Câu chuyện kể về ông Thanh đi tìm đông đội . Cuối cùng ông vỡ òa trong sung sướng khi biết tin thị đội Quảng Trị đã tìm được hài cốt của hai người lính trong chiếc thùng phuy. Hình ảnh chiếc thùng phuy đựng hài cốt người lính hi sinh và đoàn cựu chiến binh nguồi đầy khoang tàu tìm lại đồng đội khiến người đọc, người nghe nghẹn ngào cảm xúc...
Truyện xoay quanh những vấn đề của lớp trẻ lớn lên ở làng quê nhưng thực chất cũng là xoay quanh câu chuyện của làng xã. Một làng quê, đang trên đà lên phố , dưới tác động của cơ chế thị trường. Sự thay đổi của làng quê đến chóng mặt gắn với những biến cố : Đường nâng cấp, đất mặt đường đội giá, bố Tăng nhượng mảnh vườn. Mảnh đất biến thành chốn nhậu nhẹt, bố Tăng bị tai nạn. Chi sa ngã khi đang học dở dang. Làng chặt hạ cây đa 200 tuổi....v.v và vv
Câu chuyện được tác giả kể với giọng văn nhẹ nhàng, chân thật pha chút tự giễu qua tự sự của nhân vật Phú. Những mâu thuẫn, xung đột giữa mới và cũ được lồng ghép tự nhiên khiến người đọc, người nghe nhất là người ở thôn quê dễ đồng cảm. Và chắc nhiều người sẽ tự nhủ thầm , giá như làng mình, thôn mình cũng vẫn giữ được nét đẹp như xưa.
Đây là truyện ngắn có lối viết không giống như những truyện ngắn được kể, được viết thông thường. Đó là một lối viết tự sự. Cả truyện ngắn không một mẩu đối thoại, song không kém phần hấp dẫn, dẫn dụ người đọc người nghe mong muốn hiểu hơn và đồng cảm hơn với một con người. Từ đó mà chiêm nghiệm, rằng con người có tham vọng thế nào, hoài bão đến đâu thì trước thiên nhiên vẫn rất nhỏ bé, vậy nên hãy gắng sống khiêm nhường, với mình, với người xung quanh và với cả xã hội. Rằng con người có thể dùng tiểu xảo để che mắt thế gian chứ không thể che giấu được lòng mình, vậy nên hãy sống trung thực, và trước tiên hãy trung thực với chính mình.
Bùi Hiển từ trước 1945 đã nổi tiếng với những truyện ngắn mang đậm chất sinh hoạt đời thường. Ngòi bút của ông rất có sở trường với những miêu tả chân thực, sống động cuộc sống ở thôn quê. Cho đến truyện ngắn này, ta một lần nữa lại thấy được sự linh hoạt trong bút pháp của ông khi miêu tả cuộc sống của con người ở thành phố. Đặt tên truyện là "Sai phạm cuối đời", sai phạm mà thực ra không hẳn là sai phạm, theo chúng tôi, nhà văn Bùi Hiển muốn mang tới cho độc giả một sự sẻ chia để chúng ta biết đồng cảm và yêu thương nhiều hơn những con người vốn dĩ rất bình dị, chất phác và chân thành trong cuộc sống quanh ta mỗi ngày.
Gắn bó với văn chương hơn 20 năm về đề tài biển đảo và người lính, tác giả Lê Mạnh Thường được bạn đọc biết đến với nhiều tác phẩm dung dị nhưng sâu sắc về cuộc sống chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc của người lính nơi hải đảo. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 5/10 xin gửi tới quý vị và các bạn truyện ngắn “Hôn lễ xanh” của tác giả Lê Mạnh Thường
Cuộc đời là những khúc quanh mà khúc này khác khúc kia. Con người có mặt tốt, mặt xấu, có những hành động đầy mâu thuẫn không sao lý giải nổi. Nỗi ngậm ngùi kết tủa từ những vui buồn, ngang trái, tréo ngoe của cuộc đời hiển thị trên những trang văn. Chưa kể đến những sự tình, hơi hướng của cuộc sống kim tiền luẩn quẩn bên cạnh những phận đời bé mọn. Đó là điều mà nhà văn Lê Hoài Lương đã thể hiện được phần nào trong truyện ngắn “Người vớt xác”
Ai cũng mong muốn có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Thế nhưng mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng với các mối quan hệ phúc tạp, đa dạng. Mỗi người, mỗi gia đình đều có nỗi lo lắng, buồn bực riêng mà chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu. Truyện ngắn “Kẻ thừa kế” của tác giả Hương Văn mà các bạn nghe trong chương trình Đọc truyện hôm nay nhắn gửi với chúng ta điều ấy
Những câu chuyện mang màu sắc liêu trai, huyễn tưởng thường có một sức hút lạ lùng đối với người đọc. Có lẽ trong mỗi chúng ta đều có một thế giới tưởng tượng phong phú, chỉ là không phải ai cũng đủ bút lực để diễn tả. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 24/09, mời các bạn bước vào thế giới huyền ảo ấy qua truyện ngắn “Con cáo cuối cùng” của nhà văn Hà Phạm Phú
"Mật rắn" được viết từ năm 1988, đến nay đã hơn 30 năm, nhưng vẫn còn nguyên vẹn sắc thái tươi mới của đời sống, đủ gieo vào lòng người đọc người nghe những bâng khuâng về số phận, về sự lựa chọn của mỗi con người...
Dù chỉ viết theo dòng thời gian hồi tưởng tuần tự nhưng thiên truyện có gần 40 “tuổi đời” của nhà văn Vũ Tú Nam vẫn khơi dậy trong mỗi chúng ta những thoáng rung động với tình người, tình đời. “Mùa xuân – Tiếng chim”, theo BTV chương trình qua câu chuyện về mối tình chôn dấu trong quá khứ đã “khảm” nên những tâm hồn đẹp biết sống vì những điều cao cả
Câu chuyện là bức tranh tả thực về số phận của những đứa trẻ mồ côi, không tên, không quê hương, không bản quán, không chút bấu víu vào tương lai, chờ đợi mỏi mòn ngày nào đó sẽ được một gia đình giàu có nào đó ở nơi xa xôi nào đó nhận làm con nuôi. Nhưng rồi “đời không như là mơ”, cũng giống như những đứa trẻ hàng ngày chờ cơm ăn thức uống, chờ ông thợ ảnh đến chụp ảnh gửi cho các gia đình ngoại quốc, Orlando và Acapulco chờ đợi trong vô vọng, cả hai bị bỏ lại…
Với truyện ngắn “Của chùa” nhà văn Phan Đình Minh sử dụng hai giọng kể. Giọng kể của nhân vật tôi mang tính tự sự, người con kể về bi kịch cuộc đời chìm nổi của người cha nuôi tên Hoán và gia đình ông . Giọng kể thứ 2 : Giọng kể của ông Dưỡng - người chứng kiến trực tiếp cuộc đời của ông Hoán kể lại cho nhân vật tôi nghe – thực chất là những đối thoại giữa ông Dưỡng và nhân vật tôi, góp cho câu chuyện tăng phần thuyết phục. Nhờ thế số phận nhân vật ông Hoán được tái hiện khá đậm nét...
Không còn êm đềm sau lũy tre làng, làng quê trong “Cơn giông” hiện ra trong xơ xác vì lô đề, cờ bạc, và thậm chí, còn kiệt quệ hơn khi giấc mộng đổi đời tan vỡ. Tình huống truyện trong “Cơn giông” không mới trong hiện thực đời sống. Nhưng có lẽ đây là tác phẩm hiếm hoi viết về chuyện lừa bán bảo hiểm – điều đã khiến nhiều người rơi vào cảnh cùng đường...