NSND Thu Hà - Trọn đam mê với múa 31/7/2023

Đến với nghệ thuật múa ngay từ khi còn là cô bé theo học tại trường thiếu sinh quân, đến nay, NSND Thu Hà vẫn luôn dành trọn đam mê, tình yêu, luôn khao khát đưa nghệ thuật múa đến gần hơn với khán giả. Những giá trị của văn hóa truyền thống đã được chị trân trọng, gìn giữ và chắt lọc, trở thành chất liệu quý giá và nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tạo nghệ thuật. Những tác phẩm múa do chị dàn dựng vừa đậm bản sắc dân tộc, vừa mang hơi thở của cuộc sống đương đại. Trong chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay, xin mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ NSND Thu Hà để hiểu thêm về những tìm tòi, sáng tạo trong lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ đầy đam mê này. (Hành trình Sáng tạo 23/7/2023)

Thượng úy Phạm Văn Trình - Thanh niên

Thượng úy Phạm Văn Trình - Thanh niên "vui chơi" với âm nhạc truyền thống 31/7/2023

Thượng úy, kỹ sư Phạm Văn Trình sinh năm 1995 tại Thanh Hóa. Anh tốt nghiệp Đại học và Cao học Khoa vô tuyến điện tử và laser Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Matxcova. Với một quân nhân đang làm việc tại Viện Vũ khí, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, niềm yêu thích âm nhạc truyền thống, cụ thể là Quan họ, Xẩm, Chèo… cũng như mưa dầm thấm lâu, càng nghe, càng hát càng thấy say mê và trân quý những giá trị mà ông bà ta để lại. (Tôi và Tôi 30/7/2023)

Cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi: Phong trào hay sự vào cuộc?

Cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi: Phong trào hay sự vào cuộc? 21/7/2023

Chất lượng và sức hút của Văn học thiếu nhi trong nước lâu nay vẫn là bài toán khó. Gần đây một số cuộc thi, cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi được phát động. Các cuộc thi này chỉ mang tính chất phong trào hay là sự vào cuộc góp phần phát triển Văn học thiếu nhi nước nhà? Chúng ta cùng bàn luận về vấn đề này với nhà văn Lê Phương Liên - Uỷ viên Hội đồng Văn học thiếu nhi - Hội Nhà văn Việt Nam (Đối thoại mở 19/07/2023)

NSƯT Trường Bắc - Câu chuyện sau ánh đèn sân khấu

NSƯT Trường Bắc - Câu chuyện sau ánh đèn sân khấu 17/7/2023

Tiếng hát của NSƯT Trường Bắc giống như con người anh vậy, nhiệt thành, nồng nã. Trong tiếng hát có hình ảnh của chàng trai khỏe mạnh, bình dị, yêu con người, yêu cuộc sống. Trong tiếng hát có hình ảnh của quê hương làng xóm, tiếng sóng vỗ dạt dào, vị mằn mòi của biển, sự hào phóng của gió của nắng; có hình ảnh mái nhà thân yêu với dáng bà dáng mẹ, điệu hò khoan, nhịp tung chài. Đó là nơi bắt đầu, giống như dòng nước từ khởi nguồn chảy ra suối ra sông, nhập vào bể lớn… (Hành trình sáng tạo 16/07/2023)

Bảo tồn và phát triển múa dân gian dân tộc: Khó khăn và thử thách

Bảo tồn và phát triển múa dân gian dân tộc: Khó khăn và thử thách 13/7/2023

Nước ta có 54 dân tộc anh em, với bản sắc văn hóa rất đa dạng và phong phú. Múa dân gian dân tộc được coi là tài sản quý báu của văn hóa dân tộc, mạch nguồn khơi dậy cảm hứng sáng tạo trong nghệ thuật múa. Tuy nhiên, trong đời sống nghệ thuật sôi động hiện nay, bảo tồn và phát triển thể loại múa này đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Trưởng khoa Diễn viên múa, Học viện Múa Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 12/7/2023)

Họa sĩ Trịnh Quế Anh - Một cá tính riêng với sơn mài

Họa sĩ Trịnh Quế Anh - Một cá tính riêng với sơn mài 10/7/2023

Là họa sĩ trẻ nhưng Trịnh Quế Anh có nhiều sáng tạo với chất liệu sơn ta truyền thống. Tranh của chị mang đến sự rung động với người xem bởi sự trong trẻo, yên bình đến lạ! Những hình ảnh rất đời thường, rất gần gũi những đã biến hóa trở nên ấn tượng và có chiều sâu khi được chuyển tải trên tranh sơn mài từ chất liệu sơn ta. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học Nghệ thuật, mời quý vị và các bạn gặp gỡ và nghe câu chuyện của họa sĩ Trịnh Quế Anh. (Hành trình sáng tạo 09/7/2023)

Làm sao lấp “lỗ hổng” xử lý tranh giả, tranh chép?

Làm sao lấp “lỗ hổng” xử lý tranh giả, tranh chép? 30/6/2023

Trong vài năm gần đây, các tác phẩm nghệ thuật thời kỳ mỹ thuật Đông Dương xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường giao dịch và lập kỷ lục trên sàn đấu giá danh tiếng, nhưng cũng liên tục vướng nghi án tranh giả khiến nhà sưu tập thế giới đánh giá sai lệch tài năng của danh họa của nước ta. Mặt khác thị trường trong nước, nạn sao chép, làm tranh giả ngày một gia tăng cũng gây bức xúc cho giới mỹ thuật cũng như công chúng, là một phần nguyên nhân làm thị trường mỹ thuật trở nên lộn xộn, gây mất niềm tin và khiến cho tranh của họa sĩ mất giá trên thị trường. Làm thế nào để có thể lấp những lỗ hổng trong việc xử lý, trả lại sự minh bạch, công bằng cho thị trường mỹ thuật? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật Phạm Long về chủ đề này. (Đối thoại mở 28/6/2023)

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha - người hát rong của thời đại

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha - người hát rong của thời đại 26/6/2023

Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ông có thể ngồi cùng bạn bè hàng giờ để kể chuyện tiểu sử, các tác phẩm và những mầu chuyện vui, dí dỏm về các tên tuổi của nền âm nhạc nước nhà như Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Hoàng Việt, Huy Du, Phạm Duy… Là tác giả của 14 công trình nghiên cứu âm nhạc, ông vừa được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Trong ông luôn thấm đẫm chất lính, chất nghệ sĩ và một tình yêu với thi ca, với âm nhạc, tưởng như không bao giờ cạn. (Hành trình Sáng tạo 25/6/2023)

Vũ Đình Tuấn - Chuyện về người họa sĩ

Vũ Đình Tuấn - Chuyện về người họa sĩ "say" chèo 26/6/2023

Họa sĩ Vũ Đình Tuấn giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam có lần đã chia sẻ rằng, anh không thể sống mà không vẽ. Yêu và gắn bó với hội họa như lẽ sống, ít ai biết, anh còn có niềm say mê với nghệ thuật chèo. Trong chương trình Tôi và Tôi hôm nay, hãy cùng khám phá một cái Tôi khác của họa sĩ Vũ Đình Tuấn! (Tôi và Tôi 25/6/2023)

Tạp chí văn nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số

Tạp chí văn nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số 21/6/2023

Là một bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí văn nghệ nước ta ngày càng đổi mới và phát triển, đóng góp tích cực trong việc xây dựng đời sống văn hóa và tinh thần. Trong đó, các tạp chí văn nghệ đã có những cách làm, lối đi riêng để tự đổi mới, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của độc giả trong thời đại 4.0. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng trao đổi với nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tâm, hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội về chủ đề này. (Đối thoại mở 21/06/2023)

NSND Ngọc Bích: Một tình yêu với múa

NSND Ngọc Bích: Một tình yêu với múa 20/6/2023

Từ một diễn viên múa solo rồi trở thành biên đạo múa, NSND Ngọc Bích lúc nào cũng tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết với nghề. Sáng tạo nghệ thuật trên nền hồn cốt của văn hóa dân tộc để phát triển trong cuộc sống đương đại là mục tiêu bà luôn hướng đến khi dàn dựng một tác phẩm múa hay một chương trình nghệ thuật. Hơn 40 năm trong nghề, những huân, huy chương và giải thưởng cao quý về nghệ thuật là sự ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của bà cho nền nghệ thuật múa nước nhà. Trong chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay, xin mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ NSND Ngọc Bích để hiểu thêm về những tìm tòi, sáng tạo trong lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ đầy đam mê này. (Hành trình Sáng tạo 14/06/2023)

Đạo diễn NSƯT Trịnh Quang Tùng lắng nghe lòng mình qua phim tài liệu

Đạo diễn NSƯT Trịnh Quang Tùng lắng nghe lòng mình qua phim tài liệu 20/6/2023

Đạo diễn NSƯT Trịnh Quang Tùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sinh năm 1975 tại Thanh Hóa. Anh thành danh ở cương vị quay phim và đạo diễn. Bộ sưu tập giải thưởng của anh rất phong phú, nhiều lần được nhận Giải quay phim xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc tại các Liên hoan phim Việt Nam, giải Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam. Nhiều phim do anh đạo diễn và đồng đạo diễn nhận các giải thưởng cao quý như Bông sen vàng, Bông sen bạc, Cánh diều vàng, Cánh diều bạc, các giải thưởng quốc tế… Năm 2019, đạo diễn Trịnh Quang Tùng được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. (Hành trình sáng tạo 18/06/2023)

Họa sĩ Lê Tiến Vượng và hành trình thiện nguyện

Họa sĩ Lê Tiến Vượng và hành trình thiện nguyện 12/6/2023

Họa sĩ Lê Tiến Vượng sinh năm 1961 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp, tay nghề đồ họa của ông gắn liền với báo Thiếu niên Tiền Phong suốt mấy chục năm. Không chỉ biết đến là một họa sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhà thiết kế logo có tên tuổi, ông còn là chủ nhiệm Câu lạc bộ thiện nguyện “Trái tim hồng”. Đến nay, họa sĩ Lê Tiến Vượng cùng câu lạc bộ vận động xây dựng được 22 điểm trường, 4 nhà tình nghĩa tại các địa phương khó khăn. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ không nói câu chuyện của ông với những bảng màu, tranh vẽ mà các bạn sẽ cùng với tôi đi tìm chân dung một cái tôi khác của họa sĩ. (Chương trình Tôi và Tôi ngày 11/6/2023)

NSND Nguyễn Như Vũ - Người lưu giữ ký ức qua những thước phim

NSND Nguyễn Như Vũ - Người lưu giữ ký ức qua những thước phim 8/6/2023

Hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật thứ bảy, nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Như Vũ đã hoàn thành hơn 100 bộ phim tài liệu và khoa học. Tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm dung dị, chân thực mà giàu cảm xúc như Người thắp lửa, Đất trắng, Gian nan hạnh phúc. Ông cũng là tác giả vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật lần thứ 6. (Hành trình Sáng tạo 04/6/2023)

Nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Lan tỏa giá trị âm nhạc trên cánh sóng VOV

Nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Lan tỏa giá trị âm nhạc trên cánh sóng VOV 2/6/2023

Với gần 30 năm gắn bó với Đài TNVN, Nhạc sĩ Trần Nhật Dương đã sớm định hình cho mình một phong cách âm nhạc riêng. Lấy cảm hứng từ đề tài đất nước, lịch sử hay từ những cảm xúc đời thường, kết hợp với kỹ thuật âm nhạc được đào tạo bài bản chuyên nghiệp, những tác phẩm của nhạc sĩ không chỉ chạm đến trái tim của người nghe mà còn mang nhiều giá trị sâu sắc. Mới đây, nhạc sĩ Trần Nhật Dương vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với cụm 4 tác phẩm. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ nhạc sĩ Trần Nhật Dương để cùng tìm hiểu con đường nghệ thuật gắn liền với làn sóng của Đài TNVN. (Hành trình Sáng tạo 31/5/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya