Văn học thiếu nhi - Tín hiệu lạc quan từ tư duy viết mới17/1/2024

Sáng tác văn học cho thiếu nhi là công việc công phu. Ngoài phẩm chất cần có của một người viết, thì họ còn là người am hiểu tâm lý phát triển của trẻ em, để xây dựng truyện linh hoạt, hấp dẫn, góp phần dung dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn với nhà văn Nguyễn Xuân Thủy - Thành viên Tiểu ban Sách Thiếu nhi, Giải thưởng Sách Quốc gia về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/01/2024)

KTS Lê Lương Ngọc và những công trình thấp thoáng dấu ấn bản địa

KTS Lê Lương Ngọc và những công trình thấp thoáng dấu ấn bản địa 15/1/2024

KTS Lê Lương Ngọc với bề ngoài hiền lành nhưng lại là người kĩ tính, táo bạo về mặt chuyên môn. Anh là người thiết kế nên những công trình hiện đại, chứa đựng những kinh nghiệm dân gian. Là người am hiểu vật liệu, một trong những mục tiêu mà KTS Lê Lương Ngọc theo đuổi chính là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, cùng với những tìm tòi và thử nghiệm theo cách riêng, trên con đường hiện đại hóa kiến trúc bản địa. (Hành trình Sáng tạo 14/01/2024)

PGS.TS.bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu - Bác sĩ ôm đàn viết nhạc

PGS.TS.bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu - Bác sĩ ôm đàn viết nhạc 8/1/2024

Nhắc đến PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu, mọi người thường biết đến với vai trò là nguyên Chủ nhiệm Khoa Phục hồi Chức năng (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108). Ngoài tham gia công tác điều trị, bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu nổi tiếng với các công trình nghiên cứu khoa học. Tính đến nay, ông đã chủ trì hơn 70 công trình được công bố trên các tạp chí, đồng thời tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bệnh viện, cấp Bộ Quốc phòng, cấp Nhà nước. Nhưng trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm một cái tôi khác của vị bác sĩ tài ba này. (Tôi và Tôi 07/01/2024)

NSND Vũ Kim Dung trọn một đời cùng Tiếng thơ

NSND Vũ Kim Dung trọn một đời cùng Tiếng thơ 26/12/2023

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, giọng ngâm thơ Vũ Kim Dung đã được thính giả biết đến qua sóng phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Một chất giọng đẹp, đầy đặn, sâu lắng, như sinh ra để dành cho ngâm thơ. Chính Tiếng thơ đã góp phần làm nên thành công của NSND Vũ Kim Dung, và cũng từ Tiếng thơ, NSND Vũ Kim Dung đã bước đến những miền không gian khác nhau, thử sức ở nhiều vai trò khác nhau. Song trước hết và sau cùng bà luôn là người của Tiếng thơ, với khao khát được hát lên, ngâm lên những câu thơ đẹp đẽ mang hồn dân tộc… (Hành trình sáng tạo 24/12/2023)

Giữ chân người tài cho nghệ thuật sân khấu truyền thống: khó đến bao giờ?

Giữ chân người tài cho nghệ thuật sân khấu truyền thống: khó đến bao giờ? 20/12/2023

Nghệ thuật sân khấu truyền thống cần có sự tiếp nối, kế thừa. Tuy vậy, trong những năm gần đây, khi số lượng tuyển sinh đầu vào các ngành nghệ thuật truyền thống gặp nhiều khó khăn, ít và có những chuyên ngành không có sinh viên, thì đương nhiên, đầu vào diễn viên cho các nhà hát cũng có nơi bị “bỏ trống”. Làm cách nào để giữ chân người tài cho sân khấu truyền thống là chủ đề cuộc bàn luận của phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với TS. NSND Lê Tuấn Cường, quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam. (Đối thoại mở 20/12/2023)

Chu Việt Hà: Kiến trúc sư chụp ảnh đường phố.

Chu Việt Hà: Kiến trúc sư chụp ảnh đường phố. 11/12/2023

Khi nhắc đến nhiếp ảnh đường phố, mọi người chắc không còn xa lạ với kiến trúc sư Chu Việt Hà. Trong 10 năm qua, với chiếc máy ảnh trên tay, anh đã thong dong đi khắp các con phố của Hà Nội để bắt trọn được những khoảnh khắc đẹp của thủ đô thân yêu. Những sinh hoạt đời thường của người dân nơi phố thị chính là nguồn cảm hứng lớn nhất để anh cho ra đời những bức ảnh chân thực, sống động. Xin giới thiệu, nhiếp ảnh gia Chu Việt Hà, nhân vật chương trình “Tôi và tôi” của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay. (Tôi và tôi ngày 26/11/2023)

Họa sĩ Trang Thanh Hiền - người mang sức sống mới cho mỹ thuật cổ

Họa sĩ Trang Thanh Hiền - người mang sức sống mới cho mỹ thuật cổ 11/12/2023

PGS.TS, họa sĩ Trang Thanh Hiền, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Cùng với công việc giảng dạy, chị là một nhà nghiên cứu mỹ thuật và đam mê với mỹ thuật cổ truyền thống. Không những thế, chị còn là một họa sĩ đầy đam mê với mảng sáng tác sử dụng chất liệu truyền thống và mang đến cho nó sức sống tươi trẻ, mới mẻ hơn... Trong chương trình hành trình sáng tạo hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ họa sĩ Trang Thanh Hiền - người mang sức sống mới cho mỹ thuật cổ. (Hành trình sáng tạo 10/12/2023)

KTS Vũ Hiệp - tìm thấy mình với tranh lụa

KTS Vũ Hiệp - tìm thấy mình với tranh lụa 11/12/2023

KTS Vũ Hiệp là tác giả của các công trình nghiên cứu, phê bình nghệ thuật, kiến trúc và đoạt nhiều giải thưởng uy tín trong nước như: “Tinh thần khai phóng của nghệ thuật”, “Các cấu trúc tinh thần của nghệ thuật”, “Nghệ thuật dưới góc độ di truyền”, “Đô thị Việt Nam - góc nhìn từ những nơi chốn”, “Sự kiến tạo các nền nghệ thuật”... Trong gần 10 năm trở lại đây, anh tự học và sáng tác tranh lụa. Những sáng tác của Vũ Hiệp đa dạng chủ đề, mang tính phồn thực, ngoa dụ, với mạch xuyên suốt là yếu tố dân gian, tính tùy biến mà anh đã từng đề cập trong những nghiên cứu của mình. (Tôi và Tôi ngày 10/12/2023)

Nhà báo, đạo diễn Trịnh Quang Bách - Khi báo và phim chung một khung hình

Nhà báo, đạo diễn Trịnh Quang Bách - Khi báo và phim chung một khung hình 28/11/2023

Nhà báo, đạo diễn Trịnh Quang Bách sinh năm 1984 tại Thanh Hóa, hiện công tác tại Trung tâm Phim tài liệu - Đài Truyền hình Việt Nam. Hai mươi năm gắn bó với khung hình và máy quay phim, anh đã ghi dấu ấn với một số giải thưởng nghề nghiệp. Mới đây, tại lễ trao giải Cánh diều 2022, bộ phim “Hố đen” do Trịnh Quang Bách đạo diễn đoạt giải Cánh diều vàng ở hạng mục phim Khoa học, cá nhân anh được vinh danh ở hạng mục Đạo diễn phim khoa học xuất sắc. Cũng với tác phẩm này, tại Liên hoan phim Việt Nam 2023, anh được nhận giải thưởng Tác giả kịch bản xuất sắc. (Hành trình sáng tạo 26/11/2023)

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - người coi nghệ thuật là một cuộc chơi đầy đam mê

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - người coi nghệ thuật là một cuộc chơi đầy đam mê 20/11/2023

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu là gương mặt quen thuộc trong giới hội họa nước ta. Tranh của ông được người yêu nghệ thuật không chỉ ở Huế, miền Trung hay trong nước yêu mến mà còn góp mặt ở nhiều phòng tranh, bộ sưu tập ở nước ngoài. Dù thể hiện ở đề tài nào, phong cảnh, hiện thực, vẽ chân dung hay trừu tượng... đều có phong cách riêng đậm nét. Trong chương trình hành trình sáng tạo hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ họa sĩ Đặng Mậu Tựu - người coi nghệ thuật là một cuộc chơi đầy đam mê. (Hành trình sáng tạo 05/11/2023)

Nghệ sĩ Đào Trọng Tuyên: Người tiếp nối tinh thần Việt trong giảng dạy piano

Nghệ sĩ Đào Trọng Tuyên: Người tiếp nối tinh thần Việt trong giảng dạy piano 20/11/2023

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, nghệ sĩ piano Đào Trọng Tuyên được sống và học tập trong môi trường giáo dục mà ở đó cả thầy và trò đều hăng say, nhiệt huyết. Giờ đây, trên cương vị một giảng viên, trưởng khoa Piano của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, tiến sĩ Đào Trọng Tuyên đang tiến hành nghiên cứu và viết giáo trình giảng dạy cho bậc trung cấp, với những tác phẩm âm nhạc viết riêng cho cây đàn piano của các nhạc sĩ trong nước. (Hành trình Sáng tạo 19/11/2023)

Nhà biên kịch Đoàn Tuấn - Viết bằng cả trái tim người lính

Nhà biên kịch Đoàn Tuấn - Viết bằng cả trái tim người lính 13/11/2023

Nhắc đến nhà biên kịch Đoàn Tuấn là nhắc đến "nhiều vai trong một”. Ông vừa là nhà biên kịch, nhà giáo, vừa là nhà báo, nhà quản lý. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm thơ, bút ký và sách dịch được đông đảo bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ông cũng gặt hái nhiều thành công trong vai trò là biên kịch của những bộ phim điện ảnh như "Đường thư", "Sống cùng lịch sử", "Chiếc chìa khóa vàng", “Truyền thuyết về Quán Tiên”… Trong khuôn khổ của chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ khách mời trong vai trò của một nhà biên kịch phim truyện điện ảnh. (Hành trình Sáng tạo 12/11/2023)

Từ truyện đến phim - Sức hút và thách thức

Từ truyện đến phim - Sức hút và thách thức 10/11/2023

Văn học và điện ảnh luôn có mối quan hệ khăng khít. Tác phẩm văn học là nguồn cảm hứng bất tận để sáng tạo điện ảnh. Xu hướng làm phim khai thác từ văn chương đang được điện ảnh nước nhà quan tâm. Song việc chuyển thể từ truyện sang phim luôn là thách thức đối với người làm điện ảnh bởi bên cạnh những bộ phim thành công thì đã có không ít bộ phim nếm mùi thất bại. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) hôm nay, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với tiến sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học Hoàng Cẩm Giang - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 08/11/2023)

Khai thác chất liệu lịch sử văn hóa trong điện ảnh - Sáng tạo hay tùy hứng?

Khai thác chất liệu lịch sử văn hóa trong điện ảnh - Sáng tạo hay tùy hứng? 1/11/2023

Thực tế luôn chứng minh một bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng và chính xác về bối cảnh lịch sử, văn hóa thì hiệu ứng của phim được lan tỏa rất lớn. Điện ảnh nước ta từ buổi đầu còn sơ khai gian khó nhưng các nhà làm phim đã vô cùng chú trọng đến yếu tố này. Song tất nhiên, trình độ và sự quan tâm của từng cá nhân khác nhau, trái nhận về cũng có độ chua ngọt khác nhau. Trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện ảnh, phát triển công nghiệp văn hóa thì việc khai thác chất liệu lịch sử, văn hóa cần phải được đặt ra một cách chuyên nghiệp, ủng hộ sự sáng tạo nhưng không dĩ hòa vi quý với dễ dãi, tùy tiện. Cùng chương trình Đối thoại mở VOV6 trao đổi về vấn đề này, với khách mời là nhà phê bình điện ảnh Tiến sỹ Mai Anh Tuấn, Giảng viên Trường đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 01/11/2023)

Nghệ sĩ sáo flute Lê Thư Hương - Thăng hoa với sắc màu

Nghệ sĩ sáo flute Lê Thư Hương - Thăng hoa với sắc màu 25/10/2023

Lê Thư Hương là nghệ sĩ sáo flute nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ ở Mỹ, chị mang theo tình yêu sáo flute trở về nước, giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và biểu diễn tại Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội cũng như các dàn nhạc giao hưởng khác. Chị thường xuất hiện trong các concert cổ điển ở trong nước và tham gia nhiều tour diễn quốc tế. Vẫn biết có một tình yêu và gắn bó với cây sáo như lẽ sống, nhưng ít ai biết, ở người nghệ sĩ này, còn có một mối duyên thầm với nghệ thuật hội họa. Trong chương trình “Tôi và Tôi” hôm nay, hãy cùng Thúy Quỳnh khám phá một cái Tôi khác của nghệ sĩ sáo flute Lê Thư Hương. (Tôi và Tôi 26/10/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ