Truyện ngắn "Đôi bạn cùng bàn"28/11/2016

Bạn cùng bạn: người bạn đặc biệt nhất của chúng ta thời học trò. Phần đầu chương trình là truyện ngắn hóm hỉnh có nhan đề "Đôi bạn cùng bàn" của tác giả Hoàng Thanh. Kỉ niệm tuổi học trò có vị trí thật đặc biệt trong tâm hồn mỗi người. Tản văn "Kỉ niệm tuổi học trò" của tác giả Phan Thị Ánh Ngọc đầy cảm xúc khó quên với trường xưa, bạn cũ. Bài thơ "Ngày xưa có mẹ" là lời tri ân của tác giả Nguyễn Thiên Ngân với người mẹ kính yêu. (Văn nghệ thiếu nhi 25/11/2016)

Làm bông hoa tò he như thế nào?

Làm bông hoa tò he như thế nào? 24/11/2016

Những tạo hình tò he tí hon hẳn mang đến cho chúng mình thật nhiều điều thú vị. Hơn nữa, khi nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt nhào bột, rồi nặn tò he của các nghệ nhân, ta mới cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc. Chương trình Văn nghệ thiếu nhi có cuộc trò chuyện với anh Đặng Văn Tiên - nghệ nhân Tò he làng Xuân La, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, giúp các em tìm hiểu về làng nghề Tò he Xuân La và cách nặn một Bông hoa Tò he. (Văn nghệ thiếu nhi 23/11/2016)

Những tình cảm đặc biệt của tuổi học trò

Những tình cảm đặc biệt của tuổi học trò 22/11/2016

Phần đầu chương trình, cây bút Trần Diệu My (bút danh Uyên Quyên)gửi tới các bạn truyện ngắn "Chị em hộc bàn". Một câu chuyện xúc động về tình bạn tuổi học trò làm quen qua những lá thư trong hộc bàn. Biên tập viên Hoàng Hiệp có cuộc trò chuyện với cây bút Trần Diệu My về những tâm tư, tình cảm khi bạn sáng tác truyện về tuổi học trò. Tiếp đó là những hình ảnh thân thương quen thuộc với học trò trong bài thơ "Nắng ấm sân trường" của tác giả Nguyễn Liên Châu. Phần cuối chương trình, tản văn "Người mẹ thứ hai" của tác giả Kim Dung là lời tri ân của cô học trò nhỏ với cô giáo kính yêu của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 18/11/2016)

Hình tượng hai cây phong trong tác phẩm

Hình tượng hai cây phong trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên" 21/11/2016

Đoạn trích “Hai cây phong” trong chương trình ngữ văn lớp 8 (tập 1) được rút từ tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-tốp. Những câu văn giàu chất thơ, mang vẻ đẹp lãng mạn và dìu dịu nỗi buồn. Ngoài nghĩa tả thực thì hình tượng hai cây phong còn mang tính biểu tượng như thế nào? Đồng thời, hai cây phong có mối liên hệ như thế nào với các nhân vật trong tác phẩm? (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2016)

Ký họa chân dung trẻ em bằng chì

Ký họa chân dung trẻ em bằng chì 18/11/2016

Trong chương trình trước, họa sĩ Nguyễn Bá Hiệp đã có cuộc trò chuyện với chúng mình về kỹ thuật ký họa chân dung bằng chì. Sau khi theo dõi chương trình, các em đã thử ký họa một chân dung nào đó mà mình yêu mến chưa? Trong chương trình hôm nay, họa sĩ Nguyễn Bá Hiệp sẽ trở lại để hướng dẫn các em ký họa chân dung trẻ em bằng chì. (Văn nghệ thiếu nhi 16/11/2016)

Tình cảm thân thương của tuổi học trò với thầy cô giáo

Tình cảm thân thương của tuổi học trò với thầy cô giáo 14/11/2016

Những trò nghịch ngợm của tuổi học trò nhiều lúc khiến thầy cô dở khóc, dở cười nhất là thầy cô giáo trẻ. Phần đầu chương trình,tác giả Ngọc Hân có truyện ngắn giàu cảm xúc "Thầy giáo mới" viết về những kỉ niệm của các bạn học với thầy giáo trẻ. Bài thơ "Lời ru của thầy" của Phan Ý Nhi là lời tri ân của học trò với người thầy kính yêu. Phần cuối chương trình, tản văn "Con yêu mẹ" của Phùng Hải Yến viết về tình yêu với người mẹ đã vất vả hi sinh vì gia đình, vì các con. (Văn nghệ thiếu nhi 11/11/2016)

Để học tốt văn học trung đại trong nhà trường

Để học tốt văn học trung đại trong nhà trường 14/11/2016

Làm thế nào để dạy và học tốt văn học trung đại trong nhà trường phổ thông – đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của các thầy cô giáo và nhiều bạn học sinh. Bởi lẽ, tác phẩm văn học trung đại không chỉ cách xa về thời gian cả trăm năm, nghìn năm, mà còn khác biệt về mặt ngôn ngữ, về bút pháp thể hiện vô cùng hàm xúc kín đáo. (Văn nghệ thiếu nhi 14/11/2016)

Ký họa chân dung bằng chì

Ký họa chân dung bằng chì 11/11/2016

Vẽ chân dung được nhiều họa sĩ nhận xét là một trong những kỹ thuật vẽ khó nhất trong hội họa. Vẽ chân dung không chỉ đảm bảo các yếu tố vẽ đúng, vẽ đủ mà còn thể hiện được tính cách, nét riêng trong tâm hồn của mỗi con người. Họa sĩ Nguyễn Bá Hiệp giúp các em hiểu hơn về kỹ thuật ký họa chân dung bằng chì (Văn nghệ thiếu nhi 09/11/2016)

Thế nào là một bài văn hay?

Thế nào là một bài văn hay? 9/11/2016

Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, một bài văn hay phải kết hợp được hai phương diện về ý và về văn: ý tứ sâu sắc, mới mẻ được diễn đạt bằng những lời văn sáng, câu văn đẹp, giàu hình ảnh, tự nhiên, giản dị, lập luận chặt chẽ mà có sức truyền cảm mạnh mẽ. Để đạt được yêu cầu đó không đơn giản, nhưng nếu chúng ta dành thời gian cho môn học này, thì sẽ không khó để nhận được lời khích lệ động viên từ thày cô giáo. (Văn nghệ thiếu nhi 07/11/2016)

Truyện ngắn “Cuộc điện thoại đêm mưa”: Tình bạn tuổi học trò

Truyện ngắn “Cuộc điện thoại đêm mưa”: Tình bạn tuổi học trò 8/11/2016

Trong cuộc sống có không ít tình bạn đến thật bất ngờ và cũng thật tình cờ có thể làm thay đổi số phận của nhiều người. Phần đầu chương trình, các bạn nghe truyện ngắn “Cuộc điện thoại đêm mưa” của tác giả Nguyễn Thanh Bình viết về tình bạn của hai cô bé Nguyên và Mai. Biên tập viên Hoàng Hiệp trò chuyện cùng cây bút Nguyễn Thanh Bình về những tâm tư, tình cảm của bạn khi sáng tác văn, thơ về tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình là kỉ niệm ấm áp với bà nội trong tản văn "Bà nội" của tác giả Mai Phương Trang. (Văn nghệ thiếu nhi 04/11/2016)

Nghệ thuật lồng tiếng rối cạn

Nghệ thuật lồng tiếng rối cạn 3/11/2016

Khi xem các vở rối cạn, các bạn thường thấy các con rối diễn trò theo các bài hát vui nhộn, hoặc sẽ được các nghệ sĩ lồng tiếng để nói chuyện cùng nhau. Nhưng khi xem các vở Rối cạn của Phường rối Tế Tiêu, chúng mình lại được xem các con rối hoạt động linh hoạt và biểu cảm tốt cùng các làn điệu hát chèo, hát xẩm, hát ví, hát quan họ...Phóng viên Thúy Quỳnh trò chuyện với bà Nguyễn Thị Liên - nghệ sĩ lồng tiếng của Phường rối cạn Tế Tiêu, giúp các bạn tìm hiểu về đặc trưng thú vị này. (Văn nghệ thiếu nhi 02/11/2016)

Bài thơ

Bài thơ "Tiếng gà trưa": Tiếng gọi tuổi thơ 31/10/2016

"Tiếng gà trưa” là một trong những sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh được học trong trường phổ thông. Tác giả thay lời người lính trẻ trên chặng đường hành, nghe tiếng gà trưa trong xóm, chợt nhớ da diết về những năm tháng tuổi thơ, về người bà tảo tần yêu thương cháu hết mực. “Tiếng gà trưa” là nhan đề, là điệp khúc đi suốt bài thơ đồng thời là tứ thơ bao quát. (Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2016)

Nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu

Nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu 27/10/2016

Ra đời cách đây hơn 400 năm và đã trải qua nhiều thăng trầm cùng thời gian, đến nay Phường rối cạn Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) vẫn là Phường rối nhận được sự yêu mến của các bạn nhỏ ở nhiều địa phương. Tiếp nối nét dung dị, gần gũi trong kết cấu của một vở rối cạn truyền thống, các nghệ sĩ luôn mang những món quà thân thương và ý nghĩa nhất tới mỗi bạn nhỏ. Phóng viên chương trình trò chuyện với nghệ sĩ Phạm Công Bằng (Chủ nhiệm Phường rối cạn Tế Tiêu) giúp các bạn có những hình dung rõ hơn về nghệ thuật rối cạn. (Văn nghệ thiếu nhi 26/10/2016)

"Viết đẹp": Bài thơ đặc sắc của Võ Quảng 25/10/2016

Không phải bạn nhỏ nào cũng hào hứng với môn tập viết. Mỏi tay này, dây mực này, mất thời gian này. Nhưng nhìn lại một chút, nếu vở của mình, bài kiểm tra của mình, chữ nào chữ ấy sạch sẽ, chạy đều tăm tắp, thì chính mình cũng thấy vui, thấy tự hào về mình lắm. Vậy nên mới có "Viết đẹp" của nhà thơ Võ Quảng - một bài thơ hay dành cho thiếu nhi. (Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2016)

Nghệ thuật múa rối tay

Nghệ thuật múa rối tay 20/10/2016

Trong cuộc trò chuyện ở chương trình lần trước, NSND Vương Tất Lợi đã bật mí kỹ thuật chế tác các con rối từ chất liệu dân gian. Trong đó, đặc biệt nhất có lẽ là sử dụng chất liệu dân gian chế tác con rối trực tiếp từ đôi bàn tay của người nghệ sĩ. Không biết từ những đôi bàn tay kỳ diệu ấy, các nghệ sĩ của chúng ta sẽ làm như thế nào để biến hóa chúng trở thành những nhân vật rối có hồn nhất nhỉ? (Văn nghệ thiếu nhi 19/10/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30

Văn nghệ thiếu nhi (đang phát)

18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu