"Vì sao tuổi thơ": Bay lên cùng cái đẹp26/5/2023

Vì sao tuổi thơ viết về đề tài người lính-quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại chiến trường Campuchia, làm nghĩa vụ quốc tế, truyện không có nhiều chi tiết gay cấn thót tim như các truyện viết về chiến tranh ta từng thấy. Nhà văn Phùng Kim Trọng đã mang tới một âm hưởng mới rất đẹp, tuy chiến tranh nhưng lại rất đỗi lãng mạn nhẹ nhàng. Người chiến sĩ tên Nhân với những giấc chiêm bao về bức điêu khắc tuyệt mỹ trong đền Ăng Co, mơ về những người vũ nữ với thân hình mềm mại và điệu múa uyển chuyển. Anh thoát khỏi hiện thực chiến tranh tàn khốc để mà mơ về cái đẹp vĩnh hằng ở nơi sâu nhất trong tâm tưởng. Người đẹp Stieeng - cô vũ nữ Avin xuất hiện với nhiệm vụ ám sát Nhân, món quà cô gửi tới anh là quả mìn zip cài dưới đế giày. Thế nhưng vẻ đẹp và quá khứ đau thương của Avin lại khiến cho Nhân muốn dập tắt đi những hận thù trong mắt nàng sâu thẳm. Và trong giấc mơ, Nhân và Avin cùng ngồi bên nhau, hai người trong cuộc chiến nói cho nhau nghe về những ước mơ từ thuở thiếu thời. Khi tan mộng hiện thực ùa về, Avi cùng một nhúm tàn quân Pôn Pốt ở ngay trước mắt. Rất nhanh, vì là người chỉ huy Nhân phải hành động để cứu anh và cứu đồng đội. Chỉ một tíc tắc thôi Nhân giật nhẹ quả mìn là cô vũ nữ cùng đám tàn quân sẽ bị quét sạch. Nhưng anh dừng lại, và thầm nghĩ “ta có thể chết đến hai lần chứ ta không thể hủy hoại một vẻ đẹp ngần kia”. Cuối câu chuyện là một cái kết đẹp, anh chiến sĩ siết chặt lấy tay người vũ nữ, giấc mơ anh cùng nàng bay lên cùng vì sao tuổi thơ dường như đã trở thành sự thực. Sau cùng, cái đẹp trong lòng tin, cái đẹp sâu trong tiềm thức tâm hồn của con người đã vượt lên và chiến thắng sự tàn bạo của cuộc chiến; cái đẹp đã gắn kết hai con người hai số phận, cái đẹp hóa giải mọi hận thù. Đúng như điều Nhân tâm niệm: “Chúng ta chiến đấu không phải để gieo rắc hận thù, mà chúng ta chiến đấu để cho điệu múa lời ca của hai dân tộc hòa quyện vào nhau”. (Lời bình của BTV Vũ Hà)

“Người vắng mặt”: Buồn vui cuộc đời người cựu chiến binh

“Người vắng mặt”: Buồn vui cuộc đời người cựu chiến binh 26/5/2023

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì có hàng vạn người lính đã hi sinh cho nền độc lập của đất nước. Sau khi đất nước hòa bình thì vẫn còn nhiều người lính mất tích, thất lạc thông tin. Người cựu chiến binh Lê Chí Hữu trong câu chuyện cũng một trong rất nhiều trường hợp thất lạc giấy tờ trong chiến tranh. Cuộc chiến khốc liệt, đồng đội người còn người mất, đơn vị chuyển đổi liên tục … rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến Lê Chí Hữu không chứng minh được mình đã từng là một người lính chiến đấu, cống hiến cho đất nước. Không có giấy tờ tùy thân, người cựu chiến binh sống gần như bên lề xã hội. Anh không được hưởng những chính sách đền ơn đáp nghĩa, bị mọi người coi thường. Phần đầu câu chuyện tác giả sử dụng danh xưng “gã” khi nói tới nhân vật chính thể hiện sự vô danh, không tên tuổi, không địa vị của anh trong xã hội. Tuy cuộc sống của Lê Chí Hữu cũng không quá đói khổ nhưng điều làm anh day dứt nhất đó chính là tư cách của một người lính, là sự tôn trọng của mọi người. May mắn nhờ có người đồng đội cũ là Bùi Văn Vệ thì thân phận người lính của Lê Chí Hữu mới được sáng tỏ. Tâm nguyên của người cựu chiến binh đã được thực hiện. Khi chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm, khi tuổi không còn trẻ thì sự ghi nhận của xã hội, của cộng đồng với tư cách một người lính Cách mạng là niềm tự hào nhất với Lê Chí Hữu. Truyện ngắn khai thác đề tài người cựu chiến binh sau khi đất nước hòa bình. Có không ít gia đình thương binh, liệt sĩ, cựu chiến binh vì lý do khác nhau mà không được hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa của đất nước. Truyện ngắn được tác giả viết có nội dung, mạch truyện rõ ràng, ý tưởng nhân văn khi đề cao tình đồng đội đồng chí cũng như hình tượng cao đẹp của người lính, nhấn mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa với những người hy sinh, cống hiến cho đất nước. Tuy vậy, câu chuyện thiếu những điểm nhấn, tình tiết đáng nhớ. Phần đầu truyện giọng văn gai góc, có phần tự châm biếm, đến phần cuối truyện niềm xúc động của nhân vật chưa được đẩy lên mãnh liệt. Nếu tác giả khai thác thêm một vài chi tiết kỉ niệm gian khổ, chia sẻ ngọt bùi, chia sẻ sự sống cái chết của Lê Chí Hữu và Bùi Văn Vệ trên chiến trường năm xưa hoặc thêm vài tình tiết về khó khăn, thiệt thòi của gia đình, con cái người cựu chiến binh trong cuộc sống thì truyện ngắn sẽ để lại nhiều điều đáng nhớ hơn với người đọc, người nghe. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Có một miền quê trong thơ Văn Công Hùng

Có một miền quê trong thơ Văn Công Hùng 26/5/2023

Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!

Có một miền quê trong thơ Văn Công Hùng

Có một miền quê trong thơ Văn Công Hùng 26/5/2023

Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!

Trần Quốc Thực - Lời cỏ ướt thì thầm

Trần Quốc Thực - Lời cỏ ướt thì thầm 24/5/2023

Nhà thơ Trần Quốc Thực đã xuất bản tất cả 4 tập thơ: Miền chờ (1989), Nét khắc (1995), Trái tim hoa bìm (1998) và Tháp cúc (2003). Trong 4 tập thơ trên, tập Miền chờ giành Giải B giải Nguyễn Khuyến của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Hà năm 1990, tập Nét khắc dành Giải A về thơ của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Các Hội VHNT Việt Nam năm 1995, tập Tháp cúc dành Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội năm 2004. Trong những cây bút đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ và có các sáng tác dồi dào trong thời kỳ sau 1975, Trần Quốc Thực là một giọng điệu riêng biệt. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Trần Quốc Thực – Lời cỏ ướt thì thầm.

Bích Khê – Từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh

Bích Khê – Từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh 24/5/2023

Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị di sản văn chương Bích Khê qua tập thơ đầu tiên của ông, tập Tinh huyết, xuất bản năm 1939, cũng là tập thơ duy nhất được in khi ông còn sống. Sau khi Bích Khê qua đời tới nửa thế kỷ, gia đình của ông mới công bố tiếp tập thơ thứ hai mang tên Tinh hoa, gây nhiều sửng sốt trong lòng bạn đọc cũng như giới nghiên cứu văn chương. Trong phần đầu của chương trình Tìm trong kho báu hôm nay, mời quý vị cùng theo dõi phần tiếp theo bài viết của tác giả Trần Thu Hà với nhan đề Bích Khê – Từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh, để cùng tìm hiểu về tập thơ di cảo mang tên Tinh hoa của Bích Khê.

" Khoảng trời riêng": Khoảng trống chông chênh tuổi già 23/5/2023

Câu chuyện về người đàn ông đã có tuổi, về hưu an dưỡng tuổi già nhưng bỗng một ngày nảy sinh tình cảm với một người phụ nữ còn trẻ trên mạng, là chuyện xảy ra khá nhiều trong thời buổi này. Đó là nhu cầu cá nhân của mỗi người, không hoàn toàn đúng mà cũng chưa hẳn đã sai. Nhân vật người đàn ông có nhiều thay đổi tâm lý, sinh hoạt khi nảy sinh tình cảm ngoài luồng ấy, dẫu chỉ nhắn tin, chat với nhau qua mạng nhưng nó có sự tác động rất lớn đối với ông. Cảm giác muốn có một người chia sẻ, chăm sóc, quan tâm, nhất là tuổi già là nhu cầu chính đáng. Nhưng câu chuyện đã kết thúc khá bất ngờ khi người đàn ông muốn gặp trực tiếp người phụ nữ ấy. Hẹn nhau nhưng cô không đến khiến ông hụt hẫng, chán nản và có phần xấu hổ, tự trách mình. Giấc mộng về tình yêu đã chấm dứt đột ngột, có phần phũ phàng khiến ông nhận ra sự thật, khoảng trời riêng tư của ông đã tắt ngấm tự bao giờ. Câu chuyện gợi nhiều suy ngẫm và ứng xử trong cuộc sống, nhất là chuyện tình cảm với tất cả chúng ta. Với nhà văn Xuân Mai, những câu chuyện đời thường được ông đưa vào trang sách thật dung dị, đó là lối ứng xử giữa người với người, là muôn nỗi nhân tình thế thái. Câu chuyện về bà mẹ và đứa con gái ứng xử với tờ tiền giả như thế nào trong truyện ngắn “Đồng tiền rách” sẽ mở ra những chiều kích trong suy nghĩ đối với người đọc, người nghe. Bà mẹ đã cố tình trả tờ tiền giả cho người phụ nữ bán rau bị mù, rồi chính con gái bà lại xin tờ tiền ấy đem về. Khi đứa con gái kể về hoàn cảnh của người phụ nữ bị mù ấy, cách ứng xử đầy tình người của cô đã khiến cho bà mẹ vô cùng xấu hổ và ân hận. Bà chờ mong gặp lại người phụ nữ ấy để xin lỗi nhưng chờ mãi vẫn bặt vô âm tín. Đây là bài học cho chính bà bởi lòng tham và sự nhẫn tâm đã khiến bà đánh mất sự tử tế. Chính cô con gái đã đánh thức bà và sự ân hận, hối cải là điều cần thiết để bà sửa lỗi. Câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc, đó là thông điệp mà nhà văn gửi đến. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Bích Khê: Tài thơ độc đáo

Bích Khê: Tài thơ độc đáo 23/5/2023

Nhìn lại các thành tựu của Thơ Mới lãng mạn (1932-1945), Bích Khê là một trong những gương mặt đặc biệt. Chỉ sống trên dương thế 30 năm và sinh thời chỉ in một tập thơ duy nhất, tập Tinh huyết (năm 1939), Bích Khê đã khẳng định một giọng điệu và phong cách độc đáo, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Chương trình Tìm trong kho báu lần này xin được cùng thính giả nhìn lại di sản văn chương của ông.

"Làng xa": Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân 16/5/2023

Nhà văn Đỗ Văn Nhâm, sinh năm 1952 tại Vụ Bản, Nam Định. Tốt nghiệp Khóa 3 Trường Viết văn Nguyễn Du. Đã xuất bản tập truyện ngắn “Bạn bè – Làng xa”. Đỗ Văn Nhâm là một người lính đã tham gia ba cuộc chiến tranh, chống Mỹ, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, từng giữ chức Phó Giám đốc Điện ảnh Quân đội với quân hàm Đại tá. Là một người trực tiếp cầm súng trên nhiều chiến trường, và là người nặng lòng với quá khứ chiến tranh nên hầu hết sáng tác của ông đều bám chặt đề tài này, và ông luôn tìm ra được những góc nhìn độc đáo, khác lạ. Một trong những truyện ngắn thành công nhất của ông phải kể đến Làng xa:

Sáng tác của Nguyễn Tuân thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 – 1945

Sáng tác của Nguyễn Tuân thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 – 1945 12/5/2023

Trong chương trình Tìm trong kho báu kỳ trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về chặng đường sáng tác thứ nhất của Nguyễn Tuân, đó là thời kỳ trước 1945 với tập tác phẩm nổi tiếng Vang bóng một thời cùng một số tùy bút, tiểu thuyết tiêu biểu khác như Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn. Trong chương trình Tìm trong kho báu lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chặng đường sáng tác thứ hai của Nguyễn Tuân, đó là thời kỳ sau 1945

Âm vang của một thời vàng son quá vãng

Âm vang của một thời vàng son quá vãng 12/5/2023

Nhìn lại nền văn xuôi Việt Nam hiện đại thế kỷ 20, Nguyễn Tuân là gương mặt thật độc đáo, đặc biệt với các sáng tác trải dài trong cả ba giai đoạn: trước 1945, giai đoạn kháng chiến và sau 1975. Nếu như trước 1945, ông có những thành tựu ở cả ba thể loại: truyện ngắn, tùy bút và tiểu thuyết thì kể từ sau 1945, bút lực Nguyễn Tuân chủ yếu tập trung vào một thể loại duy nhất – tùy bút – mà ông gọi đó là một lối chơi độc tấu.

Đỗ Bích Thúy - Than đỏ dưới tro tàn

Đỗ Bích Thúy - Than đỏ dưới tro tàn 10/5/2023

Nhìn vào đội ngũ những cây viết đương đại về đề tài miền núi trong khoảng 15 trở lại đây, Đỗ Bích Thúy nổi lên như một trong những gương mặt tiêu biểu hàng đầu. Chị quê gốc ở Nam Định nhưng lại sinh ra và lớn lên ở Hà Giang, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền khóa 1997-2001, sau đó về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tính đến nay, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 22 cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn và tản văn. Chị cũng đã dành được nhiều giải thưởng văn học trong nước như Giải Nhất truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2000, Giải Nhất Văn xuôi Hội Văn học Nghệ thuật Các dân tộc thiểu số năm 2013, Giải Văn học Nghệ thuật thủ đô năm 2014. Nhân dịp cuốn tản văn mới nhất của chị vừa được ra mắt trong tháng Tư này, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT VOV6 xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung chị với tên gọi: Đỗ Bích Thúy – Than đỏ dưới tro tàn.

Vang vọng những vần thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Vang vọng những vần thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ 9/5/2023

Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 của quân và dân ta “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” khiến cả thế giới khâm phục. Đã 69 năm trôi qua nhưng ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Rất nhiều bài thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ra đời kể về 56 ngày đêm chấn động địa cầu, ca ngợi chiến công và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh vì sự độc lập tự do của Tổ quốc.

Nguyễn Linh Khiếu: Phá cách trong trường ca triết học

Nguyễn Linh Khiếu: Phá cách trong trường ca triết học 9/5/2023

Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu sinh năm 1959 tại Thái Bình. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng thơ – Hội Nhà văn Hà Nội. Vốn là một tiến sĩ Triết học nhưng nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu lại có sức sáng tác thơ ca bền bỉ với nhiều tập thơ như: “Chùm mơ tiên cảm”, “Lửa thiêng”, “Hoa linh”, “Dọc sông Hồng”, “Phồn sinh”, “Hoa linh thảo”…Vừa qua, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã có cuộc gặp gỡ bạn bè văn chương tại không gian của “Tổ Chim Xanh”, Hà Nội. Trong buổi tâm giao này, trường ca “Phồn sinh” của nhà thơ quê Thái Bình đã nhận được nhiều sự chú ý và đánh giá từ các nhà nghiên cứu và các bạn thơ. Phóng viên chương trình có bài “Nguyễn Linh Khiếu: Phá cách trong trường ca triết học”.

“Đứa con người điên”: Tình mẫu tử thiêng liêng

“Đứa con người điên”: Tình mẫu tử thiêng liêng 9/5/2023

Truyện ngắn “Đứa con người điên” của tác giả Tịnh Vũ là một câu chuyện buồn nhưng không bi luỵ. Bất kì người đàn bà nào sinh ra trên thế gian này cũng có quyền làm mẹ, dù họ có tật nguyền hay lâm vào hoàn cảnh thế nào. Người mẹ có thể khiếm khuyết nhưng đứa con là hạt ngọc đối với họ, người mẹ nào mà không yêu thương đứa con mình đứt ruột đẻ ra. Một người mẹ bị khiếm khuyết về thể chất và tinh thần, đứa con nhỏ thơ ngây được người mẹ ấy sinh ra lại càng là niềm an ủi lớn lao, là điểm tựa để họ sống. Nhân danh những thứ tốt đẹp nhưng cũng không thể tước đi quyền làm mẹ, quyền được yêu thương chăm sóc đứa con mình. Chi tiết đứa con nhỏ bị người ta bắt đi và người mẹ phản kháng bằng cách không ăn không uống, tự huỷ hoại bản thân mình là hành động mang ý chí và tình cảm mãnh liệt và chứng tỏ người mẹ ấy không hề điên. Sự đấu tranh mạnh mẽ và tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã chiến thắng những toan tính ích kỉ, vật chất. Sự trở về của đứa con vừa là niềm vui tột cùng của người mẹ, vừa là minh chứng rằng tình người, sự yêu thương mới là điều đáng quý nhất đối với mỗi cá nhân và gia đình họ đang sống. Câu chuyện ám ảnh người đọc, người nghe, chạm đến lòng trắc ẩn của mỗi chúng ta và từ đó, chúng ta nhận ra những giá trị tốt đẹp, lòng yêu thương, tình người đã nâng đỡ con người vượt qua những sóng gió cuộc đời…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya