Sáng tác thơ văn của nhà thơ, nhà giáo, nhà yêu nước Phan Văn Trị 18/11/2022

Năm 19 tuổi, nhà thơ, nhà yêu nước Phan Văn Trị thi đậu Cử nhân, cùng khoa với Nguyễn Thông. Sau đó Nguyễn Thông làm quan nhiều nơi, lên đến chức Bố chánh Quảng Ngãi. Về phần Phan Văn Trị, ông chọn cuộc sống thanh đạm, mở lớp dạy học ở làng quê. Tuy rời xa chốn quan trường nhưng tấm lòng Phan Văn Trị vẫn đau đáu trước tình cảnh triều đình nhu nhược, đất nước nguy cơ rơi vào tay thực dân Pháp. Những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật được ông sáng tác nhằm bày tỏ chí hướng, ước muốn giúp đời, cứu dân hoặc để phê phán những người bất tài, hám danh. Đến khi quân Pháp chiếm đóng Nam bộ, ông làm thơ yêu nước, thơ xướng họa có tính chất bút chiến. Có thể nói, thời kỳ nào, Phan Văn Trị cũng dành tâm sức để nói lên sự quan tâm với thế sự, tấm lòng đối với đồng bào, non sông, Tổ quốc

Tiếng thơ của nhà thơ, nhà giáo Bùi Kim Anh

Tiếng thơ của nhà thơ, nhà giáo Bùi Kim Anh 14/11/2022

Ở tuổi 74, nhà thơ Bùi Kim Anh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã ra mắt công chúng, bạn đọc tổng cộng 12 tập thơ. Ấy là một đam mê, nỗ lực không ngưng nghỉ. Nhà thơ Bùi Kim Anh vốn là một cô giáo dạy Văn có tiếng ở Hà Nội. Mấy chục năm đã trôi qua, tiếng thơ của một nhà giáo vẫn còn đó với ánh nhìn tha thiết với cuộc đời.

Nhà thơ Nguyễn Thông và tấm lòng với cố hương

Nhà thơ Nguyễn Thông và tấm lòng với cố hương 11/11/2022

Là nhà hoạt động chính trị, xã hội, nhà giáo dục, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, nhà sử học có ý thức trách nhiệm cao, Nguyễn Thông có những đóng góp rất tích cực cho đất nước ta giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19. Cuộc đời của ông xác lập tư thế một nhà nho hành đạo trong thời đại mới, không chỉ theo đuổi lý tưởng khoa cử, trung quân ái quốc mà còn tích cực tham gia vào công cuộc kháng Pháp, đem nhiệt huyết và tài năng ra giúp nước, giúp đời. Và cũng như nhiều nhà nho cùng thời, qua các trước tác, nhà thơ Nguyễn Thông gửi gắm tâm sự cá nhân, đặc biệt là tấm lòng với cố hương:

"Hot girl": Bản lĩnh của một cô gái đẹp 11/11/2022

Nhà văn xứ Thanh Lê Ngọc Minh-Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, ngoài sáng tác kịch bản phim, anh còn viết tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và lý luận phê bình. Nhà văn đã xuất bản các tiểu thuyết: “Động thổ”, “Nội tướng”, “Kẻ truy sát”; các tập truyện ngắn: “Tuần trăng mật”, “Mái nhà xưa”, “Đêm Noel”, “Người yêu đi lấy chồng”, “Mùa trái mù u”, “Trả gươm”, “Vai mang đãy bạc”, “Đám cưới tháng bảy”, “Tết đảo”, “Bản tình ca của những người yêu nhau”…Lê Ngọc Minh được đánh giá là cây bút với những truyện ngắn mang hơi thở dồn dập của đời sống hiện đại, những câu chuyện giản dị nhưng giàu tính nhân văn. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin được giới thiệu với các bạn một sáng tác mới của nhà văn Lê Ngọc Minh, truyện ngắn "Hot girl". Mời các bạn cùng nghe:

"Lạc nhịp" - Hành trình tự vấn 8/11/2022

Thoạt tiên, khi đọc những trang đầu của “Lạc nhịp”, người đọc tưởng chừng sẽ bắt gặp một mô típ quá quen thuộc khi viết về dân tộc thiểu số ở vùng cao. Đó hẳn là một hành trình vượt khó, hoặc một chuyện tình vượt lên hủ tục. Tuy nhiên, “Lạc nhịp” lại là một câu chuyện khác hẳn khi có nhân vật chính là một người đồng tính. Lớn lên giữa núi rừng cùng cô bạn xinh đẹp Thẩm Hoa, cuộc đời A Phái dường như đã được định sẵn là trở thành chồng, thành cha. Tuy nhiên, thay vì chôn vùi bản năng, anh đã luôn trăn trở, băn khoăn, để rồi dũng cảm vượt lên mọi định kiến. Nhìn chung, đây là một truyện ngắn được viết chắc tay. Tác giả cũng rất chú ý tới việc đặc tả diễn biến tâm lí của nhân vật chính: từ hoài nghi, mặc cảm, thậm chí xấu hổ đến khi có ý thức rõ ràng về giới tính và lựa chọn của mình. Đặt bên cạnh các tác phẩm chung đề tài, “Lạc nhịp” cũng là một truyện ngắn giàu tính nhân văn khi không xây dựng nhân vật đồng tính với nhiều nét tính cách thái quá, ngoa ngoắt, điệu đà… Điều này cũng giúp truyện không sa vào một khuôn mẫu máy móc, thậm chí là một cái nhìn đầy định kiến về giới tính thứ ba. Kết truyện sáng cũng là một điểm cộng, giúp “Lạc nhịp” nhận được nhiều thiện cảm của độc giả.

“Đêm dài hun hút”: Nỗi đau không dễ nguôi quên

“Đêm dài hun hút”: Nỗi đau không dễ nguôi quên 8/11/2022

Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai người dân tộc Ê Đê đã mang đến cho bạn đọc cả nước những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận người trong dòng chảy biến đổi văn hóa. Ở đó có sự dùng dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập. Nhà văn Niê Thanh Mai hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong sự nghiệp viết văn, chị đã có nhiều giải thưởng như: Giải tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005 với tập truyện ngắn “Suối của rừng”, giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 trao cho truyện ngắn “Giữa cơn mưa trắng xóa” và “Cửa sổ không có chắn song”. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Đêm dài hun hút” của nhà văn Nie Thanh Mai

Nguyễn Thông: Người thầy phát huy học phong Nam bộ

Nguyễn Thông: Người thầy phát huy học phong Nam bộ 3/11/2022

Ở khía cạnh tri thức, nhà thơ, danh sĩ Nguyễn Thông được đánh giá là một người thầy đáng kính, một người làm quản lý giáo dục có nhiều đóng góp về giáo dục ở vùng đất phương Nam. Ông là người tiếp tục phát huy học phong Nam Bộ - một truyền thống học vấn khởi đầu từ nhà giáo Võ Trường Toản, chú trọng ở nghĩa lý, chứ không trọng từ chương, đề cao đạo lý, chú trọng thực thực tiễn và vị đời. Theo PGS.TS Lê Quang Trường, vì gia cảnh nghèo, đường khoa cử lận đận, bước đầu Nguyễn Thông nhận chức Huấn đạo ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang, bắt đầu con đường làm quan của mình từ chức học quan ở một huyện nhỏ. Trải qua một hành trình dài, bằng chính những trải nghiệm của mình, ông không chỉ mong muốn nối dài học phong trọng thực dụng và vị đời ở Nam Bộ mà còn mong muốn được lan toả trong cả nước nhằm chấn chỉnh hiện tượng tầm chương trích cú sáo rỗng thời bấy giờ:

Chu Hoạch – Thi sĩ Gió đầu ô

Chu Hoạch – Thi sĩ Gió đầu ô 3/11/2022

Nhắc về lứa những thi sĩ nổi danh trong thập niên cuôi cùng của thế kỷ 20 và thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, chúng ta không thể quên Chu Hoạch, một trong những gương mặt thơ độc đáo. Ngay từ khi những bài thơ đầu tiên xuất hiện, Chu Hoạch đã được ví như một làn gió mới với một giọng thơ phóng khoáng, lãng tử. Những khó khăn chật vật trong cuộc sống đời thường những năm tháng sau này như càng hun đúc thêm những phẩm chất đặc biệt trong thơ ông. Nhân dịp tròn 15 năm ngày mất của nhà thơ Chu Hoạch, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Chu Hoạch – Thi sĩ Gió đầu ô

Thơ Ngô Văn Phú: Còn đó những vụ mùa phong thu, bát ngát

Thơ Ngô Văn Phú: Còn đó những vụ mùa phong thu, bát ngát 28/10/2022

Một đời người, đời thơ lặng lẽ với nhiều nỗi niềm đã được nhà thơ Ngô Văn Phú thể hiện gần như trọn vẹn trong các sáng tác của ông. Qua cảm nhận thơ và những tư liệu ghi lại của BTV VOV6, mời các bạn cùng ngẫm nghĩ về “những vụ mùa phong thu, bát ngát” trong thơ Ngô Văn Phú:

"Hoa mía": Biểu tượng của tình yêu thương 28/10/2022

Trong văn chương đã có không ít truyện ngắn viết về chuyện tình yêu tay ba. Nhà văn Bùi Thị Như Lan, một lần nữa, lại hướng ngòi bút vào đề tài này: em gái yêu chồng của chị. Nhưng cái tình tay ba trong “Hoa mía” éo le trắc trở, nó khiến người ta cảm thông hơn là tức giận, phê phán. mang nhiều Seo Mỷ-cô em gái tật nguyền nhưng rạo rực, thanh xuân: “như bông hoa dại bị bỏ quên trong lũng núi”; khi thương thầm nhớ trộm anh rể thì “tim Seo Mỷ hổn hển đập khó nhọc”. Còn Seo Mây, người chị gái có tình thương lớn lao dành cho đứa em tật nguyền. Cô vừa là người cha, người mẹ, người chị, nhưng khi biết chuyện chồng và em gái có quan hệ với nhau, thì tâm trạng nhức nhối, quặn đau giữa yêu thương và thù hận. Người đọc người nghe đang băn khoăn lo lắng không biết tác giả sẽ xử lý mối quan hệ này như thế nào, thì Seo Mây vô tình bị rắn cắn chết. Từ đấy, Sùng Chứ sống trong dằn vặt của tội lỗi. Còn Seo Mỷ, do quá ân hận đã bỏ nhà ra đi. Biền biệt suốt mười bốn năm trời, không gian vùng mía Nặm Thàng như chìm trong bóng tối, một nỗi buồn u ám, thê lương đeo bám tưởng chừng không dứt nổi. Nhưng rồi mọi chuyện đã đổi khác khi nhân vật Sùng Choóng xuất hiện. Sùng Choóng, từ một đứa trẻ trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, cậu khuyên cha đón dì về để mẹ yên lòng nơi suối vàng và còn muốn cha sống khác. Sống khác! Chính là tạo ra một không gian khác. Một không gian lạc quan, sáng sủa, đổi mới thay vào không gian trĩu nặng, cũ kỹ trên mái nhà của những người vốn rất thương yêu nhau. Người đọc người nghe bỗng có một cảm tưởng thung lũng Nặm Thàng vốn âm thầm bao năm tháng như được bừng lên trong nắng. Nó cuốn con người ra khỏi cõi âm u, mặc cảm, ra khỏi nỗi đau mê sảng của kiếp người. Và đọng lại trong tâm trí người đọc người nghe chính là hình ảnh hoa mía ở phần kết truyện-biểu tượng cho những gì đẹp đẽ, lương thiện; cho sự sinh sôi nảy nở…

Nhà thơ Nguyễn Thông nhìn ở góc độ xã hội học

Nhà thơ Nguyễn Thông nhìn ở góc độ xã hội học 28/10/2022

Trong gần 60 năm cuộc đời, nhà nho Nguyễn Thông thể hiện sự gắn bó mật thiết với đời sống của người dân lao động nơi ông sinh ra, lớn lên và tại chức quan lại. Trong vai trò một trí thức yêu nước, ông đã đi sâu cụ thể vào các mặt của xã hội nhằm hướng tới việc cải thiện đời sống người dân. Năm 1984, cách đây đã gần 40 năm, kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Thông, trong một bài viết đầy tâm huyết, Giáo sư Nguyễn Lộc đã khẳng định: “Trong suốt cuộc đời long đong vất vả, Nguyễn Thông đã ngày đêm suy nghĩ về đời sống của nhân dân và vận mệnh của Tổ quốc. Tình cảm mãnh liệt này đã thể hiện sâu sắc qua toàn bộ thơ văn của ông. Thơ văn của Nguyễn Thông cũng vì thế là sự phản ánh trung thành của đời sống xã hội và sự kết tinh phong phú tư tưởng xã hội và hành động xã hội của ông”:

“Trong lòng đất”: Thông điệp từ quá khứ

“Trong lòng đất”: Thông điệp từ quá khứ 25/10/2022

Gần nửa thế kỉ đất nước kết thúc chiến tranh là khoảng thời gian dài đủ để chúng ta nhìn nhận cuộc chiến đa dạng, đa chiều hơn. Chiến tranh để lại biết bao mất mát hi sinh, nhiều người lính nằm xuống nơi rừng sâu, đất hoang. Sau chiến tranh, hành trình đi tìm hài cốt người lính mất tích, quy tập các anh về nơi an nghỉ là trách nhiệm của người thân, đồng đội và toàn xã hội. Có nhiều trường hợp di hài người lính được vô tình phát hiện khi người dân xây dựng công trình, làm ruộng, đi nương, vào rừng … Hài cốt hai người lính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe được phát hiện như vậy. Nhân vật tôi là người thầu xây dựng một công trình thủy điện đang trong giai đoạn công việc, cuộc sống khó khăn. Bằng kinh nghiệm bao năm làm nghề cùng những kĩ năng độc đáo xây cầu từ thời còn là bộ đội đánh Mỹ, dự án xây dựng được nhân vật thu xếp khá ổn thỏa. Thế nhưng việc công nhân phát hiện hai bộ hài cốt đã thay đổi tất cả. Dù đã bỏ bao công sức vào công trình xây dựng nhưng vì Phát cá tra không đồng ý tránh thi công ở khu vực có nhiều hài cốt nên anh đã chấm dứt công việc. Từ công việc của một người thợ xây dựng thủy điện, tác giả lồng ghép câu chuyện số phận những người lính hi sinh, mất tích trong chiến tranh. Chiến tranh đã kết thúc gần nửa thế kỉ nhưng từ những di vật còn lại, chúng ta cảm nhận được sự khốc liệt của cuộc chiến. Hai người lính ở hai chiến tuyến ngã xuống nằm cạnh nhau suốt mấy chục năm. Thời gian đã hóa giải đi nhiều thứ, hận thù, ân oán tan vào cát bụi, chỉ còn lại hai bộ hài cốt hòa với nhau không phân biệt địch ta. Từ cuộc sống khó khăn, cơm áo gạo tiền của người công nhân xây dựng thời đương đại, tác giả dẫn dắt người đọc tới số phận người lính ngã xuống trong chiến tranh. Vấn đề về hòa giải dân tộc, câu chuyện văn hóa ứng xử với lịch sử, quá khứ, văn hóa nhân cách trong làm ăn kinh tế… Tất cả những thông điệp từ câu chuyện đều khiến chúng ta phải suy ngẫm (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Thơ văn nhà nho hành đạo Nguyễn Thông

Thơ văn nhà nho hành đạo Nguyễn Thông 20/10/2022

Nhà thơ Nguyễn Thông (còn có tên khác là Nguyễn Thới Thông, tự Hy Phần, và nhiều biệt hiệu: Kỳ Xuyên, Độm Am, Đạm Trai) sinh năm 1827 tại phủ Tân An, tỉnh Gia Định, nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Cụ Nguyễn Thông đỗ cử nhân năm 1849, từng làm quan, giữ nhiều chức vụ như: Án sát Khánh Hòa, Bố Chánh Quảng Ngãi, Bố Chánh Bình Thuận. Cuộc đời làm quan của Nguyễn Thông trải qua nhiều sóng gió, truân chuyên bởi đức tính thẳng ngay, không dối trá nên nhiều kẻ xu nịnh, vu cáo, hãm hại. Cụ mất vào năm 1884, thọ 57 tuổi, được an táng tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ngày nay. Về sự nghiệp nghiên cứu, cụ Nguyễn Thông để lại những bộ sử liệu quan trọng là “Khâm định Nhân sự kim giám”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” và “Việt sử thông giám cương mục khảo lược”. Về sáng tác thơ văn, đến nay, giới nghiên cứu đã sưu tầm được 76 bài thơ, 25 bản văn, 6 bản sớ điều trần của cụ nằm trong các tập: “Độm Am thi văn tập”, “Kỳ Xuyên thi văn sao”, “Kỳ Xuyên công độc”, “Dưỡng chính lục”...

Tạ Anh Thư – Những thanh âm đồng vọng

Tạ Anh Thư – Những thanh âm đồng vọng 19/10/2022

Trong khoảng 5 năm gần đây, Tạ Anh Thư là một trong những gương mặt thơ nữ phía Nam gây được ấn tượng với nhiều độc giả yên văn chương bởi một giọng điệu thơ trữ tình riêng biệt với những hình thức biểu hiện phong phú, từ các thể thơ truyền thống như lục bát, ngũ ngôn, bảy chữ cho đến thơ tự do, thơ văn xuôi. Đề tài thơ chị chủ yếu xoay quanh tình yêu, tuổi trẻ và những khoảnh khắc buồn vui trong thế giới tâm hồn của chính mình. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Tạ Anh Thư với tên gọi: Tạ Anh Thư – Những thanh âm đồng vọng

“Ngụ ngôn tháng tư”: Đi tìm ý nghĩa cuộc sống

“Ngụ ngôn tháng tư”: Đi tìm ý nghĩa cuộc sống 18/10/2022

Phải nói rằng đây là một truyện ngắn quá đẹp, đẹp về văn, về chuyện, về khả năng lay động tâm thức người đọc. Trần Thị Tú Ngọc viết một câu chuyện tình nhưng không phải chuyện tình. Mượn câu chuyện hành trình đi tìm “bông súng đỏ” của một người lính để tác giả lồng ghép về những ám ảnh hậu chiến, những mất mát chiến tranh vùi lấp ẩn trong tâm khảm người đang sống, những định kiến, những thổn thức trong không gian man mác miền sông nước “Giữa dằng dặc chiến tranh tơi bời đạn lửa, những nỗi niềm nho nhỏ bị vùi lấp đi tuyệt mù vô tăm tích". Cái đặc sắc của truyện còn ở chỗ Trần Thị Tú Ngọc đã nhập vai hoàn chỉnh cho tác phẩm mang đậm hơi hướng Nam Bộ, thổi hồn cốt sông nước miền Tây vào câu chuyện rất tự nhiên, uyển chuyển, tài tình. Tác giả không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất sông nước này nhưng tình cảm phải nồng hậu đến thế nào, am hiểu đến nhường nào mới có được mạch văn đậm chất miệt vườn như thế “Những bờ sông lở lói nhìn tôi giễu cợt. Tàu hút cát chạy ầm ầm. Những con mương trơ lòng rác rến. Đám trẻ con lem luốc quệt nước mũi lòng thòng. Bà lão bán bánh bò ở Châu Đốc nhọc nhằn chèo xuồng đưa tôi qua đầm nước sắp cạn khô. Thở dài não ruột: thật hết biết tụi trẻ bọn bây, chẳng nhớ gì ráo trọi. Muốn tìm hoa súng phải đợi đến tháng chín tháng mười, về đây khi mùa nước nổi nghen con”. Phải có một xúc cảm mãnh liệt và một ngòi bút vô cùng tinh tế tác giả mới có thể làm được điều đó. Truyện có hai giọng kể đều xưng “tôi”, “tôi” trong vai người lính và “tôi” cũng là Nguyên – người con gái mang hai dòng máu Việt - Mỹ, cả hai đều dành cho nhau tình cảm quyến luyến, mến thương. Hình ảnh bông súng đỏ cuối truyện thật đẹp, thật gợi, nó mở ra một sự hứa hẹn, chờ đợi dẫu Nguyên đi, đi rồi sẽ quay trở về. Là cây bút trẻ, Trần Thị Tú Ngọc còn cả một chặng đường dài phía trước để từng bước trau dồi ngòi bút của mình và chúng ta có thể nhận thấy những tín hiệu lấp lánh đáng để mong chờ và hy vọng (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Làn sóng nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya