Những cảm xúc của tuổi thơ khi năm mới đến24/1/2017

Trong không khí những ngày đông cuối năm, không ít người nghĩ đến gia đình thương mến của mình. Hình ảnh cây bàng trong bài thơ "Cây bàng mùa đông" của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng khiến nhiều người nhớ tới người mẹ kính yêu. Những ngày cuối năm cũng là dịp để nhiều người nhớ lại những điều mình đã làm được và chưa làm được trong một năm, qua tản văn “Chào nhé năm cũ, chào nỗi buồn, niềm vui …” của tác giả Ngọc Cường. Phần cuối chương trình là những cung bậc tình cảm của tình bạn tuổi học trò trong truyện ngắn “Bạn thân” của tác giả Nguyễn Hiền. (Văn nghệ thiếu nhi 20/01/2017)

Khám phá năng lực cảm thụ văn học

Khám phá năng lực cảm thụ văn học 23/1/2017

Có một năng lực cảm thụ văn học tốt sẽ giúp chúng mình khám phá bao điều thú vị, bao điều đáng yêu trong thiên nhiên và cuộc sống, ví như nhìn hàng cây trụi lá trong mùa đông ta nghĩ đến những chồi non sẽ bật nở vào sớm mai nào đó, nhìn giọt sương trong nghĩ đến bí ẩn của màn đêm, nhìn cánh đồng lúa chín vàng nghĩ đến bao điều ân nghĩa, thảo thơm. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 23/01/2017)

Vẽ tranh dân gian bằng kỹ thuật đồ họa

Vẽ tranh dân gian bằng kỹ thuật đồ họa 19/1/2017

Những dòng tranh dân gian như: Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng hay Làng Sình…là tài sản vô giá của nghệ thuật nước nhà. Thế nhưng theo thời gian, những dòng tranh này đang dần bị mai một. Có thể một số bạn đã được tìm hiểu kỹ thuật vẽ tranh dân gian qua bộ môn mỹ thuật trong nhà trường, hay trong “Trang nghệ thuật” của chương trình Văn nghệ thiếu nhi cách đây không lâu. Khi ấy chúng mình thấy kỹ thuật cơ bản để vẽ tranh dân gian truyền thống là dùng ván khắc gỗ và hoàn thiện bằng các màu sắc chế tạo từ thiên nhiên có đúng không nào? Vừa qua, có một họa sĩ trẻ đã kết hợp giữa truyền thống và hiện đại khi sáng tạo những bức tranh dân gian bằng kỹ thuật đồ họa. Anh ấy là họa sĩ Nguyễn Xuân Lam đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 20/01/2017)

Thiếu nhi với biển đảo quê hương

Thiếu nhi với biển đảo quê hương 17/1/2017

Bài thơ "Chú ở Trường Sa","Đường ở đảo" viết về biển đảo quê hương. Nhà thơ Hoài Khánh nói về tập thơ "Dắt biển lên trời". Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Những bài viết tìm hiểu về biển đảo, thể hiện tình cảm với người lính hải quân, với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được phát động thường xuyên trong sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh. Phần cuối chương trình là bài viết “Em kể chuyện biển đảo quê hương” của bạn Hoàng Mai, học sinh trường THPT Hoài Đức A, thành phố Hà Nội. (Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2017)

Nhà văn Vũ Hùng với chuyện đường rừng

Nhà văn Vũ Hùng với chuyện đường rừng 16/1/2017

Vừa qua, bộ sách tái bản viết về thiên nhiên muông thú của nhà văn Vũ Hùng đã đoạt giải Vàng sách hay với số phiếu tuyệt đối. Nhiều độc giả rất thích thú khi được đọc lại những tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn Vũ Hùng như “Mùa săn trên núi”, “Sống giữa bầy voi”, “Chú ngựa đồng cỏ”… Nhà văn Vũ Hùng đã có những chia sẻ về những tác phẩm chuyện đường rừng lấy cảm hứng từ cuộc sống quân ngũ của ông. (Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2017).

Nếu không có ca dao

Nếu không có ca dao 15/1/2017

Ca dao dân ca là mạch nguồn văn hóa chúng ta đã tiếp xúc ngay từ thời tuổi nhỏ, trong lời ca điệu hát của bà của mẹ, làm giàu có thêm tâm hồn, ngôn ngữ. Bàn về điều này, cộng tác viên Thảo Nhi có bài viết “Nếu không có ca dao”. Bài viết thể hiện tình cảm, sự tri ân của thế hệ trẻ hôm nay đối với những giá trị văn hóa cha ông xưa để lại. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 16/01/2017)

Tiểu phẩm

Tiểu phẩm "Giải pháp học toán" 12/1/2017

Khi gặp trắc trở với môn học nào đó, các em thường đưa ra giải pháp như thế nào để cải thiện kết quả? Bạn Thắng béo trong tiểu phẩm "Giải pháp học toán" có những phương thức cực độc - lạ để chinh phục bộ môn đầy thú vị này đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 11/01/2017)

Tình yêu thương của thiếu nhi với mẹ và cô giáo

Tình yêu thương của thiếu nhi với mẹ và cô giáo 12/1/2017

Cha mẹ luôn giành những tình cảm yêu thương nhất với các con của mình. Tản văn "Thư con gái gửi mẹ" là lời xin lỗi, cảm ơn của con gái với người mẹ. Người mẹ cũng là đề tài quen thuộc trong những bài thơ tuổi học trò, tuổi mới lớn. Bài thơ cảm động có nhan đề “Mẹ là tất cả” của tác giả Hoa Nghiêm. Mẹ chính là tất cả những yêu thương, những điều đẹp nhất trên đời. Bài thơ là lời tri ân ngọt ngào của tác giả với mẹ của mình. Truyện ngắn của bạn Phạm Minh Tuấn (Học sinh lớp 5D Trường Tiểu học Nam Thành Công, Hà Nội) là cái nhìn trẻ thơ khá thú vị với cuộc sống xung quanh. Bài thơ "Bàn tay cô giáo" của tác giả Nguyễn Thành Khương viết về tình cảm thầy trò. (Văn nghệ thiếu nhi 06/01/2017)

Giá trị nhân văn trong tác phẩm văn học

Giá trị nhân văn trong tác phẩm văn học 10/1/2017

Trong một tác phẩm văn học, nghệ thuật được ví như lớp áo bên ngoài để chuyên chở nội dung là cái bên trong. Phân tích hình tượng, ngôn ngữ, chi tiết, tình huống… để từ đó khám phá nội dung là phương pháp học đúng đắn, khoa học, nhưng quá thiên về nghệ thuật thì đôi lúc ta lãng quên cảm xúc vốn là chìa khóa vô cùng quan trọng để yêu thích, để say mê một điều gì đó. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 09/01/2017)

Vẽ chú gà trống có khó không?

Vẽ chú gà trống có khó không? 5/1/2017

Con giáp đại diện cho năm 2017 là chú gà trống thân yêu đấy các em ạ! Chúng mình có muốn tự tay vẽ một chú gà trống để chào đón năm mới không nào? Họa sĩ Nguyễn Cẩm Vân (Giáo viên CLB Nghệ thuật Sky Ar) số 10, ngõ 84, phố Võ Thị Sáu, TP. Hà Nội (ĐT: 0944 866 266), sẽ hướng dẫn các em kỹ thuật vẽ một chú gà trống sao cho đẹp và sinh động nhất! (Văn nghệ thiếu nhi 04/01/2017)

Tình yêu sách trong tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh

Tình yêu sách trong tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh 4/1/2017

Sách là người bạn thân của những người thích học hỏi. Đọc những trang sách hay, những người có trí tưởng tượng phong phú đôi lúc còn được phiêu lưu cùng những giấc mơ vừa thân thuộc vừa kỳ thú. Những điều ấy đã được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói đến trong các tác phẩm của ông. (Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2017).

Trò chuyện cùng cây bút nhỏ Bùi Việt Đức về tình cảm thầy trò

Trò chuyện cùng cây bút nhỏ Bùi Việt Đức về tình cảm thầy trò 4/1/2017

Mái trường thân yêu và tình cảm bạn bè, tình thầy trò đong đầy bao nỗi nhớ là những điều các cây bút tuổi mới lớn gửi vào trang viết của mình. Phần đầu chương trình là truyện ngắn “Thầy và trò” của tác giả Bùi Việt Đức. Biên tập viên Hoàng Hiệp phỏng vấn tác giả Bùi Việt Đức về truyện ngắn này. Tiếp theo là những cảm xúc biết ơn, nhớ thương về người thầy kính yêu của mình trong bài thơ “Khi thầy về nghỉ hưu” của tác giả Trần Thu Hường. Phần cuối chương trình, chúng ta cùng nghe bài thơ giàu cảm xúc mà cũng không kém phần hóm hỉnh có nhan đề “Thuở nào quen nhau” của tác giả Trường Sơn viết về tình yêu tuổi mới lớn. (Văn nghệ thiếu nhi 30/12/2016)

Làm quen với họa sĩ nhí Nguyễn Mai Trang

Làm quen với họa sĩ nhí Nguyễn Mai Trang 29/12/2016

“Ngày Hội nhật ký minh họa của thiếu nhi châu Á Mitsubishi Enikki” là cuộc thi vẽ diễn ra 2 năm một lần, dành cho các em thiếu niên châu Á do Ủy ban các vấn đề công cộng Mitsubishi; Liên đoàn Hiệp hội và Câu lạc bộ UNESCO châu Á-Thái Bình Dương; Liên đoàn Quốc gia các hiệp hội UNESCO Nhật Bản đồng tổ chức. Đoạt giải A cuộc thi “Ngày hội nhật ký minh họa” trong nước, bạn Nguyễn Mai Trang (CLB nghệ thuật Hoa Tâm - Hà Nội) là một trong số các bạn nhỏ đại diện nước ta tham dự Ngày Hội nhật ký minh họa của thiếu nhi châu Á vừa qua và vinh dự giành giải thưởng của Liên đoàn Hiệp hội và Câu lạc bộ UNESCO châu Á - Thái Bình Dương. (Văn nghệ thiếu nhi 28/12/2016)

Tú Xương ở thành Nam

Tú Xương ở thành Nam 28/12/2016

Sinh ra và gắn bó trọn cuộc đời với Nam Định – một trong những thành phố được lập ra đầu tiên ở Bắc Kỳ thời thuộc Pháp, những sự kiện, những niềm vui nỗi buồn của Tú Xương trong học hành thi cử, rồi chuyện gia đình, chuyện giao du, chuyện thời sự đều gắn với mảnh đất này. Cho đến bây giờ, gần một thế kỉ đã trôi qua, nhưng nhiều địa danh, tên đất, tên người, tên sông, tên phố từng hiện hữu trong thơ Trần Tế Xương vẫn tồn tại ngoài đời, như vật chứng thời gian nhắc nhớ về một danh nhân của vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời. (Văn nghệ thiếu nhi 26/12/2016)

Bên kia đèo Mã Phục

Bên kia đèo Mã Phục 27/12/2016

Tác giả Nguyễn Như Mai đã từng có một tuổi thơ khốn khó nhưng cũng đầy ắp kỷ niệm ở một miền rẻo cao của tỉnh Cao Bằng. Nhờ đó, ông có những chất liệu rất chân thực để đưa vào tập truyện ký "Bên kia đèo Mã Phục". (Văn nghệ thiếu nhi 25/12/2016).

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00

Xin chờ hồi kết (đang phát)

20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu