “tín hiệu nghệ thuật” qua lớp ngôn từ. Tín hiệu ấy có thể là tứ thơ, mắt thơ, hình tượng thơ, cấu trúc của bài thơ. (Văn nghệ thiếu nhi 10/10/2016)

Vẻ đẹp nước Nga trong tác phẩm văn học thiếu nhi

Vẻ đẹp nước Nga trong tác phẩm văn học thiếu nhi 10/10/2016

Nhằm khẳng định sức sống của những tác phẩm văn học thiếu nhi đến từ xứ sở Bạch Dương, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội và Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức tọa đàm với chủ đề “Còn mãi những cánh buồm đỏ thắm”. Cuộc tọa đàm không chỉ có tham luận trao đổi mà còn là hội ngộ của cảm xúc và ký ức văn học Nga qua nhiều thời kỳ đã được các dịch giả và những người yêu văn học chia sẻ. Nhiều tác phẩm thiếu nhi Nga miêu tả vẻ đẹp của con người Nga hồn hậu và mến khách; Thiên nhiên Nga được bao phủ bởi những cánh rừng bạch dương phủ đầy tuyết trắng... luôn được các khách mời nhắc đến với tình cảm sâu đậm nhất. ( Văn nghệ thiếu nhi 09/10/2016)

Cùng Thiện Nhân

Cùng Thiện Nhân "Vẽ nên cổ tích" 6/10/2016

Nghệ thuật là nơi chúng mình trao gửi bao đam mê và mơ ước. Nghệ thuật cũng kết nối những tâm hồn để cùng chia sẻ, đồng cảm. “Vẽ nên cổ tích” là một chương trình nghệ thuật về hội họa, gom góp đủ đầy những ý nghĩa ấy. Khơi nguồn từ những điều rất gần gũi và giản dị của tuổi thơ: Ước mơ và những câu chuyện cổ tích, qũy “Thiện Nhân và những người bạn” đã phối hợp với NXB Kim Đồng thực hiện hoạt động vẽ và trưng bày tranh, nhằm gây quỹ từ thiện giúp đỡ hoàn cảnh của các bạn nhỏ thiếu may mắn. (Văn nghệ thiếu nhi 05/10/2016)

Kỉ niệm tuổi thơ

Kỉ niệm tuổi thơ 5/10/2016

Khi nhắc tới tuổi thơ thì nhiều người nhớ ngay tới một miền quê yêu dấu với biết bao kỉ niệm cùng gia đình, cùng bè bạn. Phần đầu chương trình, chúng ta cùng nghe truyện ngắn đầy kỉ niệm yêu thương có nhan đề “Kí ức tuổi thơ” của tác giả Chu Anh Ngọc. Qua bài thơ "Buổi sáng quê nội", người đọc, người nghe như trở lại kỉ niệm thân thương của mình. Phần cuối chương trình là tản văn xúc động về lòng hiếu thảo của con gái với mẹ có nhan đề "Tình mẫu tử" của tác giả Anh Tuấn. (Văn nghệ thiếu nhi 30/9/2016)

Cách hiểu mới về bài thơ

Cách hiểu mới về bài thơ "Thu điếu" 4/10/2016

Nằm trong chùm thơ thu của thi hào Nguyễn Khuyến, "Thu điếu" được chọn học trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bài thơ chỉ kể chuyện câu cá mùa thu hay còn lớp nghĩa nào khác? Những hình ảnh như "Ao thu lạnh lẽo", "Ngõ trúc quanh co", "Cá", "Bèo"... ngoài nghĩa tả thực còn hàm ẩn điều gì? (Văn nghệ thiếu nhi 03/10/2016)

Thiên truyện

Thiên truyện "Catherine - Cô bé đeo mắt kính": Thế giới thực và ảo đằng sau đôi mắt kính 3/10/2016

Nhân vật chính của thiên truyện "Catherine-Cô bé đeo mắt kính" là Catherine Certitude. Em có thể cùng lúc sống trong hai thế giới khác nhau: thế giới thực tế gồ ghề, sắc cạnh khi Catherine đeo mắt kính và một thế giới êm ả, dịu dàng khi tạm rời đôi kính cận. Niềm đam mê lớn nhất của Catherine là được học múa. Có lần Catherine nghĩ rằng chính đôi mắt cận đã cản trở em thành một vũ công chuyên nghiệp. Nhưng cô bé đã hoàn toàn sai lầm. Chính những khi không đeo kính, thế giới xung quanh đều trở nên mờ ảo. Lúc ấy Catherine mới thực sự là chính mình và cháy hết với các động tác múa thuần thục. (Văn nghệ thiếu nhi 02/10/2016)

Vở rối cạn

Vở rối cạn "Nhịp điệu quê hương": Thắm đượm hồn quê 29/9/2016

Trên sân khấu rối cạn, hình ảnh các con rối hay đạo cụ sân khấu được chế tác từ gỗ hay bông vải đã quen thuộc với chúng ta. Vậy có bao giờ các em thử tưởng tượng một sân khấu rối cạn được chế tác hoàn toàn từ những vật liệu thân thuộc như: rơm rạ, mây tre đan, thúng mủng, rổ rá thì sẽ ấn tượng như thế nào chưa? Các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Việt Nam giúp chúng ta có những trải nghiệm thú vị như vậy đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 28/9/2016)

Tình bạn tuổi mới lớn

Tình bạn tuổi mới lớn 28/9/2016

BTV Hoàng Hiệp trao đổi cùng nhà văn Lê Phương Liên về những điểm mới trong sáng tác văn học tuổi mới lớn hiện nay. Những tình cảm ấm áp, trong trẻo của của hai người bạn thân trong truyện ngắn "Chàng trai đến từ cơn mưa" của tác giả Phan Ý Nhi. Những kỉ niệm với bạn bè, trường lớp thân thương ngày đầu năm học trong bài thơ "Bâng khâng tháng 9" của tác giả Trọng Tuấn. (Văn nghệ thiếu nhi 23/9/2016)

Hương mít tuổi thơ

Hương mít tuổi thơ 27/9/2016

Ghé miệng vào đáy múi mít, một dòng mật ngọt sánh dịu dàng chảy vào cổ họng. Nhận hết dòng mật ngọt ấy rồi mới cắn từng miếng nhỏ, nghe răng mình ngập trong múi mít, nhai chầm chậm để cảm nhận vị giòn, thơm, ngọt, mềm. Dường như ở đó có sự hội tụ tinh túy của trời và đất, của nắng gió bão mưa bốn mùa thay đổi, chuyển hóa, thẩm thấu vào tận cùng nguồn mạch. Ăn múi mít, thấy lòng rưng rưng, biết ơn người trồng cây, biết ơn đất đai làng mạc, biết ơn cây cối luôn rộng lòng hào hiệp. (Văn nghệ thiếu nhi 26/9/2016)

Tản văn

Tản văn "Những vết nứt tần tảo" 26/9/2016

Tản văn “Những vết nứt tần tảo” của tác giả Nguyễn Thị Oanh viết về sự tần tảo vất vả của mẹ dành cho gia đình và các con. Câu nói của mẹ là: Chân của bà ngoại, của nhiều người phụ nữ trong dòng họ cũng bị rạn nứt giống như mẹ...luôn khiến tác giả tin rằng sau này lớn lên mình cũng sẽ có đôi bàn chân giống mẹ. Theo độ dày của những vết nứt dưới chân mẹ, các con lớn dần lên lại luôn được những đôi giày nâng đỡ và ủ ấm, gót chân ngày một hồng hào. Lời dự báo về đôi bàn chân rạn nứt giống như mẹ năm nào đã không thành hiện thực. (Văn nghệ thiếu nhi 25/9/2016)

Kết hợp hội họa cùng cắt dán 3D

Kết hợp hội họa cùng cắt dán 3D 22/9/2016

Nếu các em muốn tô điểm thêm chi tiết vào một bức tranh thiên nhiên sống động thì các em sẽ muốn thêm vào đó điều gì? Những bông hoa, những quả khinh khí cầu, hay những đám mây 3D đang bay lượn trên bầu trời xanh thì sao nhỉ? CLB nghệ thuật Limin Art Center, số 92, phố Thợ Nhuộm, Hà Nội sẽ mang đến cho các em những điều thú vị tiếp theo. (Văn nghệ thiếu nhi 21/9/2016)

Giờ học cô bé Lọ Lem

Giờ học cô bé Lọ Lem 20/9/2016

Chuyện cổ tích "cô bé Lọ Lem" quen thuộc với trẻ em toàn thế giới, được dựng thành phim hoạt hình, phim truyện nhựa... Nhiều chi tiết thú vị và kì ảo hấp dẫn người đọc và người xem, song không phải ai cũng nhận ra điều vô lý vẫn tồn tại. Cùng tham gia vào “Giờ học cô bé Lọ Lem” để phát hiện ra bí mật này. (Văn nghệ thiếu nhi 21/9/2016)

Bí mật đôi cánh hoa bay

Bí mật đôi cánh hoa bay 19/9/2016

Câu chuyện “Bí mật đôi cánh hoa bay” kể về một bí mật được giấu kín trong những cánh hoa dầu. Khi mới mở hoa dầu có màu hồng nhạt. Khi tàn, hoa sẽ chuyển màu nâu đậm và được nắng hong khô trước khi thả mình xoay trong gió. Đài hoa dầu có kích thước lớn hơn bình thường. Vì vậy một bạn nhỏ đã có sáng kiến cắt bỏ đài hoa nhằm giúp bông hoa có vẻ đẹp cân đối hài hòa. Đằng sau của việc làm ấy chính là ước mơ được sống những ngày tháng vui vẻ không bị cơn đau hành hạ bởi bệnh tật. Các em nghe câu chuyện để thêm hiểu và trân quý hơn sự san sẻ và tình yêu thương trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 18/9/2016)

"Chúng mình làm bạn con nhé" - tác phẩm mới của nhà văn Phong Điệp 19/9/2016

Những lời tâm tình chân thành của mẹ với con gái qua lá thư "Tại sao con muốn đổi tên" trong cuốn sách "Chúng mình làm bạn con nhé" của nhà văn Phong Điệp. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Phong Điệp về ý nghĩa của tình bạn đặc biệt giữa cha mẹ và các con. (Văn nghệ thiếu nhi 16/9/2016)

Trung Thu có tự bao giờ?

Trung Thu có tự bao giờ? 15/9/2016

Trung Thu có nguồn gốc như thế nào? Tại sao dân gian lại tổ chức Tết Trung Thu vào Rằm tháng Tám? Hoạt động của các em như: Đeo mặt nạ, múa lân, rước đèn, phá cỗ trông trăng... trong dịp này có ý nghĩa như thế nào? Điểm khác biệt của Trung Thu xưa và nay? Cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình và nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ sẽ giúp các em khám phá nhiều điều thú vị. (Văn nghệ thiếu nhi 14/9/2016).

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu