Không ít người cố gắng lý giải về hiện tượng thưa vắng người xem bằng câu hỏi không lời đáp: Tại sao sân khấu lại ra… nông nỗi thế này. Một nền sân khấu của một dân tộc vẫn luôn ưa thích hình thức sinh hoạt cộng đồng, vậy mà nay hoạt động khó khăn đến thế?. Không ít người quản lý, các tác giả, đạo diễn và nghệ sĩ biểu diễn chua chát thừa nhận: Chẳng hiểu được khán giả hôm nay thích gì mà chiều. Tiếp tục với loạt bài về Sân khấu và khán giả, chúng ta cùng nghe bài viết Làm sân khấu thời nay
Không ít người cố gắng lý giải về hiện tượng thưa vắng người xem bằng câu hỏi không lời đáp: Tại sao sân khấu lại ra… nông nỗi thế này. Một nền sân khấu của một dân tộc vẫn luôn ưa thích hình thức sinh hoạt cộng đồng, vậy mà nay hoạt động khó khăn đến thế?. Không ít người quản lý, các tác giả, đạo diễn và nghệ sĩ biểu diễn chua chát thừa nhận: Chẳng hiểu được khán giả hôm nay thích gì mà chiều. Trong khuôn khổ loạt bài viết này, chúng tôi cũng không có tham vọng đưa lại những kiến giải toàn diện, mà chỉ xin đề cập đôi điều về nguyên nhân chủ quan từ phía các nghệ sĩ sáng tạo, hay cụ thể hơn, đó là chuyển tải tiếng nói của "những người trong cuộc.
Tối 11/8, tại Hà Nội đã ra mắt vở kịch hát “Ngàn năm mây trắng”, tác giả kịch bản: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ; chuyển thể: Hoàng Song Việt, Thanh Ngoan; đạo diễn: Thanh Ngoan, Triệu Trung Kiên do Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam phối hợp thực hiện. Đây là tác phẩm được dàn dựng để tham dự Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV, Hà Nội - 2019 do Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tổ chức, đồng thời cũng là công trình kỷ niệm 74 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945-7/9/2019) và 70 năm thành lập Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.
Khán giả sân khấu Tuồng không thể quên Nghệ sĩ nhân dân Đàm Liên trong những vai tuồng "Ông già cõng vợ đi xem hội", "Trưng Trắc", "Phương Cơ giả điên qua ải", "Hề nghe tin dữ"... mà ở đó bà mải miết diễn, khóc cười theo từng số phận nhân vật để rồi nhiều thế hệ khán giả Việt Nam đã gọi bà với những danh xưng "Bà chúa của sân khấu tuồng", "Vua tuồng"...
Kịch bản Người tốt nhà số 5 của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ tái diện khán giả sân khấu Thủ đô sau gần 4 thập kỷ qua vở diễn của đạo diễn Tạ Tuấn Minh
Cuộc trò chuyện cùng Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái về sự du nhập trong kịch nói Việt Nam
Đào Tam Xuân là kịch bản truyền thống do NSND Quang Tốn, NSND Bạch Trà khai thác, với sự chỉnh lý của Bửu Tiến
Tối 20/10/2018, Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc 2018 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Quảng Ngãi. Đây là hoạt động nghệ thuật góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể truyền thống, trong đó có nghệ thuật Bài chòi vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phản ánh của Vinh Thông, PV Đài TNVN thường trú tại khu vực miền Trung.
Nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo Xuân Trình (1936-1991); Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001; nguyên Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sân khấu... là một trong những nhà viết kịch hàng đầu của sân khấu hiện đại Việt Nam; với nhiều vở diễn nổi tiếng, gây nhiều tranh luận về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật từ giữa những năm 60 - 90 của thế kỷ trước...