Hệ thống tìm thấy 131 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2017
Lượt nghe: 5619
Nếu chỉ dừng lại ở chi tiết nhân vật Hậu qua đời, Na tình cờ gặp vợ con của người yêu cũ thì truyện ngắn này cũng giống với nhiều tác phẩm viết về thân phận người lính trong chiến tranh và hậu chiến. Điểm khác biệt đáng kể nằm ở hình tượng “bức tranh trên đá”, nói chính xác là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được Hậu kì công tạo dựng, tái hiện cảnh bờ suối nơi rừng Trường Sơn năm xưa. Bức tranh trên đá ẩn chứa tất cả tâm tình người lính, là tài sản tinh thần anh để lại cho vợ con, cũng là thông điệp kết nối quá khứ với hiện tại và cả tương lai. (Đọc truyện đêm khuya 09/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2015
Lượt nghe: 2121
Truyện chủ yếu xoay quanh nhân vật Líu, một phụ nữ góa chồng xinh đẹp và trót phải lòng Sín, chàng trai kém cô 2 tuổi, nhưng tác phẩm cũng lồng ghép vào đó số phận của một bà góa khác- chính là mẹ chồng Líu. Hai con người, cùng chung một nỗi bất hạnh, nhưng lại có hai lựa chọn hoàn toàn khác nhau. Mẹ chồng Líu chọn thủ tiết thờ chồng, còn Líu thì đi theo tiếng gọi của ái tình rạo rực. Và từ đó, hai người đàn bà có thêm một nỗi bất hạnh khác khi lựa chọn của người này là sự đau khổ của người kia. (Đọc truyện đêm khuya)
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2016
Lượt nghe: 3702
Đứng ở góc độ nội dung diễn biến tác phẩm thì “Một đám cưới” cũng như nhiều truyện ngắn khác của nhà văn Nam Cao có cốt truyện đơn giản, chỉ cần thuật lại trong vài câu là đủ đầy. Bối cảnh truyện ngắn là nông thôn miền Bắc trước năm 1945, với những phận người bé nhỏ liêu xiêu trôi dạt, phải rời bỏ gia đình, rời bỏ quê hương mà vẫn không thoát khỏi vòng cương tỏa áo cơm.(Đọc truyện đêm khuya 25/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2015
Lượt nghe: 2027
Quá khứ tưởng đã được chôn vùi, được ngủ sâu. Truyện sâu sắc và tinh tế đưa ra thông điệp cho chúng ta, đặc biệt là cho các bạn trẻ về lẽ sống, hành vi sống. Hãy sống trung thực với chính bản thân mình. Sống sao để những năm tháng sau này và mãi mãi không bao giờ phải hối tiếc, ân hận .
Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2020
Lượt nghe: 1080
Trẻ em lớn lên trong những ngôi trường không còn cửa sổ, không bao giờ được nhìn ra ngoài để thấy trời xanh, mây trắng, nghe vọng tiếng chim hót… Tất nhiên không bao giờ, đứa trẻ hiếu động có được một kỷ niêm đẹp: nhảy ra ngoài của sổ. Những đứa trẻ như vậy, liệu có thể lớn lên thành một người lớn giàu trí tưởng tượng, mơ mộng? Từ trẻ con tới người lớn đều sống trong những ngôi nhà không có cửa sổ. Họ không thể bay qua cửa sổ đến thế giới rộng lớn hơn và họ cũng buộc trẻ con phải như vậy. Truyện ngắn "Ba tao bay qua của sổ" được nhà văn Trần Nhã Thụy viết pha chút hóm hỉnh, tự giễu và ẩn dấu sự châm biếm cách giáo dục hiện nay.
Ngày phát hành 11:2 | 4/11/2021
Lượt nghe: 946
Truyện ngắn Dưới đáy hồ của Nguyễn Đức Hạnh dựa vào một sự kiện có thật, đó là vụ tai nạn năm 1986 trên hồ Núi Cốc làm 23 nghệ sĩ và người thân của Đoàn kịch Bắc Thái đã tử nạn khi ca nô bị lật. Mượn cái cớ này để từ đó nhà văn tạo ra một câu chuyện khác của riêng mình bằng bút pháp hiện thực huyền ảo. Truyện được kể qua ngôi thứ ba, nhân vật Hắn, vốn là một văn sĩ căm ghét đàn bà, đang trong một chuyến nghỉ dưỡng ở khu nhà sáng tác để tìm cảm hứng cho tác phẩm mới. Nhân vật quan trọng nhất tiếp theo mới xuất hiện. Đó là hồn ma của người phụ nữ bụng mang dạ chửa đã tử nạn mấy chục năm trước giờ hiện về để kể lại câu chuyện cho Hắn nghe. Câu chuyện cảm động, đầy ắp sự bao dung, lòng yêu thương của một người vợ - người mẹ luôn hết lòng vì chồng con đã làm gã văn sĩ rơi lệ và đồng ý giúp người phụ nữ chuyển thông điệp tới người chồng. Chi tiết hai người đàn ông mang theo mâm lễ và trở lại mặt hồ năm nào để viếng người xấu số cùng hình ảnh người vợ bay lên khỏi mặt nước làm ta liên tưởng tới phần cuối truyện ngắn Người con gái Nam Xương trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, khi Vũ Thị Thiết cũng bay lên khỏi mặt nước để chào Trương Sinh lần cuối khi được Trương Sinh lập đàn cầu siêu. Về mặt biểu hiện nghệ thuật, có thể nhiều độc giả còn chưa thỏa mãn với những dụng công của tác giả Dưới đáy hồ, nhưng về giá trị tinh thần và giá trị giáo dục của truyện, tôi cho rằng tác phẩm đã gửi gắm được những thông điệp quan trọng. Thứ nhất, thế giới của những người đã khuất và những câu chuyện đã qua của họ vẫn luôn có những tương tác, ảnh hưởng, chi phối đến những người đang sống, từ đó khiến những người đang sống phải suy nghĩ và sống làm sao cho tốt hơn. Thứ hai, giá trị tinh thần là những thứ sẽ còn lại mãi mãi, không bao giờ bị mât đi. Cụ thể trong câu chuyện này, sự hy sinh quên mình của người vợ là một chi tiêt có giá trị giáo dục sâu sắc. Người phụ nữ ấy đã cảm hóa được cả những nỗi sân hận đàn bà trong tâm trí nhân vật Hắn. Và sau cùng, truyện ngắn Dưới đáy hồ còn nói với chúng ta một câu chuyện của sáng tạo nghệ thuật. Đó là tác phẩm cần phải có cảm xúc chân thành, mạnh mẽ và dù ở bất kỳ thời nào, số phận con người cũng là thứ cần được quan tâm hàng đầu. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2020
Lượt nghe: 1606
Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm qua, những trang truyện ngắn Hoa gạo đáy hồ của nhà văn Nguyễn Hải Yến đã giúp chúng ta làm quen với nhân vật kể chuyện xưng Tôi-chủ quán Trà Ta và chị Mai-người chuyên ướp trà hoa rừng ở Thác Bà. Bên cạnh đó, tác giả cũng hé lộ nhân vật người đàn ông đến uống trà ở quán Trà Ta. Vậy người đàn ông này là ai? Anh có mối liên hệ như thế nào với hai nhân vật còn lại? Mời các bạn tiếp tục theo hành trình của cô chủ quán Trà Ta để khám phá những bí mật của những con người và ngôi làng dưới đáy hồ Thác Bà trong truyện ngắn "Hoa gạo đáy hồ" của nhà văn Nguyễn Hải Yến
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2020
Lượt nghe: 1267
Truyện ngắn "Hoa gạo đáy hồ" được viết theo phong cách hiện thực huyền ảo, mở ra những khung cảnh huyền hoặc lãng đãng khói sương, như thực như mơ…Khung cảnh ấy, ngôi làng ấy và người dân làng nữa hư hư thực thực. Nhưng người biên tập tin rằng, người đọc người nghe cũng không quá quan tâm quá đến việc nó có thật hay không mà bị cuốn hút vào giọng kể của tác giả. Văn của Nguyễn Hải Yến giản dị, thản nhiên, nhàn nhã như hơi thở, không chút gò bó hay làm màu nhưng mê hoặc, dẫn dụ người đọc người nghe
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 1572
Thưởng thức “Mặt trời, ông già và cô gái” của Súc-sin, chúng ta có thể liên tưởng đến sự tương đồng phong cách trong những truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Đó là những tác phẩm có cốt truyện đơn giản, không chú trọng về những xung đột, những cao trào, nhưng luôn giàu chất thơ và chinh phục mỗi người đọc người nghe bởi dư âm sâu thẳm, bởi sự gợi cảm, toát ra những ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ. Những trang văn của Súc-sin cũng như Thạch Lam có thể khiến chúng ta biết sống chậm hơn trong những xô bồ ồn ã của cuộc sống đời thường, để rồi từ đó biết yêu mến hơn những điều bình dị của cuộc sống này...(Đọc truyện đêm khuya phát 25/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2019
Lượt nghe: 919
Người chiến sĩ Hiên khi rơi vào một tình thế phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, đã tìm đến cái chết khốc liệt nhất để tỏ rõ ý chí sắt đá của mình trước mũi súng của kẻ thù. Chính sự hy sinh của người anh hùng đã gieo những mầm căm thù, mầm hy sinh quả cảm của muôn vàn người chiến sỹ khác...(Đọc truyện đêm khuya phát 28/3/2019)
Ngày phát hành 10:24 | 12/10/2023
Lượt nghe: 625
Truyện ngắn chúng ta vừa nghe xây dựng nhân vật chính rất độc đáo là lão Cục. Lão Cục có hai người con trưởng thành và lão cũng đã có cả cháu đích tôn là thằng Hòn đỗ vào đại học. Sau biến cố vợ lão Cục qua đời do đá rơi vào đầu, lão trở nên một hình ảnh quái gở, điên khùng trong mắt dân làng khi hàng ngày đi nhặt đá về chất đống trong góc nhà. Mà phải là những hòn đá đẹp, vuông vức, chắc chắn mới vừa mắt lão, thế nên hòn đá trấn ở miếu thổ thần lão cũng không tha, phải mang về cho bằng được. Trải qua mấy lần mấy lượt con trai chuyển lão đi nơi khác, sai người trông nom lão cẩn thận, thậm chí khóa tay khóa chân lão, những cứ hở ra là lão Cục lại đi nhặt đá. Mọi chuyện chỉ sáng tỏ trong phần cuối của câu chuyện, khi lão Cục vượt một chặng đường rất xa để về chết trong ngôi nhà của mình, nơi đã in dấu bao kỷ niệm của vợ chồng lão. Thì ra lão đã từng có một lời hứa với người vợ quê miền biển, rằng sẽ đặt ở mỗi hòn đảo quê vợ một hòn đá ở quê hương mình, để bày tỏ tấm lòng của người con rể, cũng là thể hiện lòng biết ơn với người vợ tần tảo hy sinh đã rời vùng quê biển trong một gia đình khá giả để về vùng quê nghèo này sống với lão suốt cả cuộc đời. Cách đặt tên cho ngôi làng là làng Sỏi, tên lão Cục và cháu đích tôn là Hòn đều là những hành động có chủ ý. Đằng sau cái vẻ ngoài thô tháp, cục mịch lại là tình yêu thương vô bờ, là lối sống trọng tình nghĩa, thủy chung của nhân vật chính. Những điều tốt đẹp ấy không dễ thấy trong cuộc đời này, có khi phải chịu sự hiểu lầm của mọi người, có khi phải chịu những tiếng oan và đối xử bất công song người ta không vì thế mà thay đổi, không vì thế mà đánh mất đi bản thân mình. Đó có lẽ cũng là ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ mà tác giả muốn gửi tới người đọc, người nghe. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2015
Lượt nghe: 2792
Một trang đời đi qua cùng tình yêu day dứt mãi trong lòng Kyoko. Nàng sẽ mãi kiếm tìm, đau khổ nếu một ngày kia không trở lại ngôi nhà cũ...Cảnh xưa đã thay đổi, chỉ một mình Kyoko biết những gì diễn ra trong trái tim mình. Và nàng nhận ra tình yêu mới với đứa con đang thành hình cũng có sức mạnh không kém. (Đọc truyện đêm khuya 18/03/2015).
Ngày phát hành 10:13 | 9/8/2022
Lượt nghe: 1208
Truyện ngắn chúng ta vừa nghe xoay quanh câu chuyện cuộc đời của ké Ma Thàng, người đàn ông già nhất vùng thung lũng Bá Thưng, cũng là người có công khai sinh, gây dựng vùng đất này, được mọi người coi như thổ địa sống. Ông Ma Thàng cũng đồng thời mang trong lòng một bi kịch, một nỗi buồn sâu nặng mà ông muốn chôn dấu. Nhưng càng về cuối đời thì câu chuyện cũ càng trỗi dậy như vò xé tâm can. Mọi chuyện chỉ bắt đầu hé lộ khi cháu nội của ông, Siều, phát hiện ra chiếc vòng bạc mà ông Ma Thàng giấu kín trong chiếc chăn cũ kỹ. Siều quyết tâm tìm hiểu bí mật về chiếc vòng, cũng là để hóa giải căn bệnh buồn bã kỳ lạ của tất cả những con người ở vùng Bá Thưng. Sau khi đưa hình ảnh chiếc vòng lên mạng xã hội, Siều đã nhận được thông tin về người phụ nữ có chiếc vòng y như ông nội của mình. Cuộc đón tiếp giữa gia đình Ma Thàng và hai mẹ con người phụ nữ đã trở thành cuộc đoàn viên xúc động nghẹn ngào khi ông Ma Thàng nhận ra con gái ruột của mình, cô gái bé bỏng năm xưa đã bị nước lũ cuốn trôi mất tích. Ông Ma Thàng hồi ấy chỉ tìm được xác vợ mà không thấy con đâu. Vậy là nỗi buồn của miền đất đã được hóa giải bởi người đứng đầu, ông Ma Thàng, đã cất đi được gánh nặng u sầu suốt bao năm trong lòng mình. Thế mới biết, gia đình luôn là một vùng kỷ niệm máu thịt thiêng liêng mà người ta không bao giờ nguôi quên được, ngay cả khi tuổi già và bệnh tật có kéo tới, trí nhớ có suy giảm thì từ trong miền vô thức, tiềm thức, tất cả những câu chuyện đã qua không bao giờ nguôi ngoai. Nó thúc đẩy họ phải làm một điều gì đó để có được sự thanh thản trước khi từ giã cõi đời. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 8:48 | 14/3/2023
Lượt nghe: 529
Từ xa xưa cho tới cuộc sống hiện đại ngày nay, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi đa phần người dân thấy đằng sau các hiện tượng tự nhiên hoặc cây cối, núi non đều có hình ảnh một vị thần nào đó. Trong văn hóa dân gian của người dân, nhiều câu chuyện tâm linh gắn với cây đa cây gạo, cây dâu trong vùng. Truyện ngắn “Cây dâu cô đơn bên sông” của tác giả Trương Tuệ Đăng khiến chúng ta nhớ lại nhiều truyền thuyết, câu chuyện dân gian. Trong chuyến đi thực tế để làm đề tài nghiên cứu phát triển giống dâu tiên xứ Truôi, nhân vật Chất nghe được câu chuyện kì lạ về cây dâu cô đơn. Câu dâu hàng trăm năm tuổi độc đáo, kì lạ và cũng là hi vọng duy nhất để hoàn thành đề tài nghiên cứu của anh. Chất thả thính mồi chài cô gái xấu xí tên là Hiên, con gái ông Hai với mục đích lấy được bí mật của cây dâu quý. Nhưng rồi Chất lại rơi vào cái bẫy của chính mình và trở thành chồng của Hiên. Chất phải nhờ men rượu cây dâu quý mới sống được với người vợ xấu xí của mình. Nhưng cũng như rượu cất lâu ngày mới lên hương, gắn bó một thời gian thì Chất mới thấy được những điểm tốt đẹp của vợ. Cái kết chuyện đan xen nỗi buồn niềm vui khi Hiên qua đời vì băng huyết còn con gái của hai người thoát khỏi lời nguyền bao năm. Truyện ngắn đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa cuộc sống đời thường và câu chuyện dân gian. Lời nguyền của quá khứ cuối cùng cũng được giải nhờ tình cảm của Chất và Hiên. Cuối cùng sau mối tình trăng hoa với cô khách hàng xinh đẹp, Chất mới hiểu Hiên là người vợ gần gũi, thân thiết của mình. “Tốt gỗ hơn tốt nước hơn” “cái nết đánh chết cái đẹp” vẫn giữ nguyên giá trị trong cuộc sống. Ai chả thích vẻ ngoài xinh đẹp, dễ nhìn. Nhưng cái đẹp nên gắn cả ngoại hình và tâm hồn. Theo thời gian Chất mới cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của Hiên. Cái đẹp từ tâm hồn, trái tim lương thiện chính là điều khiến chúng ta gắn kết lâu dài với nhau.
Ngày phát hành 12:27 | 27/7/2023
Lượt nghe: 1460
Ở truyện ngắn “Dưới đá lặng im”, nhà văn Đào Thu Hà viết về đề tài chiến tranh, viết về hành trình đi tìm hài cốt liệt sĩ và hơn hết đó là tiếng vọng của thanh âm biết ơn với những hy sinh bằng một góc nhìn trẻ. Văn chương suy cho cùng chính là cất lên tiếng nói tử tế với hết thảy mọi điều mà mình có duyên hạnh ngộ. Với người sinh ra khi nước nhà đã hòa bình, chiến tranh là những câu chuyện về bài học lịch sử, là những bộ phim tư liệu, là những kỉ niệm. Tuy vậy, từ trong những con chữ xao xác tâm hồn ấy, chiến tranh mang đến cho người đọc, người nghe không chỉ là niềm đau, là chia ly, là sum vầy, mà còn là chữ tình đằm đẵm trong tấc dạ của người ở lại, người còn sống và người đi tìm. Trên quê hương này sau gần 50 năm độc lập vẫn còn có những cuộc tìm kiếm và cuộc trở về da diết đến thế. Truyện ngắn “Dưới đá lặng im” của Đào Thu Hà một lần nữa đưa chúng ta tìm về những vùng day dứt, thương xót của những ai đã đi qua cuộc chiến; chạm vào nỗi đau chinh chiến của sự khốc liệt; rung lên tiếng ngân của tâm khảm với những mất mát; hoài vọng cho cuộc trở về dẫu chẳng lành lặn, dẫu chỉ là xương cốt hòa vào đất đá quê hương. Tuy viết về cuộc chiến, viết về hành trình đi tìm hài cốt liệt sĩ, nhưng Đào Thu Hà quyến dụ chúng ta bằng một lối viết khoan nhặt xoáy sâu vào cảm xúc, đi tận cùng những chi tiết nội tâm và bằng thủ pháp mượn cảnh tả tình. Người đọc, người nghe như trầm mình vào không gian được bày biện một cách khéo léo để từ đó thấu cảm theo nhân vật. Lối xây dựng không gian đồng nhất với tâm trạng nhân vật, tình tiết truyện và diễn biến mạch truyện này đã khiến chúng ta cứ bị cuốn hút vào, càng nghe càng đắm đuối, càng nghe càng chẳng thể rời đi được. Nhà văn như hóa thân vào nhân vật tôi để kể lại hành trình tìm kiếm người anh của mình, những chi tiết cuối thiên truyện khiến chúng ta lặng đi vì xúc động, đó là cuộc đối thoại giữa người sống và người chết, đó là chi tiết khi Thắng đã tìm thấy anh mình nhưng đau đớn quá, lựu đạn chôn vùi bao nhiêu dưới lòng đất phát nổ, Thắng nằm lại nơi chính người anh của mình đã hy sinh. Câu chữ của Đào Thu Hà khá mượt mà, có sự chắt lọc tinh tế và có cả sự hóa thân vào tâm lý để thể hiện trọn vẹn hành động, câu nói của nhân vật. Một truyện ngắn hay và cũng cho thấy người viết trẻ bây giờ khi viết về đề tài chiến tranh cũng có nhiều nét hấp dẫn riêng để độc giả có thể hy vọng và đón đợi. Chiến tranh là để tài chẳng bao giờ cạn, một dòng chảy văn chương riêng biệt của dân tộc ta và may thay, lớp người viết trẻ ngày nay vẫn còn có những cây bút mặn mà và dấn thân viết như thế là điều đáng trân quý. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2018
Lượt nghe: 876
Đi nhiều, lắng nghe nhiều, nhà văn Võ Diệu Thanh thẩm thấu nỗi đau của những thân phận và chị thể hiện sự đồng cảm chia sẻ với nỗi đau đớn của họ qua từng trang văn giàu cảm xúc. Các tác phẩm của Võ Diệu Thanh thường chạm vào số phận những con người nhỏ bé đời thường, và đi đến tận cùng của nỗi đau thương. “Lời thề đá” phát 15/11/2018 là một trong những truyện ngắn như thế
Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2017
Lượt nghe: 1490
Sau "Người đàn bà che mặt", “Đi ngược đám đông” là tập thơ thứ tư của nữ tác giả Đông Hà. Chị sinh năm 1976, hiện là giáo viên Ngữ văn trường THPT chuyên Quốc học Huế, hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên - Huế. Tập thơ bộc lộ một góc nhìn, một thái độ sống của người phụ nữ đang ở độ tuổi đằm chín nhất, yêu thương nhất đồng thời cũng luôn tỉnh táo, luôn hướng về phía trước. (Tiếng thơ 16/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2015
Lượt nghe: 1945
"Bút Tre ghi xuống thơ mình. Cho người cảm nghĩ, cho tình nông sâu"- Bút Tre đọng lại tình cảm trong lòng bạn bè, người nghe với những vần thơ dung dị, gần gũi. Tình yêu thiên nhiên trong thơ Mai Liễu, Ngô Liêm Khoan, Nguyên Quân và Trần Thanh Phúc. (Tiếng thơ 25;26/10)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2017
Lượt nghe: 1666
Chùm thơ về các miền quê đất nước: Với cao nguyên đá (Bình Nguyên), Chợ vạn chài (Nguyễn Đình Minh), Làng mình (Ngô Kim Đỉnh), Chiều Chu Đậu (Nguyễn Trác). Góc nhìn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về "hiện tượng vè hóa thơ". Suy nghĩ về sáng tạo của nhà thơ Thạch Quỳ qua tác phẩm tự đọc: "Đợi em ngày giáp Tết" và "Ông già nghễnh ngãng". (Tiếng thơ 08/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2015
Lượt nghe: 1362
Những vùng núi đá bạt ngàn, hùng vĩ như bức phên dậu bảo vệ Tổ Quốc.Vẻ đẹp của núi đá đi vào cảm xúc thơ thật sâu lắng mà mãnh liệt.Các nhà thơ Hoàng Cát, Lò Ngân Sủn, Nguyễn Chí Hoan, Lương Sơn, Cầm Giang và Ngô Trầm Tư bày tỏ xúc động về núi đá trong thơ. Nhà thơ Thụy Anh chia sẻ kỷ niệm về nước Nga.(Tiếng thơ 7,8/6).
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2015
Lượt nghe: 1540
Không gian của tình bạn qua sáng tác của các tác giả: Văn Cao, Trần Lê Văn, Vũ Dũng. Ghi chép “Một tình đời một duyên thơ” hé lộ mối duyên thơ duyên đời giữa một nhà thơ tuổi 70 và chàng trai khiếm thị đang tuổi 30. Góc thơ dịch gửi đến các bạn hai thi phẩm của nhà thơ Chi Lê Pablo Neruda. (Tiếng thơ 13/08 và 20/08/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019
Lượt nghe: 1112
Với nhà thơ Lê Mạnh Tuấn, niềm giăng mắc thường trực trong ông chính là số phận đồng đội một thời chiến trường K những năm 70 của thế kỉ trước. Ông viết với cảm xúc đặc biệt, viết bởi không thể không viết, viết để góp thêm một tiếng nói một góc nhìn về cuộc chiến tranh dẫu đã đi qua 40 năm… (Tiếng thơ 01/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018
Lượt nghe: 798
Ở tuổi ngoài 70, nhà thơ Trần Nhuận Minh vẫn song hành cùng thơ với niềm nhiệt huyết mà không phải ai cũng giữ được trước sự hủy hoại của thời gian. Ông vẫn viết những bài thơ giàu chất thế sự, một thế sự không ít ngổn ngang, ngẫm ngợi, song được ghìm giữ bằng cái nhìn trải nghiệm, dồn nén, đa chiều. "Đánh cược cuộc đời mình vào chữ" là tâm thế sáng tạo của ông (Tiếng thơ phát 19/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020
Lượt nghe: 1078
Trong những ngày cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid 19, các nhà thơ cũng nhập cuộc đầy hào hứng. Nhiều bài thơ, tứ thơ mới ra đời, vừa cho thấy tâm tư thời đại, vừa cổ vũ động viên nhân dân, đặc biệt những người ở tuyến đầu chống dịch… (Tiếng thơ 06/05/2020)
Ngày phát hành 10:5 | 19/5/2022
Lượt nghe: 1247
Nhắc tới Phùng Quán là nhắc tới một trong những tác giả văn học đặc biệt của thế kỷ 20. Dù phải trải qua nhiều năm tháng cực khổ, thăng trầm, ông vẫn tạo được một sự nghiệp văn học dày dặn, phong phú với hàng chục truyện dài, tiểu thuyết tác phẩm dành cho thiếu nhi, một số tác phẩm hồi ký, truyện ký gây tiếng vang và nhiều bài thơ đi vào ký ức các thế hệ độc giả. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm sinh Phùng Quán, chương trình Đôi bạn văn chương dành một cuộc trò chuyện về chân dung văn học của ông với tên gọi: Phùng Quán – Dùng dao viết văn lên đá.
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2018
Lượt nghe: 597
Khi đi đường, gặp những viên đá nhỏ, hay cả một tảng đá, chắc chúng mình chẳng để ý đâu. Chúng cũng chẳng để ý đến chúng mình. Thật đấy. Nhưng đá trong câu chuyện kể đêm nay thì đầy thú vị và đáng yêu. Đá có tính cách, có tâm hồn, có thể đồng cảm và chia sẻ với chúng mình nhiều điều lắm đấy. Cùng nghe truyện “Nòng nọc con trên tảng đá” và “Một hòn đá êm như nhung” nhé... (Kể chuyện và hát ru 07/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2018
Lượt nghe: 832
Người đánh xe ngựa bị lạc vào thế giới của những người lùn. Lúc đầu bác rất sợ hãi, sau càng đi vào vương quốc của người lùn bác càng cảm thấy thú vị bởi sự giàu có và tính cách thân thiện của họ. Khi trở về chắc hẳn bác đánh xe ngựa sẽ không quên khoảng thời gian sống vui vẻ và hạnh phúc cùng các chú lùn... (Kể chuyện và hát ru 06/08/2018)
Ngày phát hành 11:12 | 1/11/2024
Lượt nghe: 1050
Câu chuyện đưa
chúng ta đến một thành phố, nơi có nhiều tòa nhà cao tầng cùng những cung đường
tấp nập phương tiện qua lại. Vậy mà trong một con hẻm nhỏ, có bốn người rất nghèo, mặc dù hằng ngày đều phải lao động cực nhọc từ sáng
đến tối. Thế là họ quyết định cùng nhau lên đường tìm tới miền đất hứa... (Kể chuyện và hát ru 30/10/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2015
Lượt nghe: 1583
Ở một vùng nọ có bốn người bạn nhà nghèo chơi rất thân với nhau. Được vị đạo sĩ tặng cho 4 cuốn chỉ thần kỳ, 4 người bạn lên đường tìm vận may của mình. Không biết 4 con người ấy sẽ gặp điều gì trên chặng đường phiêu lưu của mình? Một câu chuyện cổ tích đáng chờ đợi về sự cho đi và nhận lại của con người...
Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2015
Lượt nghe: 1322
Chàng trai mồ côi tên là Na Á không tin vào số mệnh mà chỉ tin vào đôi bàn tay lao động của mình mà thôi. Nhờ ai giúp đỡ mà Na Á có thể chiến thắng thiên binh, thiên tướng mà Ngọc Hoàng Thượng Đế phái xuống trị tội mình.
(Chương trình Kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 30.03+31.03)
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2016
Lượt nghe: 1370
Một chàng trai mồ côi bị trừng phạt vì làm trái ý Ngọc Hoàng Thượng Đế. Làm thế nào để chàng Na Á chiến thắng được những vị thần nhiều phép lạ. Câu chuyện về lòng dũng cảm và trí thông minh của con người chiến thắng thiên nhiên.
(Chương trình Kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 15+16.02.2016)
Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2019
Lượt nghe: 644
Ở một thị trấn nọ có một chú ngựa đá có sức mạnh phi thường. Chú đứng sừng sững cạnh đường dẫn vào thị trấn để kiểm soát an ninh, đảm bảo an toàn và sự bình yên cho mọi người. Chính vì lẽ đó mà Hoàng đế muốn có được chú ngựa đá thần kỳ. Và rồi, việc bắt giữ ngựa đá đã diễn ra vô cùng khắc nghiệt... (Kể chuyện và hát ru 16/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019
Lượt nghe: 575
Bác nông dân nọ là chủ nhân của một vườn củ cải trắng. Vườn cải đang độ tươi tốt, bác nông dân phát hiện có một số cây bị đánh cắp. Bác buồn lắm và quyết tâm tìm hiểu rõ sự việc. Không ngờ tất cả những rắc rối do một chú lùn gây ra... (Kể chuyện và hát ru 12/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2018
Lượt nghe: 1972
Các bé có biết những đám mây trên bầu trời kia nói gì không? Đám mây có biết buồn không? Vì sao đám mây lại buồn? Bởi vì đám mây muốn bay đi những miền đất mới và trở về đất mẹ. Đám mây sẽ hóa thành những cơn mưa mát lành đấy các bé ạ! Đấy là sự dâng hiến cho sự sống. Các bé cùng nghe những đám mây kể chuyện nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 18/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2017
Lượt nghe: 2155
Có một cậu bé có cái tên rất ngộ nghĩnh tên là Ngón Cái, bởi vì cậu chỉ bé bằng ngón chân cái thôi. Tuy rất bé nhưng Ngón Cái rất ngoan, đáng yêu và vô cùng thông minh. Ai cũng yêu quý Ngón Cái bởi những phẩm chất ấy. (Kể chuyện và hát ru 25/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2020
Lượt nghe: 662
Biển vô cùng rộng lớn và có biết bao điều bí mật chưa được khám phá hết. Một lần, khi đang lao động trên biển, bác đánh cá kéo lên chiếc bình cổ bằng đồng. Bên trong chiếc bình này có gì bất ngờ, khác lạ? (Kể chuyện và hát ru 06/11/2020)
Ngày phát hành 20:51 | 29/3/2021
Lượt nghe: 1201
Nhân vật chính trong truyện cổ tích này xinh đẹp, đáng yêu và thông minh. Cô vướng phải một tình huống rất rắc rối. Nhưng thay vì ngồi khóc và chờ Tiên chờ Bụt đến cứu giúp, cô đã tự tháo gỡ khó khăn, gặp được những người đồng cảm và có cuộc sống đúng như cô mong muốn... (Kể chuyện và hát ru 22/03/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 27/9/2016
Lượt nghe: 1687
Xưa kia, có người lính nọ rất tài năng, cần mẫn, nhưng chàng lại bị những kẻ ghen ghét hãm hại. Biết bao lần chịu oan ức, chàng buộc phải rời khỏi quân ngũ để tìm đến một vương quốc khác. Chàng đã thuyết phục được nhà vua ở vương quốc mới bằng kinh nghiệm và sự từng trải. Nhà vua giao cho chàng canh gác vườn cây yêu quý của ngài. Mọi chuyện đang diễn ra tốt đẹp thì từ đâu xuất hiện con chim lạ tới phá phách, khiến chàng hết sức hoang mang vì phần lớn cây trong vườn đã bị bẻ gãy. (Kể chuyện và Hát ru 26/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2017
Lượt nghe: 1862
Truyện kể về một người lính can đảm. Anh đã vượt qua mọi thử thách, chiến thắng nỗi sợ hãi để thực hiện lời hứa của mình, giải cứu một vương quốc khỏi lời nguyền hóa đá. (Kể chuyện và hát ru 19/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2015
Lượt nghe: 980
Mượn hình phạt với pho tượng vô tri để đánh lạc hướng, quan tòa đã lần tìm ra tung tích của tên trộm lụa và phá giải được vụ án tưởng đã đi vào ngõ cụt. (Kể chuyện và hát ru cho bé 03 + 04/08).
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2019
Lượt nghe: 923
Có chàng trai nọ không may mồ côi cha mẹ. Chàng sống một mình bên sông và mưu sinh bằng nghề chài lưới. Cuộc sống của chàng đổi thay từ khi chàng bắt gặp con cua đá dưới lòng sông. Cua đá ấy có gì đặc biệt? Mời các bé cùng nghe câu chuyện “Nàng tiên Cua và chàng đánh cá" (Kể chuyện và hát ru 25/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2019
Lượt nghe: 719
Cô Nhện Đen vốn nổi tiếng là khéo tay, tốt bụng, được cả làng Nhện yêu mến. Ấy thế mà cô lại bị nghi oan là kẻ đánh cắp cầu vồng. Vì sao thế nhỉ? Cùng theo dõi truyện đồng thoại “Những sợi tơ màu cầu vồng” của tác giả Đinh Thị Thu Hằng để khám phá bí mật này nhé... (Kể chuyện và hát ru 03/06/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020
Lượt nghe: 742
Cô thiếu nữ trong truyện cổ tích này rất đáng yêu, nhưng luôn bị dì ghẻ hành hạ. Cô phải làm bao nhiêu việc khó khăn nặng nhọc, vậy mà bà vẫn tiếp tục gây khó dễ. Cô phải làm gì để thoát khỏi cuộc sống ấy? (Kể chuyện và hát ru 14/12/2020)
Ngày phát hành 9:46 | 23/1/2021
Lượt nghe: 1271
Con cá vàng được nàng Lãng Quên cứu giúp và họ trở thành bạn tốt của nhau. Nhưng 6 người chị gái của nàng Lãng Quên luôn tìm cách chia rẽ tình bạn của nàng với cá vàng. Lãng Quên cần phải làm gì để bảo vệ bạn mình? (Kể chuyện và hát ru 18/01/2021)
Ngày phát hành 9:59 | 23/1/2021
Lượt nghe: 795
Cá vàng bị mất tích. Nàng Lãng Quên nghĩ đến các chị mình, rất có thể họ đã bắt cá của nàng. Nàng đến nhà các chị để hỏi nhưng các chị gái phủ nhận và có lời lẽ không hay với nàng. Lãng Quên có tìm được bạn cá của mình hay không? (Kể chuyện và hát ru 19/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2020
Lượt nghe: 595
Món quà của bố từ Trường Sa gửi về đất liền cho bé Đào là chú ngựa đá được làm từ đá cuội. Bé Đào rất yêu quý món quà đó. Nhưng những người bạn tinh nghịch của bé đã làm gì chú ngựa? (Kể chuyện và hát ru 15/01/2020)
Ngày phát hành 9:41 | 21/10/2024
Lượt nghe: 174
Ngày xửa ngày
xưa có chàng trai tên là Mê Núp làm nghề đánh cá. Chàng rất chăm chỉ, nhưng vợ chàng lại vụng về lười biếng. Dù chàng siêng năng làm lụng, nhưng gia cảnh vẫn khó
khăn vô cùng. Một ngày kia, người vợ đã bỏ Mê Núp để đi theo một người giàu có
hơn... (Kể chuyện và hát ru 14/10/2024)
Ngày phát hành 9:52 | 21/10/2024
Lượt nghe: 75
Khi có người vợ chăm chỉ hiền lành cùng đồng hành, chàng Mê Núp đỡ vất vả hơn rất nhiều.
Người vợ hiền đã động viên giúp đỡ chàng trên con đường sự nghiệp. Một thời gian sau Mê Núp được vào cung hầu
cận nhà vua... (Kể chuyện và hát ru 15/10/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2019
Lượt nghe: 545
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quyện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào
Đó là câu ca dao xưa kể chuyện con tò vò nuôi con nhện. Còn trong câu chuyện mà chúng mình nghe hôm nay, tò vò đích thực là một thợ gốm đáng yêu, lành nghề, cần mẫn xây tổ... (Kể chuyện và hát ru 11/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2019
Lượt nghe: 709
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quyện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào
Đó là câu ca dao xưa kể chuyện con tò vò nuôi con nhện. Còn trong câu chuyện mà chúng mình nghe hôm nay, tò vò đích thực là một thợ gốm đáng yêu, lành nghề, cần mẫn xây tổ... (Kể chuyện và hát ru 11/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2020
Lượt nghe: 758
Chúng ta đang nghe câu chuyện về cô gái hiền lành, tốt bụng nhưng bị dì ghẻ đối xử rất hà khắc. Cô gái còn gặp những việc rắc rối nào nữa, và cô tiếp tục vượt qua như thế nào? (Kể chuyện và hát ru 15/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2018
Lượt nghe: 1117
Trong buổi đọc truyện hôm trước chúng ta đã làm quen với ông chủ xưởng mộc vui tính Lok Antonio, bác Geppecto có bộ tóc giả màu râu ngô nên các bạn nhỏ thường gọi là bác Râu Ngô. Một lần sang nhà Antonio chơi, bác Geppecto đã được người bạn già kể về một khúc gỗ biết nói. Vừa ngạc nhiên vừa có phần tò mò bác Geppecto có ý muốn mục sở thị khúc gỗ đặc biệt này. Tuy nhiên khi khúc gỗ được mang ra thì là lúc những rắc rối bắt đầu xảy đến với hai ông bạn. Khúc gỗ đã đùa giỡn với cả hai người làm họ liên tiếp hiểu lầm nhau. Họ tranh luận thậm chí còn dẫn tới ẩu đả vì bác nào cũng cho là mình đúng. Sự việc diễn ra tiếp theo như thế nào? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 06/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020
Lượt nghe: 1003
Viết về ánh trăng trong thời kì lao động xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhà thơ Huy Cận đã có những liên tưởng độc đáo khi miêu tả vẻ đẹp của trăng trong mối quan hệ với người lao động. Bài thơ mang âm hưởng dạt dào niềm vui của cuộc sống mới con người mới trên vùng biển Đông Bắc Tổ Quốc. Hình tượng trăng đã được nhà thơ Huy Cận đặc tả trong những câu thơ nào? Chúng ta tiếp tục đồng hành cùng cô Trương Thị Thảo (giáo viên ngữ văn trường trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương- thành phố Hà Nội) với nội dung này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 14/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2020
Lượt nghe: 519
Trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông, chúng mình được tiếp cận với đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Tiểu thuyết "Số đỏ"). Đoạn trích thể hiện rõ nét chất trào phúng và sở trường xây dựng nhân vật kiểu đám đông của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Cô giáo Tạ Hồng Hạnh – giáo viên ngữ văn trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội có những chia sẻ với chúng ta về đoạn trích này... (Văn nghệ thiếu nhi 24/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1260
Tết đến xuân về thì không gian của ngôi nhà luôn được chúng mình trang trí một cách chu đáo bằng những màu sắc tươi tắn và ấm áp. Ngày xuân càng trở nên ý nghĩa hơn khi các bạn nhỏ không chỉ trang trí ngôi nhà của chính gia đình, mà còn tạo ra những ngôi nhà nghệ thuật đặc biệt bằng chất liệu vô cùng đơn giản, các vật liệu tái chế như bìa cát tông, vận dụng kỹ thuật cắt dán, vẽ…để thiết kế nên sản phẩm nghệ thuật bằng chính sự đoàn kết, nêu cao tinh thần làm việc nhóm... Câu truyện truyền thanh "Món quà Mùa Xuân" do chị Dương Hà chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Quỳnh Châm là nốt nhạc vui khi loài hoa Lưu Ly đã phải cố gắng chống lại mùa đông rét mướt để dâng tặng Mùa Xuân những bông hoa tim tím bé xinh. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 17/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2017
Lượt nghe: 1002
Các em nghĩ sao nếu chúng mình hóa thân thành "Thợ mộc nhí" để sáng tạo một bầu trời mơ ước với những đám mây trắng bồng bềnh và bao tạo vật thú vị khác nhỉ? Chúng mình cùng nghé thăm Xưởng sáng tạo Creative Gara (Ngõ 31 phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) trong một buổi sáng tạo đậm chất "ngôn tình" nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 28/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2017
Lượt nghe: 2006
Bài thơ là khúc ca vui tươi trong giai đoạn miền Bắc xây dựng cuộc sống mới với khí thế hào hùng, nhiệt huyết. Nhà thơ Huy Cận mang tâm thế của con người mới, nhập cuộc, đầy khao khát và hi vọng. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và nhà thơ Anh Ngọc có nhiều thông tin bổ ích về bài thơ này.(Văn học nhà trường 10/07/2017)
Ngày phát hành 22:14 | 9/8/2023
Lượt nghe: 652
Gia đình nhà thơ Lữ Mai là một trong số ít gia đình văn nghệ sỹ thể hiện sự truyền nối rõ rệt khi cô con gái nhỏ là bạn Đoàn Lữ Thụy Phương vừa là cây bút nhí đầy triển vọng, vừa có năng khiếu hội họa. Trong “Trang nghệ thuật” hôm nay, chúng mình cùng chị Thúy Quỳnh đến thăm không gian nghệ thuật của gia đình bạn Đoàn Lữ Thụy Phương nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 26/07/2023)
Ngày phát hành 9:46 | 6/10/2021
Lượt nghe: 659
Ngay từ khi ra đời, tranh làng Sình không đơn thuần phục vụ thú chơi tao nhã mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Tranh được người dân xứ Huế dùng để thờ, hóa trong các lễ cầu an, giải hạn. Tranh hoàn toàn được làm thủ công. Để có một bức tranh phải trải qua đủ 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn... (Văn nghệ thiếu nhi 29/09/2021)
Ngày phát hành 11:10 | 18/8/2022
Lượt nghe: 295
Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Chiến dịch không thuốc lá vì trẻ em đã tổ chức triển lãm nghệ thuật phòng chống đuối nước cho trẻ em tại nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền, TP Hà Nội.Triển lãm nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng, đặc biệt là các bạn nhỏ, với cách thức tổ chức trực quan, sinh động, cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức, các kỹ năng về phòng chống đuối nước cho chính mình... (Văn nghệ thiếu nhi 03/08/2022)
Ngày phát hành 17:28 | 30/7/2021
Lượt nghe: 719
Cuốn truyện tranh dành cho tuổi 10+ có nhan đề “Bẩm thầy Tường có thầy Vũ đến tìm” của tác giả Hoàng Tường Vy, bút danh Vuy đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Nội dung xoay quanh hai nhân vật chính là thầy Tường và thầy Vũ, một người là thầy lang và một người là thầy đồ. Những mẩu chuyện nho nhỏ hàng ngày của thầy Tường và thầy Vũ cùng những người xung quanh được kể lại hấp dẫn và đầy duyên dáng... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 20/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2018
Lượt nghe: 616
Hai hôm sau khi căn nhà bị cháy, bố quyết định đưa Hưng về quê. Chuyến đò chở hai bố con Hưng qua sông Hoành về quê đã không sang được bờ bên kia. Cơn lũ quét từ thượng nguồn đổ về khiến đò bị đắm. Hưng được ông Mật và cô Đào cứu thoát còn bố Hưng thì vẫn mất tích... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi 14)
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2019
Lượt nghe: 672
Tuổi mới lớn như các bạn Hoài, Tâm An, Tú Quyên, Hạnh Chi và Minh Thi rất dễ hiểu lầm lẫn nhau. Ví như khi anh Tiến tặng bộ sách ôn thi cho Tú Quyên mà không tặng cho Hạnh Chi, trong khi cả nhóm đều biết rõ rằng anh Tiến rất thích Hạnh Chi. Hoài cũng có phần ganh tị khi anh Huỳnh chẳng bao giờ tặng cho bạn quà, mặc dù anh Huỳnh cũng rất thích Hoài… (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 45 - Văn nghệ thiếu nhi 15/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2020
Lượt nghe: 488
Vừa lúc cả bọn ra đến cửa thì gặp Trịnh đi làm thêm về. Cậu ngạc nhiên khi thấy các chị khoá trên đường đột đến nhà mình. Đang lúng túng chào hỏi thì Tú Quyên nhanh miệng hẹn gặp Trịnh vào ngày cuối tuần. Mặc dù không hiểu có chuyện gì nhưng Trịnh vẫn đồng ý để cả bọn quay lại vào sáng chủ nhật... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi cuối cùng - Văn nghệ thiếu nhi 08/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 11/8/2020
Lượt nghe: 591
Trong căn phòng rất đẹp, cậu bé trạc tuổi Mary đang khóc lóc thảm thiết trong cô độc. Cậu bé gầy gò, ốm yếu với đôi mắt khác người thường. Lúc đầu, cậu bé khá rụt rè khi nói chuyện với Mary, nhưng sau đó cậu đã trải lòng về cuộc sống của mình. Cậu chính là Colin Craven- Con trai của ông bà Craven... (Văn nghệ thiếu nhi 09/08/2020)
Ngày phát hành 9:55 | 9/7/2024
Lượt nghe: 391
Chị Rosalind và em Batty được anh Cagney mời tới nhà
chơi. Nhà Cagney có nuôi hai chú thỏ. Sự thân thiện của hai con vật này đã nhanh
chóng kết nối ba người lại với nhau. Batty rất thích ôm ấp,
vuốt ve bộ lông mềm mượt của hai con thỏ. Giống như cún nhỏ ở nhà, Batty luôn
yêu chiều nó nhất... (Văn nghệ thiếu nhi 6/7/2024)
Ngày phát hành 10:20 | 19/10/2022
Lượt nghe: 238
Con thuyền “Tiếng rì rầm của biển” gặp một đám mây lớn che phủ. Các thành viên trên thuyền hết sức ngạc nhiên nhưng có phần thích thú, vì chưa bao giờ họ trông thấy đám mây nào đáp xuống thuyền cả. Bác thuyền trưởng sai Mu-mi bố kiểm tra đồng hồ đo khí áp... (Văn nghệ thiếu nhi 14/10/2022)
Ngày phát hành 20:47 | 12/12/2021
Lượt nghe: 380
Trà đá là cậu bé không thích uống trà đá mà chỉ khoái khẩu món nước mía ngọt lịm. Cậu có em gái tên là Bông, tám tuổi, bị bệnh tự kỷ. Bông phải học ở ngôi trường dành riêng cho những bạn nhỏ đặc biệt. Trà đá rất yêu em và tự hào về khả năng hội họa của em... (Văn nghệ thiếu nhi 04/12/2021)
Ngày phát hành 22:5 | 11/3/2021
Lượt nghe: 507
Ông Vufrăng rất đau khổ trước thông tin con trai ông đã qua đời, nhưng trong thâm tâm ông vẫn khao khát tìm kiếm và tin rằng con mình còn sống. Khi điều hành công ty, ông đầy uy quyền, nhưng khi trút bầu tâm sự với Perrin, ông lại thu mình trong dáng vẻ người cha mang nhiều tâm sự, nỗi niềm... (Văn nghệ thiếu nhi 05/03/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2019
Lượt nghe: 510
Vua Cát hiểu rằng việc đánh thức ba của Eliott tỉnh dậy là vô cùng khó khăn. Chắc chắn ông phải nhờ đến sự trợ giúp đắc lực của Ja-bu, người được mệnh danh là phù thủy ở O-ni-ri-a. Mà Ja-bu lại đang thực hiện một thí nghiệm quan trọng có tên là “đồng hình tiêu cực”. Ông ấy chỉ đồng ý gặp Vua Cát khi nào thí nghiệm thành công... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ sáu mươi mốt)
Ngày phát hành 21:16 | 7/11/2022
Lượt nghe: 235
Cuốn nhật ký hấp dẫn, đầy tâm huyết của Mumi bố đang đi đến những trang cuối. Quang cảnh đám cưới của Hosuli và Sosuli được Mumi bố viết rất cảm động, giàu hình ảnh khi ông đang ngồi ngoài hiên nhà, còn Mumi mẹ thì đang bận rộn làm món bánh có rượu và bánh mì bơ phết mật thết đãi cả gia đình... (Văn nghệ thiếu nhi 05/11/2022)
Ngày phát hành 14:49 | 30/11/2021
Lượt nghe: 410
Trà Đá là một cậu bé thú vị thích uốn lượn cơ thể để biểu diễn xiếc hay ảo thuật. Cha cậu làm nghề cắt tóc, người mẹ tần tảo bán bánh tráng trộn và cô em gái tên Bông bị hội chứng tự kỷ có năng khiếu hội họa bẩm sinh. Trà Đá rất ngưỡng mộ tài năng của em gái mình... (Văn nghệ thiếu nhi 26/11/2021)
Ngày phát hành 16:31 | 10/5/2021
Lượt nghe: 456
“Hà Nội ngàn năm ký ức” là cuốn sách pop-up, dựng hình 3D với kỹ thuật cắt, dán, gấp giấy công phu, tạo nên kết cấu ba chiều, minh họa sinh động về các địa danh cùng nhiều câu chuyện đặc sắc về vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội. Cuốn sách đã phần nào thể hiện được góc nhìn, những cảm nhận tinh tế, giàu liên tưởng của những người trẻ tuổi về mảnh đất Thăng Long- Hà Nội vừa quen thân vừa lạ lẫm... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 11/05/2021)
Ngày phát hành 17:2 | 26/11/2023
Lượt nghe: 718
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận là một trong những tác phẩm hay được các thế hệ học sinh đón nhận. Bài thơ viết năm 1958 trong một chuyến đi thực tế của nhà thơ Huy Cận ở Hạ Long, cảm xúc chủ đạo là tình yêu cuộc sống, yêu lao động và tinh thần xây dựng miền Bắc XHCN. Tác phẩm mang vẻ đẹp khỏe khoắn, tinh tế... (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2018
Lượt nghe: 677
"Con đĩ đánh bồng" là điệu múa truyền thống lâu đời của làng Triều Khúc- xã Tân Triều- huyện Thanh Trì- TP Hà Nội. Điệu múa này không chỉ mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử mà còn mang những đặc trưng có "một không hai". Trang nghệ thuật số này, PV Thúy Quỳnh trò chuyện với nghệ nhân Triệu Đình Hồng, giúp các bạn tìm hiểu về điệu múa "Con đĩ đánh bồng". (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 15/08/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2018
Lượt nghe: 701
Đám tang của Võ Tòng diễn ra trang trọng, linh thiêng. Mọi người cúi đầu tiễn đưa người anh hùng ra đi. Người đàn ông gan dạ chiến thắng cả cọp dữ chết không nhắm mắt vì đạn của quân thù. Ba nuôi của An khấn rồi vuốt mắt cho chú Võ Tòng. Ai cũng kinh ngạc khi đôi mắt đang mở trừng trừng của Võ Tòng khép lại. Cái chết của Võ Tòng càng khiến tinh thần chiến đấu chống giặc Pháp của mọi người lên cao. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 21/4/2018)
Ngày phát hành 14:6 | 31/10/2017
Lượt nghe: 741
Ở lớp học của En-ri-cô thì mỗi bạn lại có tính cách khác nhau. Nếu Cô-rét-ti là người luôn vui tươi lạc quan, Ga-rô-nê chinh phục mọi người bởi khả năng học tập thì tính nết của Nô-bít và Pan-ti thật là khó ưa. Sự khiêu ngạo, hợm hĩnh của Nô-bít cũng như thái độ vô cảm của Pan-ti trước bất hạnh của người khác thật đáng chê trách. (Văn nghệ thiếu nhi 27/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2017
Lượt nghe: 824
Buổi trao phần thưởng đã diễn ra trang trọng tại sân trường. Thầy Péc-bô-ni trân trọng đọc danh sách những bạn học sinh đã có thành tích học tập xuất sắc trong kỳ học vừa qua như Phi-ren-zê, Na-pô-li, Bô-lô-nha, Pa-léc-mô, Cô-rét-ti, Đê-rốt-xi…Tiếng vỗ tay kéo dài không ngớt khi từng bạn bước lên bục nhận phần thưởng. Cả thầy và trò trong trường đều rất tự hào vì sự cố gắng vươn lên trong học tập của các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 17/11/2017)
Ngày phát hành 14:20 | 4/4/2023
Lượt nghe: 290
Không gian “Nhà Ký ức” tại Ngày thơ Việt Nam năm nay là nơi trưng bày những tư liệu, kỷ vật của nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ. Đặc biệt những bản thảo được viết tay tại chiến trường được nâng niu gìn giữ để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về chặng đường gian lao mà anh dũng của các nhà văn, nhà thơ đã có đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... (Văn nghệ thiếu nhi 27/03/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 559
Khi nhắc tới loài chuột, chúng ta nhớ tới bức tranh dân gian Đông Hồ rất nổi tiếng có tên “Đám cưới chuột”. Nhân ngày vui xuân Canh Tý, chương trình gửi tới các em tiểu phẩm “Năm Tý nói chuyện đám cưới chuột”... (Văn nghệ thiếu nhi 30/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2020
Lượt nghe: 563
Sau một thời gian giãn cách xã hội, Trung tâm văn hóa Nhật Bản đã hoạt động trở lại với một triển lãm vô cùng độc đáo. Đó là triển lãm “Búp bê truyền thống Nhật Bản”, quy tụ 32 tạo hình búp bê làm nổi bật văn hóa đặc sắc của xứ sở “Mặt trời mọc”. Sau khi tìm hiểu về triển lãm này, chúng ta cùng thư giãn với tiểu phẩm “Vườn cây nhà em”... (Văn nghệ thiếu nhi 22/07/2020)
Ngày phát hành 16:45 | 13/4/2022
Lượt nghe: 820
Nhiều câu chuyện vui trong cuộc đời đi dạy của các nhà giáo được ghi lại một cách chân thực, sinh động, qua đó thể hiện tình yêu nghề, bản lĩnh sư phạm và năng lực truyền cảm hứng của người thầy. Câu chuyện mà nhà giáo nhà thơ Đặng Hiển kể về một tiết dạy văn của mình là một ví dụ khiến người học nhớ mãi... (Văn nghệ thiếu nhi 11/04/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019
Lượt nghe: 990
Ở tập truyện "Đánh thức trái tim", cùng với những trang viết về vẻ đẹp của bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, nhà văn Vũ Thanh Lịch chia sẻ cùng chúng ta nhiều điều về tình cảm gia đình, tình thầy trò và những rung động tinh khôi thuở ban đầu... (Trang văn học tuổi mới lớn 15/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2016
Lượt nghe: 1535
BTV Hoàng Hiệp phỏng vấn nhà văn Nguyễn Đình Tú về những sáng tác văn học thiếu nhi của anh. Kỉ niệm khó quên về trường lớp, về bạn bè trong bài thơ "Tình bạn" của tác giả Nguyễn Hoàng. Truyện ngắn xúc động và có ý nghĩa giáo dục nhân cách có nhan đề "Thiên thần chim cánh cụt" của tác giả Nguyễn Hằng Nga. (Văn nghệ thiếu nhi 15/7/2016)
Ngày phát hành 10:43 | 16/10/2023
Lượt nghe: 825
Cuốn sách “Chó Đốm và mèo Hoa” gồm 5 truyện thơ xinh xắn đáng yêu có nhan đề “Chuột Cồ ăn vụng cá kho”, “Đốm - Hoa chăm bà ốm”, “Làm quen với bạn mới mèo Mun”, “Thăm cô bồ câu ốm” và truyện “Đốm – Hoa giúp Cua thoát nạn”. 5 câu chuyện kể về cuộc sống của hai bạn chó Đốm và mèo Hoa ở lang quê thanh bình. Đây là tác phẩm thơ đầu tay của tác giả Minh Ngọc... (Văn nghệ thiếu nhi 12/10/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2017
Lượt nghe: 966
Những đồ vật như bàn chải đánh răng và cả que kem nữa, tưởng chừng không liên quan đến nghệ thuật mà lại mang đến những sáng tạo thú vị. Chúng mình cùng đến lớp học của các bạn trong Sân chơi nghệ thuật Sky Art, phố Võ Thị Sáu (Hà Nội) để cùng khám phá nhé!(Văn nghệ thiếu nhi 23/03/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2018
Lượt nghe: 984
Cộng tác viên Đào Mạnh Long từng có tác phẩm cộng tác tới chuyên mục “Trang viết đầu tay của những cây bút nhỏ". Các sáng tác của Đào Mạnh Long đã dần tiếp cận với các bạn tuổi teen, tuổi mà cái tôi đang muốn nứt bung vỡ òa để khám phá về thế giới xung quanh. Đào Mạnh Long sáng tác cả thơ, tản văn và truyện ngắn. Vừa qua anh có gửi về chương trình tản văn “Xôn xao mùa nhót”. Tác phẩm viết hoạt, có ý tứ rõ ràng khi miêu tả thứ quà quê quen thuộc của nhiều bạn nhỏ vùng nông thôn. Hình ảnh giàn nhót sai quả chín đỏ vào khoảng tháng tư hằng năm luôn trở đi trở lại trong tác phẩm. Vị chua của quả nhót hòa cùng vị mặn của muối, vị cay của ớt có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 15/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 966
Bài thơ Nôm số 92 còn có tên là “Thú thanh nhàn” với câu mở đầu: “Giàu mặc phận thác đâu bì/ Đọ thanh nhàn, khá nhất nhì” đã nâng thú thanh nhàn lên bậc cao nhất, cao hơn cả sự giàu có và trường sinh. Ẩn dật chưa bao giờ là lựa chọn khó khăn của cụ Trạng. Bởi hơn ai hết cụ thấu suốt lẽ xuất – xử, biết lúc nào nên ẩn, nên tàng. Cho nên mới gọi cuộc ẩn cư của cụ là “Thú nhàn” thay vì “Sự nhàn” như cụ Ức Trai...(Tìm trong kho báu phát 28/05/2020)
Ngày phát hành 15:33 | 2/6/2023
Lượt nghe: 2295
Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình, học ở Huế từ 1926 đến 1930 rồi sau đó, khi cha qua đời, ông theo mẹ vào sống ở Quy Nhơn, Bình Định. Gia đình ông theo đạo Công giáo. Hàn Mặc Tử làm thơ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn từ nhà chí sĩ này. Năm 1935, gia đình bắt đầu phát hiện dấu hiệu bệnh phong trên cơ thể ông nhưng ông không quan tâm nhiều đến việc điều trị. Đến năm 1938-1939 thì bệnh chuyển nặng, Hàn Mặc Tử lên những cơn đau đớn dữ dội và buộc phải vào Trại phong Quy Hòa ngày 20 tháng 9 năm 1940. Ông qua đời tại đây vào ngày 11 tháng 11 năm 1940 vì chứng bệnh kiết lỵ khi mới vừa bước sang tuổi 28. Sinh thời, Hàn Mặc Tử mới in một tập thơ duy nhất là tập Gái quê (1936). Những tập thơ sau Gái quê của ông chỉ được lưu truyền trong bạn hữu và những người yêu văn chương, gồm có: Thơ điên (gồm 3 tập: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên), Xuân như ý, Thượng Thanh Khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội, Chơi giữa mùa trăng. Sau chặng đường đầu làm thơ Đường luật với tập Lệ Thanh thi tập, Hàn Mặc Tử đã chuyển sang phong cách hiện đại và góp phần đưa thơ trữ tình Việt Nam lên đỉnh cao mới. Đặc biệt ở giai đoạn sau Gái quê, Hàn Mặc Tử trình bày một hồn thơ độc đáo, lạ lùng chưa từng có trước đó và cũng không giống với bất cứ thi sĩ nào đương thời.
Ngày phát hành 11:6 | 7/6/2023
Lượt nghe: 2124
Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả kỳ thứ nhất khi cùng nhìn lại di sản văn chương của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Có lẽ, một trong những bài phê bình đầu tiên về thơ Hàn Mặc Tử chính là bài viết của Hoài Thanh trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Dù những nhận xét về từng tập thơ cụ thể có khác nhau, song không thể phủ nhận vẻ độc đáo, riêng biệt lạ lùng của Hàn Mặc Tử, nhất là với tập Thơ điên. Hoài Thanh đã viết: “Một tác phẩm như thế ta không thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán. Ta chỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn. Ta chỉ biết ta đang đứng trước một người sượng sần vì bệnh hoạn, điên cuồng vì đã quá đau khổ trong tình yêu. Cuộc tình duyên ra đời với Hương thơm, hấp hối với tập Mật đắng, cho đến Máu cuồng và hồn điên thì đã chết thiệt rồi, nhưng khí lạnh còn tỏa lên nghi ngút”. Sau Hoài Thanh, các nhà phê bình thuộc các thế hệ kế tiếp còn tiếp tục khẳng định sự độc đáo của thế giới thơ, hồn thơ Hàn Mặc Tử.
Ngày phát hành 14:0 | 30/8/2023
Lượt nghe: 978
Trong ca dao tình yêu nam nữ thì hình thức thể hiện chủ yếu là đối đáp giao duyên. Trong chương trình “Tìm trong kho báu” tuần trước, chúng ta đã tìm hiểu về hình thức đối đáp đầu tiên đó là đố và đáp. Tuần này, mời Quý thính giả cùng đi vào cụ thể hình thức đối đáp thứ hai, đó là hỏi và đáp. Nếu như các câu ca dao có nội dung đố và đáp nhằm mục đích chính là thách đố thì những cặp ca dao hỏi và đáp lại thể hiện khả năng ứng đáp khi thẳng thắn, có lúc lại vô cùng khéo léo của dân gian.
Ngày phát hành 16:25 | 9/2/2022
Lượt nghe: 2562
Buổi giao thời, cũng như nhiều nhà nho, nhà thơ thất cơ lỡ vận, thơ Xuân của Tú Xương không còn đơn thuần vịnh cảnh, bày tỏ cảm xúc của người tài tử văn nhân trước sự chuyển giao của đất trời. Tết, Xuân, năm mới trong thơ Nôm Tú Xương như một bức phông nền mà cảnh tượng cá nhân, con người và xã hội được vẽ ra bằng một ngòi bút đại tài
Ngày phát hành 9:6 | 24/8/2023
Lượt nghe: 1099
Kho tàng ca dao của nước ta có nhiều bài hay, sinh động, sâu sắc về đề tài tình yêu. Vận dụng khéo léo các khẩu ngữ, lối sinh hoạt, lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhiều bài ca dao qua đối đáp đã đọng lại và lưu truyền qua nhiều đời. Chúng ta cùng tìm hiểu về thi pháp của thể loại đầu tiên trong đối – đáp là đố – đáp, tức là câu đố và câu trả lời trong đối đáp giao duyên của dân gian.
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2020
Lượt nghe: 707
Dù đề vịnh về hình ảnh, sự vật nào, nhà thơ Nguyễn Trãi luôn gắng chắt lọc lấy những tinh túy của bản chất chủ thể. Viết về các loài cây mang tính biểu tượng trong truyền thống văn hóa phương Đông đâu dễ gói gọn trong đôi ba câu đề vịnh. Bởi thế, Nguyễn Trãi đã sử dụng lối thơ thủ vỹ liên hoàn với một chùm bài nối tiếp nhau nhằm thể hiện những dụng ý riêng...(Tìm trong kho báu phát 19/03/2020)
Ngày phát hành 11:13 | 13/9/2023
Lượt nghe: 966
Trong ca dao đối đáp tình yêu nam nữ, cũng phong phú và dồi dào không kém sự thông minh, nhạy bén, đáo để và chua ngoa của phái nữ là những câu đáp trả tinh vi của các chàng trai. Họ là những anh chàng không phải tay vừa, cũng chua ngoa, đanh đá không thua gì phái nữ.
Ngày phát hành 15:36 | 7/9/2023
Lượt nghe: 1142
Trong đề tài ca dao đối đáp thì những cặp ca dao có nội dung đối đáp (theo kiểu “ăn miếng trả miếng”) được đánh giá là mảng hay nhất, thú vị nhất. Theo Tiến sĩ La Mai Thi Gia, những câu nói qua nói lại, vặn qua vặn lại, đá qua đá lại… của các cặp nhân vật trữ tình trong mảng ca dao này đã thể hiện được đầy đủ tính cách chất phác, nghịch ngợm, dí dỏm của người bình dân. Những câu đối đáp sắc sảo là kết tinh của sự thông minh, đáo để, bộc trực, thẳng thắn của người dân lao động. Đặc biệt, ca dao xưa đề cao sự nhanh nhạy của người phụ nữ, thể hiện qua những lời đối đáp hết sức thông minh, khôn ngoan, khéo léo.
Ngày phát hành 15:37 | 15/2/2024
Lượt nghe: 1982
Từ xa xưa, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam ta, bên cạnh tên gọi quen thuộc là Tết ta, Tết Cổ truyền, Tết Âm lịch, Tết Nguyên đán còn được gọi là Tết Cả, mở đầu một năm mới khoảnh khắc giao thoa đất trời có ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Bởi thế mà kho tàng ca dao của dân tộc ta có rất nhiều câu ca nói về ngày Tết.
Ngày phát hành 9:9 | 19/4/2024
Lượt nghe: 2094
Trở lại với đề tài lễ hội trong ca dao, từ nhiều đời nay, vào mùa Xuân, ở miền Bắc nước ta diễn ra rất nhiều lễ hội nổi tiếng thu hút khách thập phương. Và trong số những hội Xuân đó, có một số lễ hội có những phần thi tài hết sức li kỳ, độc đáo.
Ngày phát hành 9:2 | 23/5/2023
Lượt nghe: 2129
Nhìn lại các thành tựu của Thơ Mới lãng mạn (1932-1945), Bích Khê là một trong những gương mặt đặc biệt. Chỉ sống trên dương thế 30 năm và sinh thời chỉ in một tập thơ duy nhất, tập Tinh huyết (năm 1939), Bích Khê đã khẳng định một giọng điệu và phong cách độc đáo, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Chương trình Tìm trong kho báu lần này xin được cùng thính giả nhìn lại di sản văn chương của ông.
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2018
Lượt nghe: 2686
Câu chuyện khắc họa sự đối lập giữa hai gia đình có cha mẹ già yếu, một nhà có người con trai hiếu thảo còn gia đình còn lại thì không. Sau bao nhiêu những biến cố, thử thách cuối cùng kẻ xử tệ với mẹ già bị mọi người ghét bỏ, xa lánh còn người con trai hiếu đức đã nhận niềm yêu mến, tin tưởng của mọi người.
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020
Lượt nghe: 5943
Không ít người cố gắng lý giải về hiện tượng thưa vắng người xem bằng câu hỏi không lời đáp: Tại sao sân khấu lại ra… nông nỗi thế này. Một nền sân khấu của một dân tộc vẫn luôn ưa thích hình thức sinh hoạt cộng đồng, vậy mà nay hoạt động khó khăn đến thế?. Không ít người quản lý, các tác giả, đạo diễn và nghệ sĩ biểu diễn chua chát thừa nhận: Chẳng hiểu được khán giả hôm nay thích gì mà chiều. Trong khuôn khổ loạt bài viết này, chúng tôi cũng không có tham vọng đưa lại những kiến giải toàn diện, mà chỉ xin đề cập đôi điều về nguyên nhân chủ quan từ phía các nghệ sĩ sáng tạo, hay cụ thể hơn, đó là chuyển tải tiếng nói của "những người trong cuộc.
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020
Lượt nghe: 2945
Dựng những vở diễn theo xu hướng mới, cải biến lại vốn cổ hay đơn giản chỉ là chiều theo thị hiếu thông thường của khán giả số đông? Lựa chọn nào mới thực sự đem lại hiệu quả cho các đơn vị sân khấu ngoài công lập. Một góc nhìn từ hành trình Sân khấu đi tìm khán giả
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2020
Lượt nghe: 729
Tản văn đã xuất hiện thường trực trong đời sống văn nghệ của chúng ta từ các trang báo, tạp chí… đến các cuốn sách, cũng như trên làn sóng phát thanh. Trong chương trình “Đối thoại mở” của Ban Văn học - Nghệ thuật, PV VOV6 cùng với nhà văn Uông Triều, tác giả của hai cuốn tản văn là “Hà Nội quán xá phố phường” và “Hà Nội dấu xưa phố cũ” bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 21/10/2020)
Ngày phát hành 8:30 | 18/1/2023
Lượt nghe: 2635
Nhìn lại một năm đã qua của điện ảnh nước nhà, nhận thấy những nỗ lực của các nghệ sỹ khi trở lại đường đua, đối diện với những khó khăn của nền kinh tế, những áp lực của sự cạnh tranh trong một thế giới phẳng. Mặt khác, ở góc độ doanh thu, với rất nhiều phim ra rạp bị thua lỗ lớn, chúng ta có thể hình dung điều gì trong ngôi nhà điện ảnh Việt hiện nay, với những khoảng trống, những thiếu hụt từ hạ tầng? Chương trình Đối thoại mở có cuộc trao đổi cùng nhà phê bình điện ảnh Đinh Trọng Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Thế giới điện ảnh… (Đối thoại mở 18/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2020
Lượt nghe: 1246
Từng trải qua giai đoạn vàng son những năm 30 của thế kỷ trước, trinh thám Việt đang có những tín hiệu hồi sinh đáng mừng với sự xuất hiện của nhiều tác giả trẻ. Thể loại này đem lại những thách thức và cơ hội nào cho người viết? Mời quý vị và các bạn cùng trò chuyện với tác giả Đức Anh, cây bút 9x viết tiểu thuyết trinh thám. (Đối thoại mở ngày 11/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2020
Lượt nghe: 722
Thời gian qua, đề tài chiến tranh cách mạng nhìn từ góc độ sáng tạo nghệ thuật được giới làm nghề xác định rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong đời sống đương đại. Nhiều tác phẩm sân khấu về đề tài chiến tranh khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn hiện diện và đồng hành trong đời sống tinh thần của người Việt. PV VOV6 trao đổi với Nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 26/8/2020)
Ngày phát hành 17:28 | 28/8/2023
Lượt nghe: 1563
Sinh năm 1960, họa sĩ Tạ Thị Thanh Tâm là tác giả của những bức tranh đồng quê theo phong cách tối giản. Tranh của chị là sự kết hợp giữa cổ truyền và hiện đại, với lối tạo hình đơn giản, màu sắc nguyên bản, rực rỡ nhưng bao hàm nhiều ý tứ sâu xa. Vượt qua những hạn chế của bản thân, Tạ Thị Thanh Tâm đã đến với hội họa và chuyên tâm sáng tác suốt mấy chục năm qua. Hơn 20 triển lãm ở trong và ngoài nước, chị cũng là một trong những nữ họa sĩ bán được nhiều tranh hiện nay. (Hành trình Sáng tạo 27/8/2023)
Ngày phát hành 10:53 | 14/2/2022
Lượt nghe: 1669
Từng du học và tốt nghiệp xuất sắc ở Đức, là nghệ sĩ dương cầm hiếm hoi của nước ta từng chơi ở nhà hát Philharmonie de Paris (Pháp), nghệ sĩ piano Phó An My lại có một tình yêu đặc biệt với những nét đẹp của âm nhạc truyền thống. Chọn một con đường đi đầy chông gai khi liên tục thử nghiệm kết hợp giữa âm nhạc cổ điển với chất liệu âm nhạc dân gian truyền thống, chị không ngừng sáng tạo, tạo dựng cho mình phong cách riêng. (Hành trình Sáng tạo 13/02/2022)
Ngày phát hành 10:26 | 3/2/2021
Lượt nghe: 1483
Họa sĩ Lê Huy Tiếp là một gương mặt tiêu biểu, người tiên phong của thế hệ họa sĩ thứ ba trong nền mỹ thuật hiện đại nước nhà. Ông thành danh trên cả hai lĩnh vực là hội họa và tranh in, là tấm gương lao động miệt mài, khai mở nhiều phương thức sáng tạo nghệ thuật mới. (Hành trình Sáng tạo 31/01/2021)
Ngày phát hành 11:32 | 12/4/2022
Lượt nghe: 1635
Hơn 10 năm được định hình là một ca sĩ nhạc trẻ, sôi động, cơ duyên đặc biệt đưa Hà Myo đến với xẩm để rồi cùng với những sự kết hợp độc đáo cùng âm nhạc hiện đại, cô đã mang đến màu sắc mới mẻ cho âm nhạc truyền thống. Những thành công bước đầu khi được công chúng đón nhận nồng nhiệt tiếp thêm động lực để Hà Myo tự tin hơn trên con đường mang nghệ thuật truyền thống đến gần với khán giả. (Hành trình Sáng tạo 10/04/2022)
Ngày phát hành 10:44 | 18/3/2024
Lượt nghe: 1800
NSƯT Nguyễn Văn Khuê sinh ra trong gia đình có truyền thống hàng trăm năm giữ nghiệp ca trù. Ông theo học đàn đáy từ năm 12 tuổi. Tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia năm 1987, ông về công tác tại Đoàn văn công Bộ đội Biên phòng, vừa hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, vừa nỗ lực góp phần hồi sinh và phát triển ca trù. NSƯT Nguyễn Văn Khuê đã có nhiều đóng góp, giữ gìn và quảng bá nghệ thuật ca trù nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung ở trong nước và quốc tế… (Hành trình sáng tạo 17/03/2024).
Ngày phát hành 15:41 | 8/11/2023
Lượt nghe: 1505
Vở diễn do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng, lấy cảm hứng từ câu chuyện “chú lính chì” Thiện Nhân. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 12:18 | 13/3/2023
Lượt nghe: 853
Sáng nay, tại Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật (trực thuộc Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) phối hợp cùng Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 tổ chức giới thiệu cuốn tiểu luận "Mây trong đáy cốc" của nhà thơ nhà báo Đỗ Anh Vũ. Đây là cuốn tiểu luận thứ ba của anh, tập hợp hơn 30 tiểu luận được viết trong 5 năm trở lại đây. Đỗ Anh Vũ sinh năm 1980 tại Hà Nội, được đào tạo bài bản về ngôn ngữ và hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực. Các sáng tác thơ, văn, tiểu luận hay ca khúc của anh đều thẫm đẫm một tình yêu tiếng Việt. "Một người Việt Nam bình thường, sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi lại trở về với đất mẹ ngay trên chính quê hương của mình, có lẽ chưa chắc đã nghĩ nhiều về tình yêu tiếng Việt. Họ sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên như cơm ăn nước uống, như hít thở không khí từ trời xanh. Thế nhưng khi những biến cố xảy đến ở phạm vi xã hội hoặc đời sống cá nhân thì đó chính là lúc tình yêu tiếng Việt trỗi dậy một cách tha thiết, mạnh mẽ, nóng bỏng..."
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 1206
Các quốc gia tham gia Liên hoan gồm: Ô-xtrây-li-a, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Cu-ba, Ai Cập, Hung-ga-ri, Lào, Xinh-ga-po, Việt Nam với các thể loại xiếc: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật...(Làn sóng nghệ thuật 22/10/2019)
Ngày phát hành 11:25 | 5/6/2022
Lượt nghe: 1090
Là người tiên phong và có nhiều cách tân trong điêu khắc, trong triển lãm tại Art Space (Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), nghệ sĩ Đào Châu Hải giới thiệu các tác phẩm điêu khắc đá với những cảm giác về sức nặng của vật thể, trầm tĩnh, vạm vỡ, vững chãi nhưng cô đơn. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2019
Lượt nghe: 707
Với chất liệu truyền thống, tranh sơn mài luôn song hành với sự phát triển của mỹ thuật nước nhà. (Làn sóng nghệ thuật 26/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020
Lượt nghe: 654
Triển lãm của sinh viên Khoa Hội họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với đề tài và lối tư duy riêng về loại hình nghệ thuật đương đại đang ngày càng phát triển trên thế giới. (Làn sóng nghệ thuật 13/10/2020)
Ngày phát hành 11:15 | 24/10/2021
Lượt nghe: 456
Triển lãm do Trung tâm nghệ thuật đương đại Việt Nam (VCCA) phối hợp với Lương Art Space tổ chức, giới thiệu 35 tác phẩm của các nghệ sĩ điêu khắc đương đại. (Làn sóng nghệ thuật 12/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2020
Lượt nghe: 713
So với những loại hình kinh doanh khác, một Không gian sáng tạo nghệ thuật là rất khác biệt, bởi nó tạo ra những giá trị tinh thần, giá trị xã hội và ý nghĩa đối với cộng đồng, chứ không chỉ tạo ra giá trị vật chất được đo đếm qua doanh thu, lợi nhuận. Đây là vấn đề được đặt ra trong kỳ 2 của loạt phóng sự “Không gian sáng tạo nghệ thuật: Làm sao để không “sớm nở tối tàn”? (Làn sóng nghệ thuật 27/3/2020)
Ngày phát hành 16:4 | 18/7/2021
Lượt nghe: 1972
Năm 2012, nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật cho tác phẩm “Đàn” và “Tượng đài chiến thắng”. (Câu chuyện nghệ thuật 11/06/2021)
Ngày phát hành 15:50 | 16/2/2021
Lượt nghe: 2503
Là tài năng hội họa từ thời thiếu niên, cho đến nay gia tài của họa sĩ Việt Hải có hàng trăm bức ký họa, phác thảo, tranh vẽ công nhân, nông dân, chiến sỹ, thiếu nữ, chân dung bạn bè. (09/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2020
Lượt nghe: 2242
Dù chụp ở một thời kỳ đầy khó khăn, thiếu thốn, hầu hết những bức ảnh đều được nhiếp ảnh gia Hà Tường bấm máy trong những thời điểm ngẫu hứng, nhưng mỗi tác phẩm vẫn chất đầy trong đó những tâm tư, tính cách và số phận của nhân vật. (Làn sóng nghệ thuật 03/4/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2019
Lượt nghe: 680
Dành cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật truyền thống, nghệ sĩ Kim Đức vinh dự được phong tặng danh hiệu NSND khi bước sang tuổi 89.
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020
Lượt nghe: 2478
Đại hội khóa X Hội Nhà văn Việt Nam đã bầu 11 nhà văn, nhà thơ vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2020-2025. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông sinh năm 1957 tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Ông đã in gần 30 tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ dịch). Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận được 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế, trong đó có Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2017; Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993… Phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - tân Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam về công tác hội trong thời gian tới. (Điểm hẹn văn nghệ 26/11/2020)
Ngày phát hành 8:12 | 7/8/2023
Lượt nghe: 1403
“Vùng đất quỷ tha ma bắt” là cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội của nhà văn Đài Loan Kevin Chen. Với nhan đề tiếng Anh “Ghost Town”, cuốn tiểu thuyết đã được dịch và xuất bản tại nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Hy Lạp… Đặc biệt, chỉ sau vài tháng phát hành tại Việt Nam, “Vùng đất quỷ tha ma bắt” (do dịch giả Nguyễn Vinh Chi chuyển ngữ) đã được Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tái bản tới 4 lần. Về cuốn sách này, mời quý vị và các bạn cùng nghe bài của BTV Nguyễn Hà có nhan đề “Nhà văn Kevin Chen: “Tôi muốn kể câu chuyện của mình theo cách độc đáo nhất”.
Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2018
Lượt nghe: 923
Mở đầu chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ với phóng viên Phương Thúy để nghe chị chia sẽ những cảm nhận về triển lãm tranh: “Những phác thảo tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí”. Tiếp đó, trong chuyên mục “Thưởng thức tác phẩm” mời các bạn cùng nghe những chia sẻ của bạn Cấn Thị Huyền- K60 Văn học, trường Đại học KHXH & NV- ĐHQGHN về bộ phim “Trăng nơi đáy giếng” của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn. Ngoài ra, chương trình còn có những nội dung hấp dẫn khác như: Chia sẻ của nhạc sĩ Trần Thanh Tùng khi ông phổ nhạc ca khúc “Nơi em về làm dâu” từ bài thơ “Sông Cầu” của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Phần cuối chương trình là giai thoại về nhà thơ Đỗ Trung Lai. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 26/07/2018)
Ngày phát hành 8:45 | 11/11/2022
Lượt nghe: 350
Chimamanda Ngozi Adichie là nữ nhà văn nổi tiếng người Nigêria. Vào năm 2007, cô đã chiến thắng Giải Orange, giải văn học viết bằng tiếng Anh dành cho nữ với tác phẩm “Nửa mặt trời vàng”, trở thành nữ nhà văn trẻ nhất từng giành được giải thưởng này. Tác phẩm của Chimamanda Ngozi Adichie chưa được giới thiệu nhiều ở nước ta. Cuốn sách mới nhất của cô được chuyển ngữ sang tiếng Việt là cuốn “Ngoan cường vượt định kiến” do dịch giả Đỗ Ái Nhi dịch, NXB Thanh niên và BeBooks ấn hành. Cuốn sách mỏng này có gì thú vị? Chúng ta cùng bước vào thế giới của “Ngoan cường vượt định kiến” qua bài viết của BTV Nguyễn Hà.
Ngày phát hành 11:0 | 16/3/2023
Lượt nghe: 833
Vừa qua, tại Hà Nội, Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp cùng Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật, Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức ra mắt tập tiểu luận “Mây trong đáy cốc” của TS. Đỗ Anh Vũ. Sách do NXB Đà Nẵng ấn hành. “Mây trong đáy cốc” gồm 32 tiểu luận được tác giả viết rải rác trong 5 năm, 32 tiểu luận chia làm 3 phần: Mấy cuộc bể dâu (21 bài viết), từ các ngữ liệu văn học, ca từ ca khúc, tác giả đi vào khảo luận, phân tích, thẩm định các vấn đề quen thuộc, gần gũi; soi gương nhân ảnh (8 bài viết), đi vào các tác giả cụ thể với những điểm nhìn khác nhau trong sự văn chương của họ; hay là - nên thế - đã đành (3 bài viết), xoay quanh vấn đề ngôn ngữ và văn hóa. Cuốn sách này có gì thú vị? Sau đây, chúng ta cùng ngắm “Mây trong đáy cốc” qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.
Ngày phát hành 16:26 | 17/7/2021
Lượt nghe: 1458
“May đi như chạy ra sân, đầu va cả vào dây phơi treo đậu tương, định ra rồi vào luôn để mẹ Già không biết. Nhưng vừa đi qua sân bất chợt May sững lại. Ngay trước mặt May, chỉ cách hai bước chân là mẹ Già. Mẹ Già quay lưng lại phía May, đầu cúi xuống, tấm khăn tuột trên vai, tay mẹ Già đang nắm chặt thanh gỗ cài hai cánh cổng...May bíu lấy gốc lê, cố thở thật khẽ. Ánh trăng cuối tuần mờ quá. Gió lạnh từ trong khe núi ào ra, mấy chiếc lá lê già còn sót lại rụng nốt, quệt vào bờ rào đá lạt sạt...” (Truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thúy). (Điểm hẹn văn nghệ 22/05/2021)
Ngày phát hành 10:57 | 3/4/2024
Lượt nghe: 1888
Đã có một thời, truyện thơ “Đồi thông hai mộ” của văn sĩ Tùng Giang-Vũ Đình Trung với nội dung khắc họa mối tình bi thương của đôi trai gái người Mường: Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung gây rúng động sâu sắc với các thế hệ độc giả. Thế nhưng, dòng thời gian, những biến động thời cuộc đã khiến tác giả và tác phẩm có một số phận long đong, lận đận. Cách đây gần 5 năm, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng Hội VHNT Hòa Bình đã tổ chức tọa đàm khoa học “Đồi thông hai mộ: Từ di cảo tới di sản” để lật lại và giải mã những vọng âm của tác phẩm tới đương thời và đời sau. Từ bấy đến nay, đã có một nhà lưu niệm được xây dựng trên vùng núi đá Kim Bôi (Hòa Bình) ngay sát cạnh ngôi mộ đôi của hai tiền nhân-Hai nhân vật chính trong truyện thơ “Đồi thông hai mộ”. Cùng với dấu xưa tích cũ, nhà lưu niệm “Đồi thông hai mộ” kể cùng người hôm nay câu chuyện về “Người dựng nhà trên đá núi”. Đó cũng là nội dung bút ký của nhà báo Võ Hà mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn trong chương trình hôm nay:
Ngày phát hành 10:41 | 12/7/2023
Lượt nghe: 1617
Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, dồi dào hải sản và nhiều loại khoáng sản như: dầu khí, than, sắt, ti tan, cát thủy tinh…Biển là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại chúng ta cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu một cách bền vững từ biển trong cộng đồng người dân nước ta. Thế nhưng, đâu đó, cũng vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà người ta đã khai thác nguồn lợi hải sản một cách tận diệt…khiến biển cạn kiệt, đớn đau. Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển” của tác giả Nguyễn Tiến Nên thay lời muốn nói của biển cả gửi tới chúng ta: