“Khuy áo đỏ”: Trăm nẻo đắng cay ngọt bùi của người phụ nữ vùng cao1/3/2023

Số phận cô gái trẻ tên Mắn trong truyện ngắn cũng khá éo le. Nhà nghèo, kết hôn từ trẻ rồi chồng lại qua đời sớm Mắn buộc phải trở thành trụ cột trong gia đình. Bịn rịn để lại đứa con thơ vừa cai sữa cho cha mẹ già chăm sóc, cô lên bưởng làm thuê kiếm đồng tiền lo cho gia đình. Là người con gái ít học lại từ nhỏ quanh quẩn bên nếp nhà, Mắn không hiểu hết những rắc rối, hiểm nguy của cuộc sống rộng lớn. Trong suy nghĩ giản đơn của Mắn, công việc của cô là phụ giúp, chăm sóc ăn ở cho nhóm thợ của anh Chá, anh trai chồng mình mà thôi. Mãi đến khi cả lán chạy trốn vào hang, Mắn mới hiểu công việc khai thác vàng của họ là trái phép. Nhưng cuộc sống mưu sinh đôi lúc không cho con người sự lựa chọn. Vì cuộc sống nghèo khó của gia đình, đàn em nhỏ, đứa con thơ mà Mắn chấp nhận công việc hiểm nguy. May mắn, cô đã gặp được Khấu, chàng trai Tày tốt bụng. Duyên tình giữa cô gái Dao với chàng trai người Tày nảy nở trong hoàn cảnh thật đặc biệt. Khấu đã dũng cảm đứng ra bảo vệ Mắn khi cô gặp hiểm nguy. Trong khi có chính anh Chá, người mà cô tin tưởng lại đẩy Mắn vào hiểm nguy. Mắn cũng đêm lòng mến Khấu nhưng có lẽ hoàn cảnh công việc tại Bưởng đào vàng không có dịp để họ thổ lộ với nhau. Mắn chỉ biết quan tâm, chăm sóc Khấu qua chiếc áo chàm khuy tết len đỏ. Cuối năm đó, Khấu ghé thăm nhà Mắn với chiếc áo khuya đỏ, đôi trai gái mới thực sự ngỏ lòng với nhau. Truyện ngắn mang đậm phong vị miền sơn cước từ ngôn từ, hình ảnh, nếp sống của những dân tộc như Dao, Tày. Cuộc sống người dân nơi đây nhất là người phụ nữ vẫn phải chịu nhiều vất vả, nặng nhọc thậm chí là nguy hiểm. Câu chuyện cũng phản ảnh phần nào tệ nạn khai thác vàng trái phép tại nhiều địa phương. Bao nỗi vất vả, đắng cay, giả dối, tủi nhục được xua tan với tình yêu nhẹ nhàng tự nhiên của Khấu và Mắn. Có lẽ Mắn đã tìm được cho mình một bờ vai nượng tựa cho cuộc sống tương lai. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Nơi bão đi qua": Xót xa phận người phụ nữ làng chài 24/2/2023

Ngắn gọn, kịch tính như một màn kịch đến đoạn cao trào, truyện ngắn Nơi bão đi qua của nhà văn Bích Ngân hấp dẫn người đọc người nghe từ đầu tới cuối. Ngay những dòng đầu tiên khi tác giả miêu tả không khí vui vẻ lúc mấy chị em xóm chài tụ tập với nhau trong lúc mấy ông chồng đi biển thì người đọc người nghe đã có cảm giác bất an. Nghề biển có khá nhiều gian lao, nguy hiểm. Biển cả thì bao la và rộng lớn, còn con người thì nhỏ bé, vì vậy những người sống bằng nghề biển, sinh mạng của họ luôn bị đe dọa hơn so với những nghề khác. Mỗi lần họ ra khơi thì không biết trước được những điều gì đang chờ đợi mình ở phía trước. Và không chỉ riêng họ, những người vợ ở nhà trong lòng bao giờ cũng sống trong tâm trạng lo sợ và cảm thấy bất an. Dù biết sinh mạng của người chồng lúc nào cũng bị đe dọa bởi thiên nhiên nhưng tình yêu của những người phụ nữ không vì thế mà thay đổi. Họ ở nhà chăm sóc cha mẹ, nuôi dạy con cái, chăm lo làm lụng không kể ngày đêm và luôn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ nhau. Không ai nói ra nhưng tất cả đều chung suy nghĩ bất cứ lúc nào cơn bão cũng có thể ập xuống. Và rồi nó tới rất nhanh. Bão biển thật kinh khủng: “Những luồng gió va đập nhau, giằng xé nhau và cuốn theo những gì gặp trên đường đi của nó”. “Nó giao chiến dữ dội với những gì gắn chặt vào lòng đất”. “Hai ổ gà con bị cánh tay lực lưỡng vô hình nhấc lên cao rồi đột ngột hất mạnh xuống”. Cuối cùng thì “Ổ gà con không còn sót lại một tiếng kêu”. Người đọc người nghe không khỏi lo lắng cho Hạnh khi cô cũng sắp đến ngày sinh nở. Thế rồi cơn bão đi qua trong cuộc vui chưa tàn của những người chờ đợi, trong hy vọng chứa chan của người vợ sắp làm mẹ; giờ đây chiếc ghe cào-tài sản có được sau nhiều năm ki cóp của vợ chồng cô đã bị vỡ tan tành, Hạnh chỉ còn kịp nhìn ngôi nhà thành đống đổ nát trước khi xé ruột trong tiếng gọi chồng “vút lên tận trời xanh”, cho ra đời một mầm sống mới. Sự sống đã sinh sôi ngay trong đống đổ nát và gieo vào lòng ta bao hy vọng…(Lời bình của BTV Vũ Hà)

Trần Lê Khánh và cuộc cách tân thơ Việt đương đại

Trần Lê Khánh và cuộc cách tân thơ Việt đương đại 23/2/2023

Nhà thơ Trần Lê Khánh sinh năm 1971, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Trong sự nghiệp thơ ca, nhà thơ Trần Lê Khánh chú trọng thể thơ lục bát và thơ ngắn. Anh ghi dấu ấn trong lòng công chúng qua các tập thơ: “Lục bát Múa”, “Dòng sông không vội”, “Ngày như chiếc lá”, “Giọt nắng tràn ly”. Nhận xét về thơ Trần Lê Khánh, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: Thơ của Trần Lê Khánh là kết tinh của tính chính xác ngôn từ, sự độc đáo của hình ảnh, tính đa tầng của cảm xúc, độ sâu thẳm của tinh thần phương Đông… Vừa qua, tập thơ ngắn “Ngàn bài thơ khác” của nhà thơ Trần Lê Khánh đã được trao giải thưởng Hội Nhà Văn năm 2022. Trong chương trình hôm nay, mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ độc đáo này:

Nguyễn Bảo Chân – Chắt chiu những ngụm đời

Nguyễn Bảo Chân – Chắt chiu những ngụm đời 22/2/2023

Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân sinh năm 1969, quê cha Thanh Hóa, còn mẹ là người gốc Kinh Bắc, nhưng lớn lên ở Hà Nội và có nhiều năm tháng gắn bó với TP.Hải Phòng. Nguyễn Bảo Chân tốt nghiệp Khoa Biên kịch điện ảnh Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Tính từ tập thơ đầu tay Dòng sông cháy (NXB Thanh niên), đoạt Giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật VN năm 1994, chị đã có một hành trình sáng tác tròn 30 năm. Hai tập thơ tiếp theo tập Dòng sông cháy là các tập Chân trần qua vệt rét (NXB Hội Nhà văn 1999) và Những chiếc gai trong mơ (NXB Thế giới 2010). Sau 12 năm vắng bóng, tập thơ thứ tư Bóng của ý nghĩ (NXB Thế giới ) vừa đoạt Giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ chị với tên gọi: Nguyễn Bảo Chân – Chắt chiu những ngụm đời

“Mự tôi” (P.2): Sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ trong chiến tranh

“Mự tôi” (P.2): Sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ trong chiến tranh 21/2/2023

Nhà văn Hồ Ngọc Quang đã có lần chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn này, đây là câu chuyện có thật của gia đình bên nội của nhà văn, tuy ít nhiều hư cấu và thêm thắt. Truyện với sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, gợi mở dần về một bí mật được giấu kín của nhân vật Thảo – người phụ nữ cả cuộc đời bị mang tiếng phản bội chồng, có con với người khác. Hoàn cảnh chiến tranh khiến cho Thảo phải xa chồng. Kiềm – chồng cô lên đường vào mặt trận Bình Trị Thiên khói lửa, cô ở quê nhà đi học y sỹ rồi làm trạm trưởng y tế xã, chờ đợi chồng trong mỏi mòn. Tình huống truyện tạo sự xung đột là khi Kiềm – chồng cô đột ngột trở về làng trong đêm, trong tình thế phải giữ bí mật quân ngũ, hai vợ chồng gặp nhau mừng tủi trong chốc lát, rồi chồng cô lại vội vã đi. Chi tiết Kiềm chạy ào ra cửa, băng qua cánh đồng bị người làng trông thấy trở thành câu chuyện bàn tán xì xào về Thảo, họ đồn thổi cô ngoại tình. Búa rìu dư luận càng tăng lên khi cô có thai. Không một ai tin cô, ngoài chồng và bố mẹ đẻ. Để bảo toàn bí mật cho chồng, Thảo đành cắn răng chịu tiếng oan, cô sinh con trai trong sự ghẻ lạnh, dè bỉu của bà con nội tộc, họ hàng, xóm giềng. Càng tủi phận hơn khi chính chồng cô cũng nghi ngờ về đứa con, liệu Thảo có con với Kiềm không khi hai người chỉ gặp nhau trong chốc lát? Nỗi oan trái và tủi hờn khiến cho Thảo chán chường, cô độc, cô quyết định mang đứa con bỏ đi biệt xứ. Tình tiết tiếp theo mở ra trang mới cho cuộc đời của hai mẹ con Thảo, số phận của họ đổi thay nhờ sự cưu mang, đùm bọc của bà con dân tộc Tày. Câu chuyện dẫn dắt người đọc, người nghe đi hết chặng đường oan trái của Thảo và cuối cùng, chính người cháu họ bên chồng đã tìm được mẹ con cô và những bí mật mà cả đời cô giấu kín đã được hé lộ. Nỗi thương cảm, day dứt của nhà văn dành cho nhân vật đó chính là, chỉ khi Thảo không còn nữa, nỗi oan ức của cô mới được minh oan, sáng tỏ. Con trai cô đã biết được nguồn cội gia đình, hiểu được nỗi khổ mà mẹ đã chịu đựng suốt đời. Câu chuyện xảy ra trong chiến tranh, hạnh phúc lứa đôi đôi khi phải trả giá quá đắt, có khi phải mất cả cuộc đời mới được minh oan. Chuyện gợi niềm cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu, chỉ có tình yêu mới có thể vượt qua mọi rào cản, búa rìu dư luận và trên hết đó là sự hy sinh của người phụ nữ, thời nào cũng đáng được trân trọng và biết ơn. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Mự tôi” (P.1): Nỗi oan ức, khổ đau của người phụ nữ

“Mự tôi” (P.1): Nỗi oan ức, khổ đau của người phụ nữ 21/2/2023

Trong số các tác giả văn xuôi đương đại xứ Nghệ, nhà văn Hồ Ngọc Quang là gương mặt để lại nhiều ấn tượng cho độc giả. Hồ Ngọc Quang có khả năng viết nhiều thể loại (truyện ngắn, ký, kịch), thể loại nào cũng có đóng góp. Hồ Ngọc Quang bén duyên với văn chương từ cuối những 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Ngay từ khi còn rất trẻ, anh đã đạt giải Nhất cuộc thi Ký báo Nghệ An (năm 1984). Tiếp đó, anh đạt giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi truyện ngắn của Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An. Từ đó đến nay, anh vẫn miệt mài sáng tác.Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin gửi tới quý vị và các bạn truyện ngắn “Mự tôi” của nhà văn Hồ Ngọc Quang, một tác phẩm mới sáng tác của anh:

"Tiếng gọi lúc hoàng hôn”: Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên 17/2/2023

Qua câu chuyện về nhân vật Phan và các đồng nghiệp, chúng ta hiểu hơn về công việc bảo vệ đàn voi rừng của những kĩ sư lâm nghiệp, cán bộ kiểm lâm. Họ vừa phải nghiên cứu, bảo vệ đàn voi đồng thời không để voi gây ra hậu quả xấu cho cuộc sống của con người. Điều này không hề dễ dàng vì không gian sinh sống của động vật hoang dã ngày càng bị thu hẹp. Truyện ngắn đi vào những tâm tư tình cảm, công việc vất vả mà thầm lặng của những con người bảo vệ động vật hoang dã. Đang giảng dạy tại một trường học tư thục, Phan xin nghỉ để bắt tay vào công việc vất vả mà anh cho là ý nghĩa. Đan xen với thời gian khô khan khi nghiên cứu tập tục đàn voi, theo dõi hướng di chuyển của đàn voi, chăm sóc chú voi con tên So So là những khoảng lặng xao xuyến khi nhớ về Dương. Cô gái trẻ đã đem lòng yêu anh nhưng Phan vì trở ngại quá khứ mà từ chối cô. Những công việc của người kĩ sư lâm nghiệp, cán bộ kiểm lâm được miêu tả kĩ càng, chân thực khiến người đọc, người nghe cảm nhận được sự vất vả , hi sinh của họ. Người trạm trưởng già đã dàng cả thời tuổi trẻ cho công việc bảo tồn loài voi, nhân vật Phan cũng rời xa thành phố, tạm gác lại tình cảm cá nhân vì công việc. Truyện ngắn được kể với giọng văn nhẹ nhàng mà không kém phần sâu lắng. Trong truyện có sự đồng điệu kì lạ trong tâm tư của nhân vật Phan và con voi mẹ. Dù buồn bã, dù không đành lòng nhưng vì an toàn của voi con mà voi mẹ đành để So So lại trạm cứu hộ. Cũng như nhân vật Phan vì quá khứ mồ côi, anh sợ khiến cuộc đời Dương bất hạnh nên đành từ chối tình cảm của cô. Loài vật cũng không khác con người là mấy, chúng cũng đau đớn khi có tình cảm và quan tâm thương yêu ruột thịt. Phần kết mở với một hy vọng tươi mới khi Phan ước mơ có ngày Dương sẽ đồng hành cùng anh trên con đường bảo vệ loài voi. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn công việc của những người bảo vệ động vật hoang dã cũng như ý thức hơn về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

Đêm Nguyên tiêu tôn vinh thơ ca Việt Nam

Đêm Nguyên tiêu tôn vinh thơ ca Việt Nam 13/2/2023

Các bạn thân mến! Ngày thơ Việt Nam Xuân Qúy Mão đã để lại dư âm đẹp trong lòng công chúng. Đêm thơ Nguyên tiêu được dàn dựng công phu, khắc họa rõ nét tiến trình và hồn thơ Việt đã khép lại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 đầy ấn tượng. Tiếng thơ đêm nay, chúng tôi xin chuyển tới quý vị một số phần trình diễn thơ đặc sắc tại đêm Rằm Tháng Giêng

"Tường cao hào sâu": Bức tường vô hình ngăn cách lòng người 9/2/2023

Vì muốn bảo vệ thẻo đất của gia đình mình mà anh con trai của ông Củng bà Hai đã lừa bố mẹ lúc đi vắng để xây một bức tường bằng gạch chắc chắn chi chít mảnh sành. Trái với anh con trai, ông Củng lại tình nguyện hiến mảnh đất ấy cho xóm Chùa để xây dựng một con đường thẳng, thông thoáng, đẹp đẽ. Chỉ tội cho ông bị bà con xóm Chùa chê cười vì trong cuộc họp đã hứa hiến đất làm đường mà không làm theo. Tuy nhiên, mọi chuyện lại không hề đơn giản như vậy. Bằng cách kể mộc mạc, dung dị, nhấn nhá có phần giống như những câu chuyện của bà con ở quê hay kể cho nhau nghe, nhà văn Nguyễn Hải Yến đã đưa người nghe trở về với quá khứ 50 năm trước khi ông Củng là tình địch của ông Trường-người hàng xóm và cũng là người tình nguyện hiến đất như ông Củng. Tưởng rằng bức tường ấy ngày một dày thêm, cao thêm sẽ ngăn cách ông Củng và ông Trường mãi mãi. Thế nhưng có một tình tiết mang tính bước ngoặt xuất hiện: Hai vợ chồng ông Củng lên thành phố thăm cô con dâu và đứa cháu nội bị anh con trai bỏ rơi thì tình cờ được Thịnh-con trai lớn của ông Trường tận tình giúp đỡ. Mối tình giữa Hòa-cô con dâu, nay được ông Củng nhận làm con nuôi và cậu con trai ông Trường rút cuộc đã hóa giải mọi rắc rối trong quá khứ và hiện tại. Đoạn kết của truyện khi hai ông bố cùng nhau phá rỡ bức tường là một cái kết đẹp, nó thể hiện những tấm lòng chân chất, thuần hậu; những tình cảm gia đình, làng xóm thân thương mang đậm hồn quê Việt Nam. (Đọc truyện đêm khuya phát 9/2/2023)

Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn

Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn 9/2/2023

Nhắc đến Anh Ngọc là nhắc đến một thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, có những tác phẩm quan trọng đồng hành cùng lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỷ 20, góp phần tạo nên những giá trị tinh thần to lớn đưa đất nước tới ngày thống nhất. Sau đó, Anh Ngọc tiếp tục có một hành trình sáng tác phong phú ở giai đoạn sau 1975. Nhân dịp kỷ niệm tròn 80 năm ngày sinh nhà thơ Anh Ngọc, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn.

“Tái sinh”: Ý nghĩa của sự sống

“Tái sinh”: Ý nghĩa của sự sống 7/2/2023

Truyện ngắn “Tái sinh” bắt đầu từ một cuộc trốn chạy thực tại của nhân vật chính – Hân. Cô đã quá chán nản, mỏi mệt, thất vọng và cảm thấy vô nghĩa khi sống với chuỗi tháng ngày phụ thuộc và vô bổ với người yêu cô, để rồi cô muốn tìm đến cái chết. Thật may, khi đang rơi vào hoàn cảnh trở trêu đó, Hân đã tìm đến vùng đất Tây Nguyên đúng mùa lễ hội, cô muốn tìm hiểu về thổ cẩm ở vùng đất này. Nhưng thật không may cho Hân một lần nữa, cô bị bắt cóc. Đây là tình huống mở ra nhiều tình tiết hấp dẫn và gay cấn cho câu chuyện. Hân bị nhóm tội phạm chuyên buôn bán ma túy, buôn bán người bắt giam trong một căn hầm bỏ hoang cùng với những người phụ nữ khác đến vùng đất này du lịch. Khi rơi vào trạng thái tuyệt vọng bởi cái chết đang cận kề, bị bủa vây bởi bóng tối, nỗi sợ hãi, hoảng loạn, Hân gào khóc và nhận ra cô muốn được sống. May mắn đến với cô khi ban chuyên án CA 230 đã vào cuộc và Phi Vũ – đội trưởng ban chuyên án là người đã cứu cô nhưng anh đã bị thương rất nặng. Khi Hân tỉnh dậy ở bệnh viện thì ban chuyên án đã rút lui và tất cả phải giữ bí mật, kể cả cái tên người đã cứu mình, Hân cũng không được biết. Chi tiết chiếc áo của người chiến sĩ cứu cô, Hân giữ làm kỷ niệm là hình ảnh đẹp, nó gợi cho Hân hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa của sự sống, của ranh giới sự sống và cái chết, của sự hy sinh và dũng cảm. Hân đã tìm thấy chính ở mảnh đất này, cô được tái sinh, được sống một cách ý nghĩa và tốt đẹp, khác với những gì mà trước đó, cô đã trải qua. Câu chuyện nói với chúng ta về ý nghĩa của sự sống và cái chết và hơn hết là sự chọn lựa, hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa đích thực, biết cho và nhận, biết nâng niu những giá trị tốt đẹp trong đời bằng sự biết ơn và trân trọng (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21: Nhịp điệu mới, niềm tin mới

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21: Nhịp điệu mới, niềm tin mới 6/2/2023

Tạm dừng nhiều năm do đại dịch Covid 19, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 – Xuân Qúy Mão đã chính thức trở lại với diện mạo mới mẻ, hấp dẫn. Ngày thơ Việt Nam năm nay độc đáo và cảm xúc như thế nào? Phóng viên Thúy Quỳnh sẽ chuyển tới các bạn không khí Ngày thơ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long qua phóng sự sau:

Nhịp điệu mới của thơ

Nhịp điệu mới của thơ 6/2/2023

Sau gần 02 tháng phát động, Cuộc thi thơ “Nhịp điệu mới” do Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên, phối hợp cùng Ban VHNT (VOV6) và Diễn đàn văn chương Quán Chiêu Văn tổ chức đã thành công tốt đẹp. Từ hơn 300 bài thơ của hơn 100 tác giả dự thi, BTC đã trao 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba và 05 Giải Khuyến Khích cho các tác giả xuất sắc. PV chương trình có những thông tin cụ thể về kết quả cuộc thi. Mời các bạn cùng nghe!:

"Cổ tích mùa xuân”: Gian nan kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc 30/1/2023

Từ trước đến nay không ít tác phẩm văn học đề cập chuyện bạo hành gia đình, và thường để lại trong độc giả những sự ấm ức, xót thương về nỗi đau mà người phụ nữ phải âm thầm chịu đựng. Nhưng ở truyện ngắn “Cổ tích mùa xuân” của nhà văn Nguyễn Hương Duyên mà các bạn vừa nghe, đọng lại trong lòng độc giả lại là niềm vui niềm phấn khởi trước việc Hằng-nhân vật kể chuyện xưng Tôi biết đứng dậy và sẵn sàng đối mặt với người chồng vũ phu. Truyện đã thể hiện chính kiến của nữ tác giả: trong cuộc kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc, dù có nhọc nhằn, khổ đau nhưng người phụ nữ vẫn không từ bỏ, luôn chủ động, mạnh mẽ, đấu tranh đến cùng. Hằng luôn bị chồng đánh đập vô cớ. Cô âm thầm chịu đựng, song nỗi đau thể xác cũng không bằng nỗi đau tinh thần khi bà mẹ chồng hàng ngày chứng kiến cảnh con trai mình đánh con dâu mà không một lời nói, một cử chỉ can ngăn. Hóa ra, ngày trẻ bà cũng từng bị như thế, rồi kinh khủng hơn là Tiến-con trai bà ngày bé cũng từng bị cha đánh đập. Và kể cả mẹ của Hằng cũng bị cha đánh đập đến nỗi phải bỏ nhà ra đi. Nạn bạo hành, có lẽ đã ăn sâu trong gia đình mẹ đẻ của Hằng, gia đình chồng cô và cả cái xóm lao động nghèo này nữa, đến nỗi ai cũng coi đó là chuyện bình thường. Trên đời này, có lẽ cái kinh khủng nhất là khi con người ta coi cái ác, cái xấu trở nên bình thường. Nhưng với Hằng, mạch ngầm phản kháng đang dần dần dâng lên, chuyển từ thế bị động sang chủ động, biểu hiện thái độ sống, quyền làm chủ cuộc đời của mình. Tinh thần phản kháng, niềm tự hào, kiêu hãnh về giới đã xác lập bản thể, nhân cách của họ. Là phụ nữ, sống vì người khác nhưng cũng phải biết sống vì mình, cho mình. Đúng như nhan đề truyện “Cổ tích mùa xuân”, một mùa xuân ấm áp tươi vui như cổ tích đã đến với cuộc đời Hằng. Cô quyết định trở về ngôi nhà của mình. Cô quyết định đối diện với Tiến, dẫu biết rằng còn không ít những khó khăn, gập ghềnh trên con đường đi đến hạnh phúc đang chờ mình ở phía trước...(Đọc truyện đêm khuya 30/1/2023)

Trở về với thương yêu

Trở về với thương yêu 19/1/2023

Những ngày đầu năm mới luôn khiến cho lòng người chộn rộn. Đó là thời khắc của sự trở về sau những chuyến đi xa. Nhiều mái ấm rộn ràng trong niềm vui sum vầy, nhưng cũng có những khoảng cô đơn, thương nhớ...(Tiếng thơ mùng 2 Tết)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya