Kỹ thuật vẽ lọ hoa và quả mùa thu 31/10/2019

Điều cơ bản nhất của nghệ thuật vẽ tranh có lẽ đó chính là vẽ tĩnh vật. Không phải ngẫu nhiên mà các họa sĩ đều chú trọng và quan tâm đến sự khởi đầu này, bởi khi bạn vẽ tĩnh vật như lọ hoa, quả nhưng lại có hồn và sống động như thật, lúc ấy bạn chính là một họa sĩ đích thực. Cùng gặp gỡ họa sĩ Đặng Việt Linh để nghe anh chia sẻ về kỹ thuật vẽ lọ hoa và quả mùa thu nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 30/10/2019)

Tiếp nhận văn học trung đại

Tiếp nhận văn học trung đại 31/10/2019

Hàm súc và đa nghĩa là hai đặc trưng dễ nhận thấy trong các tác phẩm văn học trung đại vốn đã cách xa chúng ta hàng thế kỷ. Tuy nhiên, nắm bắt được những tín hiệu nghệ thuật sẽ là chìa khóa giúp chúng ta mở lối vào các tác phẩm này với bao điều thú vị về văn hóa, lịch sử. Cuộc trò chuyện giữa biên tập viên Hương Giang và cô Phạm Thị Ngọc – giáo viên Ngữ văn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy, Hà Nội đem lại cho chúng ta những thông tin bổ ích về điều này... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 28/10/2019)

Đọc truyện

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 24 - Bạn tốt của nhóm Ngũ long 31/10/2019

Gặp anh Huỳnh, Hoài đã kể sự tình về Tâm An cho anh Huỳnh nghe, lại việc của Minh Thi nữa. Anh Huỳnh gợi ý về công việc bán cafe ở một quán quen nữa sẽ hợp với Minh Thi trong giai đoạn này. Hoài rất biết ơn về sự giúp đỡ của anh Huỳnh đối với mình và các bạn... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 24)

Thông điệp qua ca khúc

Thông điệp qua ca khúc "Vì cuộc sống đẹp tươi" 24/10/2019

Vào đầu năm học mới, chúng mình đã gặp gỡ nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn và nhạc sĩ Bùi Anh Tú cùng tác phẩm thơ phổ nhạc mang tên “Em đến trường mầm non”. Trong “Trang nghệ thuật” hôm nay, nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn và nhạc sĩ Bùi Anh Tú sẽ cùng trở lại để tiếp tục chia sẻ về một bài hát phổ thơ có ý nghĩa không nhỏ đến nhận thức của mỗi chúng ta về việc chung tay bảo vệ môi trường. Đó là ca khúc “Vì cuộc sống đẹp tươi”... (Văn nghệ thiếu nhi 23/10/2019)

Ngôn ngữ của tranh thêu

Ngôn ngữ của tranh thêu 22/10/2019

Các mũi thêu mượt mà, màu sắc tươi tắn... Để có được một bức tranh thêu tay truyền thống, người thợ thêu phải mất rất nhiều thời gian. Tranh thêu truyền thống không đơn giản chỉ là kỹ thuật mà còn là tình cảm là tâm hồn của người thợ được truyền tải qua mỗi bức tranh. Chính vì thế mỗi bức tranh đều có nét riêng biệt và có hồn... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 22/10/2019)

"Bài ca ngất ngưởng" trong văn học nhà trường 22/10/2019

Chương trình Ngữ văn lớp 11 mà chúng ta đang học có bài thơ rất lạ, rất riêng, đó chính là “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ - một nhà thơ tài hoa, phóng khoáng và khí phách hiên ngang. "Ngất ngưởng" là một phong cách bên ngoài, còn bên trong lại chứa chất bao tâm sự, nỗi niềm ưu tư của một vị quan vì dân vì nước... (Văn nghệ thiếu nhi 21/10/2019)

Đọc truyện

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 21 - Lý do của Tú Quyên 22/10/2019

Biết chú của anh Huỳnh mới mở quán cà phê Thanh Thanh, Hoài mạnh dạn giới thiệu Minh Thi vào làm việc. Trên đường trở về, Hoài ngượng khi 2 cô bạn nói anh Huỳnh thích cô. Nếu anh không thích sao lại giúp Hoài nhiệt tình như vậy? Lúc này Tú Quyên mới nói lý do tại sao mình không muốn ở trọ cùng Hạnh Chi nữa... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 21)

Đọc truyện

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 20 - Tú Quyên thử việc thành công 22/10/2019

Hoài đến mấy quán cơm phở và cà phê xin việc cho Minh Thi nhưng không thành. Sau khi viết thư về quê Tú Quyên, Hoài bất ngờ khi gặp bạn ở phòng trọ. Cô thắc mắc tại sao Tú Quyên khăng khăng không muốn ở trọ cùng Hạnh Chi nữa nhưng không nhận được lời giải thích. Buổi thử việc tại bể bơi của Tú Quyên rất thành công và chắc cô sẽ được nhận vào làm tại bể bơi...

Đọc truyện

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 19 - Làm thêm kì nghỉ hè 22/10/2019

Anh Huỳnh nhờ Ngọc nhắn với cô bạn Tú Quyên là anh đã xin việc cho Tú Quyên tại một bể bơi tư nhân. Biết hoàn cảnh gia đình các bạn khá khó khăn nên Hoài vội gọi điện ngay để báo tin cho Tú Quyên. Nhưng Hoài gọi điện mấy lần mà không thấy ai nhận máy. Hoài đành gọi điện và nói chuyện với Minh Thi, cô bất ngờ và khó xử khi Minh Thi nhờ mình giới thiệu vào giúp việc trong quán ăn của má... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 19)

Giấy dó - Chất liệu của nghệ thuật truyền thống và hiện đại

Giấy dó - Chất liệu của nghệ thuật truyền thống và hiện đại 21/10/2019

Giấy dó không chỉ được các nghệ nhân dùng để làm tranh dân gian mà ngày nay nhiều nghệ sĩ đã tìm về với chất liệu dân tộc để thể hiện các tác phẩm đương đại. Nhưng thực tế đáng lo là nghề làm giấy dó đang bị mai một. Vì thế, dự án Zó Project đã ra đời nhằm bảo tồn và phát triển nghề giấy dó đấy các bạn ạ!

Vẻ đẹp ký ức trong

Vẻ đẹp ký ức trong "Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu" 15/10/2019

Với hồi ký “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu”, tác giả Trung Sỹ đã kể cho chúng ta về những gian khó một thời cả nước đều hướng ra tiền tuyến. Hậu phương, trong đó có Hà Nội là điểm tựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Hình ảnh mũ rơm đi học mũ rơm đi làm và xếp hàng mua thực phẩm đã trở thành ký ức - một ký ức sống động, đầy ắp tình yêu và nỗi nhớ... (Trang văn học tuổi mới lớn 15/10/2019)

Bài văn theo hướng mở

Bài văn theo hướng mở 15/10/2019

Trong chương trình hôm nay, chúng mình cùng ôn lại phương pháp làm văn nghị luận xã hội theo hướng mở. Đây là một dạng bài mà chúng mình học và thực hành không chỉ trong nhà trường mà còn cả những năm về sau này, khi học đại học, đi du học, rồi đi làm nữa. Biên tập viên chương trình và bạn Nguyễn Minh Trang, học sinh lớp 11 A2, trường THPT Trần Phú Hà Nội sẽ cùng chúng mình ôn tập nội dung này... (Văn nghệ thiếu nhi 14/10/2019)

Đọc truyện

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 18 - Nỗi buồn hoa phượng 12/10/2019

Lại một mùa hè. Ngày tạm biệt Tú Quyên và Minh Thi, gương mặt ai cũng không giấu nổi buồn bã. Hạnh Chi muốn rủ Tâm An sang ở cùng nhưng Tâm An từ chối. Hoài cảm nhận rõ sự thiếu vắng những người bạn thân. Dòng chữ “Ngũ long công chúa” trước cửa phòng trọ dù đã mờ nhưng vẫn đọc rõ. Bao kỉ niệm lại ùa về... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 18)

Đọc truyện

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 17 - Tú Quyên bật khóc 12/10/2019

Tú Quyên đến nhà văn hóa xin việc trông coi bể bơi. Cô bé được đưa đến gặp người phụ trách để đánh giá năng lực. Đó là một người đàn ông trung tuổi với gương mặt cương nghị. Khác hẳn với tưởng tượng của Tú Quyên, không hề có một cuộc kiểm tra nào cả. Vì tuổi còn nhỏ và hạn chế về thể lực nên Tú Quyên không được nhận vào làm. Cô bật khóc và chạy ra khỏi nhà văn hóa... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 17)

Đọc truyện

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 16 - Mùa cà phê rớt giá 12/10/2019

Cà phê rớt giá khiến bao gia đình điêu đứng, trong đó có gia đình anh Thành, Hạnh Chi, Tú Quyên và Tâm An. Tú Quyên muốn đi làm thêm ở bể bơi. Tâm An thì phải tằn tiện, bán dần đồ dùng để lo cho việc ăn học. Đã biết thương bố mẹ, nên bạn nào cũng cố gắng để bố mẹ khỏi lo nghĩ. Gặp lại nhau, nhóm Ngũ long công chúa rất vui mừng... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 16)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ