Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 5): Những cơn sóng ngầm13/12/2022

Bằng bản lĩnh của mình, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hoàng Vĩnh Quyền đã dẹp yên những chiêu trò của phe Đỗ Thiết từ việc giới thiệu bừa đến việc bỏ phiếu đồng ý để Quang Thiện rút khỏi danh sách ứng viên cho vị trí Giám đốc, Tổng biên tập Đài Truyền hình Bắc Hà. Sau đó, việc bỏ phiếu tín nhiệm diễn ra bình thường nhưng không thiếu những cơn sóng ngầm. Kết quả kiểm phiếu chưa hề được công bố nhưng tin đồn đã loang ra khiến cả đài truyền hình xôn xao. Trong khi đó, Phạm Quang Thiện vẫn đang miệt mài làm việc. Anh không màng tới chức vụ hay uy quyền. Nhưng đã bị cuốn vào vòng xoáy này, liệu có thể tránh được những đòn công kích ác ý từ phe Đỗ Thiết hay không? Việc được quy hoạch chức danh Giám đốc lẽ ra phải là chuyện vui thì lại đem đến cho Phạm Quang Thiện đủ thứ rắc rối… Những đòn thù vô lý mà phe Đỗ Thiết tung ra là gì? Mời quý vị và các bạn cùng nghe những trang tiếp tiểu thuyết “Sóng độc”, của nhà văn Trần Gia Thái. Sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Tiểu thuyết

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 4): “Mầm loạn” trong cuộc họp quy hoạch 12/12/2022

Việc Phạm Quang Thiện được đưa vào danh sách ứng viên cho chức danh Giám đốc đã khiến nhiều người bất ngờ. Bản thân Phạm Quang Thiện cũng không giấu nổi sự ngạc nhiên và quyết định xin rút. Tuy nhiên, khi biểu quyết, số phiếu lại ngang nhau, khiến những người chủ trì cuộc họp cảm thấy khó xử. Bên cạnh đó, Hoàn toác còn khiến mọi chuyện thêm căng thẳng khi giới thiệu bừa Nguyễn Việt Phát, một người vừa dính án kỷ luật vào danh sách ứng viên. Một cuộc họp quy hoạch cán bộ của một cơ quan truyền thông đầu tỉnh tưởng chừng sẽ chỉn chu, nghiêm túc nhưng những gì diễn ra không khỏi khiến người trong cuộc lẫn độc giả phải bất ngờ? Phải chăng việc chọn người tài đã trở nên bất khả thi trong thời buổi mà phe phái lên ngôi? Chúng ta cùng theo dõi diễn biến tiếp theo của tiểu thuyết “Sóng độc”, tác phẩm hiếm hoi viết về phát thanh truyền hình của nhà văn Trần Gia Thái.

Nhà thơ Hoàng Trung Thông: Tiếng thơ không dứt

Nhà thơ Hoàng Trung Thông: Tiếng thơ không dứt 9/12/2022

Nhà thơ Hoàng Trung Thông sinh năm 1925 tại Nghệ An, mất năm 1993 tại Hà Nội. Ông còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm. Hoàng Trung Thông từng trải qua nhiều chức vụ trong giới Văn nghệ như Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tuyên huấn TW, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ, Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Văn học, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa 1 và 2. Xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà thơ Hoàng Trung Thông tiếp tục tạo dấu ấn trong sáng tác những năm kháng chiến chống Mỹ. Những tập thơ đáng nhắc tới của ông có Quê hương chiến đấu, Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, Trong gió lửa, Như đi trong mơ, Chiến công tuổi thơ, Hương mùa thơ, Tiếng thơ không dứt, Mùa trăng, một số tập phê bình, tiểu luận, tác phẩm chuyển ngữ. Trong các thi sĩ Việt Nam thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông vì thế ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ.

Tiểu thuyết

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 3): Cuộc họp quy hoạch cán bộ căng thẳng 9/12/2022

Lường trước được sự phức tạp trong nội bộ Đài Truyền hình Bắc Hà, Giám đốc Tổng biên tập Văn Đức, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hoàng Vĩnh Quyền và Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Trịnh Nhuệ đã có cuộc trao đổi, hội ý trước giờ họp. Giám đốc Văn Đức cảm thấy cả hai Phó Giám đốc đều không đủ năng lực. Trần Thụy hiền lành nhưng dễ dãi với tất cả. Đỗ Thiết thì “thích làm thủ lĩnh hơn làm thủ trưởng”. Trong lúc cán bộ tỉnh cho rằng Đài Truyền hình Bắc Hà không có nguồn, Văn Đức bất ngờ đưa ra một phương án táo bạo. Ông muốn đưa Phạm Quang Thiện, Trưởng ban Thư kí biên tập vào quy hoạch. Tài năng và phẩm chất của Phạm Quang Thiện đã được chứng minh qua làn sóng. Nhưng trong một môi trường phức tạp, việc hiển nhiên như chọn người tài cho các vị trí chủ chốt lại chẳng hề dễ dàng… Điều này ngay lập tức được thể hiện trong cuộc họp quy hoạch chức danh Giám đốc Đài Truyền hình Bắc Hà. Sau đây, PTV Minh Nguyệt gửi tới quý vị và các bạn những tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái.

Tiểu thuyết

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 2): Lộ diện phe phái 9/12/2022

Ngay trong những trang đầu tiên của tiểu thuyết “Sóng độc”, nhà văn Trần Gia Thái đã đưa người đọc, người nghe vào giữa cuộc nhậu của Đỗ Thiết và đàn em. Chỉ bằng một vài đoạn hội thoại, chân dung của các nhân vật đã được khắc họa: một Đỗ Thiết mưu mô, một Bạc phò lươn lẹo, một Mùi già hay dựng chuyện, một Phòng bếp chỉ giỏi chuyện “điếu đóm”… Câu chuyện về cuộc họp quy hoạch chức danh Giám đốc Đài Truyền hình Bắc Hà cũng được nhắc đến. Đỗ Thiết tưởng chừng như đã nắm chắc phần thắng. Tuy vậy, cuộc họp dường như lại là một biến số mà phe Đỗ Thiết không lường được… Đây cũng là sự việc mở đầu cho chuỗi ngày mệt mỏi triền miên của Phạm Quang Thiện, khi anh vô tình bị cuốn vào vòng xoáy tranh giành quyền lực… Sau đây, PTV Minh Nguyệt sẽ gửi tới quý vị và các bạn những trang tiếp tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái. Sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Tiểu thuyết

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 1): Góc tối của đời sống công sở 9/12/2022

“Sóng độc” xoay quanh câu chuyện tranh giành quyền lực tại Đài Truyền hình Bắc Hà. Hai tuyến nhân vật được xây dựng rất rõ ràng. Phạm Quang Thiện đại diện cho tuyến nhân vật trung thực, hiền lành. Anh không màng tới địa vị mà chỉ muốn tập trung làm chuyên môn. Tuy nhiên, việc tên anh nằm trong diện quy hoạch Giám đốc đã khiến các thế lực độ kị không từ một thủ đoạn nào để khiến anh thân bại danh liệt. Trong khi đó, đứng đầu tuyến nhân vật phản diện là Đỗ Thiết, Phó Giám đốc Đài Truyền hình Bắc Hà. Phía sau Đỗ Thiết là cả một bè lũ tráo trở bao gồm Hoàn toác, Bạc phò, Mùi già, Đạt láu… Cuộc chiến không cân sức giữa cái Thiện và cái Ác, giữa cái hèn mọn và sự tử tế khiến Phạm Quang Thiện nhiều phen lao đao… Sau đây, PTV Minh Nguyệt sẽ gửi tới quý vị và các bạn những trang đầu tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái. Sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Trên đảo (P.2): Niềm tin ấm áp ở cuộc đời

Trên đảo (P.2): Niềm tin ấm áp ở cuộc đời 7/12/2022

Từ câu chuyện của một người đàn ông và một người phụ nữ lạc trên hoang đảo, người đàn ông thì rất mạnh mẽ về bản năng tính dục, người phụ nữ thì kiên quyết giữ mình, câu chuyện tiếp tục được mở ra với sự xuất hiện của hai nhân vật mới. Đó là bố con Thụy và Tâm, hai người cũng đã sống lâu năm trên đảo. Thụy mang trong lòng nỗi căm hận đàn bà bởi ông hai lần bị phản bội. Người vợ thứ hai trước khi trốn đi cùng nhân tình còn giết hại dã man đứa con riêng của ông với người vợ đầu. Thụy mất niềm tin vào đàn bà, thậm chí muốn tuyệt giao với xã hội nên đã dẫn đứa con ra đảo, hàng ngày sống bằng nghề săn bắn và chỉ tập trung hạ sát những con vật giống cái. Cuộc gặp gỡ của nhân vật xưng tôi với bố con Thụy đã giúp tôi và Vui trở về được đất liền, nhân vật xưng tôi muốn thay đổi những suy nghĩ cực đoan của ông Thụy về cuộc sống nhưng trong lần đầu gặp gỡ, anh chưa thể làm được việc đó. Xét cho cùng, mỗi con người sỉnh ra rồi lớn lên và trưởng thành, luôn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thế giới xung quanh, bởi môi trường sống của chính họ. Nhân vật tôi cũng không hẳn là một người xấu, nhưng bởi hoàn cảnh một nam một nữ sống cùng nhau trên hoang đảo mà Vui lại rất xinh đẹp nên mới nảy sinh ý định chiếm đoạt thân xác cô. Nhân vật Thụy thoạt kỳ thủy cũng không phải là người có cái nhìn quá cay nghiệt với phụ nữ cũng như cuộc đời, chỉ vì những biến cố éo le xảy đến mới khiến ông trở thành như vậy. Thế nhưng, tuy hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức và cảm xúc của mỗi người thì vẫn có những giá trị luôn luôn được xác lập một cách vững bền. Đó là mỗi con người không thể sống mãi với lòng căm hận, oán thù, họ nên biết cách dần cởi bỏ để có được sự thanh thản. Trẻ con cần phải được giáo dục, học hành. Mỗi con người không thể sống cô lập khép kín mà cần có sự tương tác với cộng đồng, xã hội. Cuộc sống cần hướng về tương lai, cần có một niềm tin về những điều tốt đẹp trong đời sống này. Đó là những gì mà nhân vật xưng tôi muốn đem đến cho Thụy trong lần trở lại tìm ông, nhưng trên đảo đã không còn ai, chỉ còn lại một nấm mộ bên chiếc lều nghiêng đổ. Một cái kết mở của tác phẩm mang lại nhiều dư âm và suy nghĩ khác nhau cho mỗi độc giả, song quan trong hơn cả, nó đã gieo vào mỗi người đọc một niềm tin ấm áp vào cuộc đời.

Trên đảo (P.1): Lạc lối ở đảo hoang

Trên đảo (P.1): Lạc lối ở đảo hoang 7/12/2022

Nhà văn Phạm Duy Nghĩa sinh ngày 11 tháng 1 năm 1973 tại Yên Bái, quê gốc ở Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Anh tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội năm 1996. Từ 1996 đến 2007, Phạm Duy Nghĩa là giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Từ năm 2008, anh về công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội và hiện là Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 2010, anh bảo vệ luận án tiến sĩ văn học về đề tài văn xuôi dân tộc và miền núi tại Viện Văn học, thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Phạm Duy Nghĩa được biết đến trong làng văn với tư cách một cây bút viết truyện ngắn sắc sảo, dày dặn vốn sống và có nhiều tìm tòi trong cách nghĩ, đề tài. Từ sau truyện ngắn nổi tiếng Cơn mưa hoa mận trắng dành Giải Nhất Cuộc thi truyện ngắn năm 2003-2004 của Tuần báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam, Phạm Duy Nghĩa vẫn tiếp tục chứng tỏ khả năng của mình trong những truyện ngắn đặc sắc khác, được nhiều bạn đọc yêu thích. Chương trình Đọc truyện đêm khuya lần này xin gửi tới quý vị thính giả một truyện ngắn hay của anh, mang tên Trên đảo. Tác phẩm được bình chọn là một trong 10 truyện ngắn hay của báo Văn nghệ năm 2007. Năm 2020, Tạp chí Văn nghệ quân đội in lại trong mục “Truyện ngắn hay tác giả tự chọn”

"Muối của rừng": Bản chất thuần phác, đẹp đẽ của thiên nhiên và con người 7/12/2022

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã từng chia sẻ về truyện ngắn "Muối của rừng" như thế này: “Muối của rừng là cuộc đi săn tìm lẽ sống, lẽ đời…Cuộc sống là cuộc đi săn tìm thói xấu trong bản thân ta để tự mình trục độc, tự mình thoát thân từ khỉ thành người…”. Tác phẩm đậm tính nhân văn xoay quanh nhân vật Diểu-người đàn ông chuyên đi săn thú rừng. Tác giả đã thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lý phức tạp của ông Diểu từ khi nhìn thấy con mồi cho tới lúc chứng kiến tình cảm giữa cặp khỉ hoang cùng ánh mắt cầu xin của chúng. Đó là một cuộc chiến âm thầm nhưng không kém phần dữ dội, quyết liệt giữa con người với thiên nhiên và quan trọng hơn là trong chính nội tâm con người. Với bản tính kiêu hãnh, thống soái, đầy danh vọng, đố kị, khi đối mặt với thiên nhiên loài vật hồn nhiên, trong trẻo, đầy tính nhân bản, con người đã hoàn toàn bị đẩy vào một tình thế thảm bại, bi hài khó tránh khỏi. Thông qua tác phẩm này, nhà văn đề cao sự vị tha, hướng thiện của con người cùng vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa. Ngẫm nghĩ kỹ hơn, ta còn nhận thấy cái triết lí nhân sinh mà nhà văn gửi gắm, đó là: con người chỉ chiến thắng, chỉ nắm giữ được cái thiện – thứ mà con người luôn phấn đấu để kiếm tìm, khi biết tự thức tỉnh và buông bỏ theo triết lí đạo Phật. Hình ảnh hoa tử huyền (một loài hoa có thể do tác giả tưởng tượng) ở cuối truyện, loài hoa ba mươi năm mới nở một lần, sự kết muối của rừng, điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng bội thu là hình ảnh mang tính biểu tượng gợi nhắc niềm tin vào bản chất thuần phác, đẹp đẽ của thiên nhiên và con người. Lối kể chuyện trong "Muối của rừng" là lối kể tuyến tính truyền thống-ngôn ngữ phong phú, chỗ thì đậm chất trữ tình, chỗ thì thô sơ, mộc mạc, nhưng đó là đều là ngôn ngữ và cảm nhận của nhân vật chứ không có sự thể hiện tình cảm chủ quan của tác giả. Cốt truyện mạch lạc, với những chi tiết lạ, nửa thực, nửa ảo. Những độc thoại nội tâm ngắn, sắc sảo, khơi gợi đồng sáng tạo của độc giả.

"Mây giăng đỉnh trời": Xót xa phận người 2/12/2022

Truyện “Mây giăng đỉnh trời” của tác giả Dương Giao Linh xoay quanh nhân vật Vy, một cô bé đang tuổi đi học thì bị bắt về làm vợ. Nhớ trường, nhớ lớp, nhưng bị hủ tục trói buộc, Vy gạt nước mắt bước vào một cuộc hôn nhân không tình yêu. Đáng buồn hơn, em cũng chưa có kiến thức gì về việc làm vợ, làm mẹ. Điều đó dẫn tới một cái kết đau lòng khi Vy không giữ được cái thai trong bụng… Nhìn chung, “Mây giăng đỉnh trời” là một truyện ngắn viết chắc tay. Tác giả chọn kể chuyện từ điểm nhìn của Vy, giúp độc giả hình dung được sự khốn khổ, nỗi ấm ức, tức tưởi của một cô bé bị bứt ra khỏi gia đình, nhà trường. Ở Vy chưa có sự mạnh mẽ để vượt lên số phận khắc nghiệt. Em chỉ biết “hờn giận cái buổi chơi xuân, cái thằng trai bất chấp tất cả để bắt Vy về làm dâu nhà nó, đêm ngủ với nó, bóp chân, xoa đầu cho nó”. Nhưng chính vì thế, “Mây giăng đỉnh trời” khắc họa được một cách chân thật tâm tình của một cô bé tuổi còn thơ ngây. Chuyện đời Vy là một góc tối của nhiều bé gái, mà khi soi vào, người ta không khỏi cảm thấy xót xa. Kết truyện ám ảnh, có sức cảnh tỉnh cao với hủ tục bắt vợ và tảo hôn.

“Mầm xưa”: Qủa ngọt hôm nay

“Mầm xưa”: Qủa ngọt hôm nay 29/11/2022

Các bạn thân mến, sau khi chiến tranh kết thúc, những người lính hân hoan trở về xây dựng quê hương đất nước. Rời xa tiếng súng, họ phải đối diện với thử thách mới của cuộc sống thường ngày. Hơn 10 năm sau chiến tranh, đất nước bị tàn phá bởi cuộc chiến, nền kinh tế lạc hậu khiến đời sống người dân vô cùng khó khăn. Trước cảnh gần một ngàn gia đình của nông trường cam sống trong cảnh cơ cực, ông Thiềng một cựu chiến binh thấy cần phải thay đổi để cứu mình và mọi người. Được sự tận tình giúp sức của đồng đội, ông Thiềng nhận khoán đất đồi nông trường, ông tìm giống cam mới, áp dựng những kĩ thuật nuôi trồng mới để có được thành công. Nhưng thành công đó cũng phải đánh đổi bằng bao tâm huyết, mồ hôi và cả tính mạng của người thân. Trong quá trình đi tìm giống cam quý nơi rừng thiêng thì Hoàng đã mãi mãi ra đi. Trồng được vườn cam ngọt trĩu quả thì ông Thiềng lại đối mặt với việc được mùa rớt giá. Ông Thiềng đã tìm ra lối thoát khi tìm thị trường mới tại nước ngoài. Biết bao hi sinh, tâm huyết của người cựu chiến binh gây dựng công ty tạo ấm no hạnh phúc cho hàng ngàn gia đình tưởng như lại đổ sông đổ bể khi ông Thiềng bị Trần Hãn lừa. Nhưng may mắn, lòng tốt của ông Thiềng hơn 10 năm trước đã trả ông những hoa thơm trái ngọt. Truyện ngắn giàu cảm xúc về quá trình đối mặt với thử thách khó khăn của người nông dân, người cựu chiến binh trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Đó là quá trình có thất bại, thành công, hi sinh khi người nông dân phải thay đổi phương thức sản xuất mới, tư duy kinh doanh mới. Có nhiều chi tiết cảm động người đọc người nghe như việc các đồng đội góp nhặt từng đồng để ông Thiềng khởi nghiệp, sự hi sinh của Hoàng khi đi tìm giống cam quý hay người vợ giấu ông bệnh tình để ông an tâm lên đường tìm thị trường mới. Bên cạnh những chua xót, đắng cay của nhân vật Thiềng chúng ta thấy ấm áp tình người, tình đồng đội, tình cảm hi sinh của vợ chồng và lòng tốt. Phần kết câu chuyện cũng thật bất ngờ thú vị khi người gom cổ phần của công ty ông Thiềng chính là cô bé năm xưa tại bản làng vùng cực Bắc. Lòng tốt của ông Thiềng hơn 10 năm trước chính là mầm xanh giúp ông nhận quả ngọt hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Gió quê mở sách”: Mở ra cánh cửa tự học

“Gió quê mở sách”: Mở ra cánh cửa tự học 25/11/2022

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy được bạn đọc cả nước biết đến với các tập truyện ngắn và tiểu thuyết như “Gió đồng se sắt”, tập truyện ngắn - NXB Thanh Niên 2005; “Vết thương thành thị”, tập truyện ngắn (NXB Trẻ), “Người đàn bà đợi mưa”, tập truyện ngắn (NXBVăn Học). Tiểu thuyết “Con chim Joong bay từ A đến Z” và “Màu rừng ruộng”. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy hiện là biên tập viên văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Gió quê mở sách”- tác phẩm đạt giải nhì cuộc thi “Trang sách tôi yêu” của nhà xuất bản Giáo dục.

Truyện danh nhân: Bà Huyện Thanh Quan và những con chim sâm cầm

Truyện danh nhân: Bà Huyện Thanh Quan và những con chim sâm cầm 23/11/2022

Vùng đất Nghi Tàm, Thăng Long xưa vốn là nơi hội tụ nhiều văn nhân tài tử vang danh. Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh là một trong số đó. Những giai thoại xoay quanh cuộc đời bà đều cho thấy chân dung một tài nữ hiếm có trong lịch sử văn học dân tộc ta. Truyện ngắn này của nhà thơ Ngô Văn Phú điểm lại những chi tiết, câu chuyện soi tỏ tấm lòng, đức độ, tài năng của Bà Huyện Thanh Quan, trong đó đi sâu vào công lao của bà trong việc giúp dân làng Nghi Tàm thoát khỏi lệ tiến cống chim sâm cầm cho triều đình và các phủ, huyện. Truyện ngắn danh nhân, lịch sử nếu không cao tay rất dễ bị lệ thuộc vào các tư liệu, thiếu chất văn, chất đời. Với truyện ngắn này, nhà văn Ngô Văn Phú cho thấy sự kỳ công trong việc tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của một “phép vua”. Những câu văn giàu hình ảnh, kết cấu câu chuyện liền mạch cho thấy tác giả đã thực sự đi sâu vào tâm tư, tình cảm của các nhân vật cũng như nỗ lực lột tả giai thoại từ góc nhìn ngưỡng vọng tới tiền nhân của một một bậc hậu sinh hiểu sử và hiểu đời. Từ tích truyện gắn với tục tiến cống sâm cầm, truyện ngắn của nhà thơ Ngô Văn Phú tô đậm tấm lòng với đất và người Thăng Long xưa của Bà Huyện Thanh Quan, điều mà bà đã thể hiện trong nhiều áng thơ nổi tiếng. Ở kinh đô Huế nhưng trái tim bà luôn hướng về cố hương. Nữ học quan Cung Trung giáo tập đã làm được một việc có ý nghĩa lưu vào ngọc phả làng Nghi Tàm. Nhờ đó, tên tuổi của bà không chỉ sáng ngời trong văn học mà còn để lại tiếng thơm giữa đời thường. Giai thoại dân gian qua ngòi bút của nhà thơ Ngô Văn Phú cũng là một phép ẩn dụ về thân phận con người trong biến động thời cuộc. Viết truyện danh nhân mà gợi lên được những cảm xúc đời thường, nói lên được những điều chưa thể hiển hiện một cách sinh động qua tư liệu lịch sử, nhà thơ Ngô Văn Phú đã cho thấy phong cách sáng tác đặc sắc, cá tính với một đề tài văn xuôi chung thủy. (Lời bình của BTV Võ Hà)

“Ảo vọng”: Ước mơ đổi đời

“Ảo vọng”: Ước mơ đổi đời 22/11/2022

Ở nhiều vùng quê thì xuất khẩu lao động dường như là giấc mơ duy nhất để thay đổi cuộc đời. Đối diện với cuộc sống nghèo khổ, công việc bấp bênh nhiều người đã lựa chọn ra nước ngoài kiếm tìm tương lai tươi đẹp hơn. Không ít gia đình quyết cho người thân, con cái xuất khẩu lao động bằng mọi giá dù là bán đất, bán nhà, vay mượn thậm chí ra đi bằng con đường bất hợp pháp. Và rồi không ít người đã vỡ mộng trước giấc mơ mà họ nghĩ dễ dàng làm giàu. Gia đình hai anh em Thịnh, Tình trong truyện ngắn chính là trường hợp như vậy. Cả tin nghe lời dụ ngọt của người dì vẽ lên ước mơ trời Tây, bà mẹ quyết tâm đưa gia đình theo dì sang Đức. Bỏ mặc lời khuyên can của chồng, bà chấp nhận bán nhà để lao vào canh bạc may rủi chấp nhận ra đi bằng con đường bất hợp pháp. Nhưng rồi ước mơ làm giàu trở thành ác mộng khi đặt chân tới nước Đức. Ba mẹ con sống cơ cực, không nơi nương tựa và cuối cùng cậu con út tên Tình lựa chọn cái chết để giải thoát bế tắc. Truyện ngắn là hiện thực phê phán những mặt tối của việc xuất khẩu lao động. Không phải cứ sang nước ngoài là dễ dàng kiếm tiền, là sống hạnh phúc. Ở đâu thì cuộc sống lao động cũng vất vả, khó khăn. Với những người không có trình độ chuyên môn lại ra đi bất hợp pháp như ba mẹ con Thịnh, Tình thì đón chờ họ chính là nguy hiểm, là tủi nhục, vất vả. Truyện ngắn phần nào thể hiện mặt trái của ước mơ đổi đời từ con đường lao động ở nước ngoài. Đằng sau những hào nhoáng là những giọt nước mắt đắng cay nơi xứ người. Những mảnh kí ức, nỗi nhớ của Tình về cha, về người bạn học day dứt như xoáy vào lòng người đọc, người nghe. Vì một ảo vọng xa xôi nhiều người rơi vào cảnh nợ nần, cảnh gia đình xa cách nhau, người mòn mỏi mong chờ nơi quê nhà, người sống bấp bênh nguy hiểm phương xa. Truyện ngắn là lời cảm thông chia sẻ và cũng là bài học cảnh tỉnh cho những ai ngộ nhận về cuộc sống giàu sang ở nước ngoài. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Hot girl": Bản lĩnh của một cô gái đẹp 11/11/2022

Nhà văn xứ Thanh Lê Ngọc Minh-Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, ngoài sáng tác kịch bản phim, anh còn viết tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và lý luận phê bình. Nhà văn đã xuất bản các tiểu thuyết: “Động thổ”, “Nội tướng”, “Kẻ truy sát”; các tập truyện ngắn: “Tuần trăng mật”, “Mái nhà xưa”, “Đêm Noel”, “Người yêu đi lấy chồng”, “Mùa trái mù u”, “Trả gươm”, “Vai mang đãy bạc”, “Đám cưới tháng bảy”, “Tết đảo”, “Bản tình ca của những người yêu nhau”…Lê Ngọc Minh được đánh giá là cây bút với những truyện ngắn mang hơi thở dồn dập của đời sống hiện đại, những câu chuyện giản dị nhưng giàu tính nhân văn. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin được giới thiệu với các bạn một sáng tác mới của nhà văn Lê Ngọc Minh, truyện ngắn "Hot girl". Mời các bạn cùng nghe:

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ