"Con voi nuốt cái vòi tự tử": Góc khuất nội tâm của con người17/8/2023

Truyện ngắn được tác giả viết chắc tay, tiết chế và có ý đồ rõ ràng. Điều thú vị là ngoài cái giọng lạ thì tác giả đã khéo léo chuyển tải một thông điệp ngầm trong đó. Và cái thông điệp ấy ẩn ngay trong nhan đề truyện ngắn-một hình ảnh ám ảnh: Con voi nuốt cái vòi tự tử. Tác giả đã dựng nên thế giới ý niệm biểu trưng cho góc khuất nội tâm của con người trong xã hội hiện đại. Tuy xuất hiện ít, nhưng nhân vật ông Hiệu phó được khắc họa khá rõ nét. Ông Hiệu phó lúc nào cũng mặc sơ mi dài tay màu trắng và thắt cà vạt đỏ, luôn ở trong phòng làm việc, tựa một sự sắp đặt không thể thay thế hay dịch chuyển. Cứ như người đàn ông này được cố định mãi ở vị trí này, trong bộ quần áo ấy; ông ta không muốn và cũng không thể ra khỏi chỗ ngồi của mình. Vẻ như ông ta luôn cảm thấy không hoài nhập được với đời sống, với cộng đồng; tự xây nên một tòa kén trầm lặng của riêng mình. Trái với nhân vật ông Hiệu phó tự cô lập bản thân với ốc đảo cô đơn, thì nhân vật kể chuyện xưng Tôi lại muốn hòa nhập với thế giới thực, tìm niềm vui sống ở mọi lúc mọi nơi, mọi sự việc…Lựa chọn của hai nhân vật thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong mỗi con người với chính bản ngã của mình. Hình ảnh con voi bị nhốt trong chuồng thật nhám chán, con người cho ăn lúc nào thì ăn và coi nó như món đồ trang sức để chụp ảnh, gợi liên tưởng đến hình ảnh ông Hiệu phó lúc nào cũng ăn mặc đóng hộp và ngồi lì một chỗ, không suy chuyển. Con voi chết âu đó cũng là cách để nó giải thoát khỏi sự giam cầm, tù túng; khỏi sự nhàm chán suốt ngày diễn đi diễn lại một cảnh; suốt ngày chịu sự sắp đặt, điều khiển, chi phối của con người. Loài vật dám làm và đã làm được điều đó, còn con người liệu có dám làm không, chắc sẽ khó. Nhân vật “Tôi” dù có lúc cũng muốn thoát khỏi sự sắp đặt của gia đình, sự đơn điệu của tình yêu, sự nhàm chán của cuộc sống, nhưng cũng không dễ dàng gì. “Tôi không phải con voi. Thật đáng buồn, nhưng tôi còn chẳng có một cái vòi để nuốt!”- câu nói của chàng trai tuổi đôi mươi đang căng tràn sức sống ở phần kết truyện như thể hiện sự bất lực của anh ta trước sự vượt thoát, dũng cảm thoát khỏi cái vỏ an toàn. (Lời bình của BTV Vũ Hà)

Chất thơ của ca dao

Chất thơ của ca dao 17/8/2023

Càng đi sâu tìm hiểu về ca dao, chúng ta càng thấy được sức truyền cảm của thể loại văn học dân gian này. Sở dĩ ca dao có được điều đó là nhờ chất trữ tình hay còn gọi là chất thơ thấm đượm trong từng câu chữ. Nếu như ở tục ngữ, tư tưởng thường được biểu hiện qua hình thức ngôn ngữ ngắn gọn thì ca dao lại biểu hiện và diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ chọn lọc mà vẫn giàu sức truyền cảm và ngân vọng.

"Trở lại Nongchan”: Tình đồng đội thân thương 15/8/2023

Thảm họa diệt chủng tại Campuchia xuất hiện sau năm 1975 đã giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia. Không chỉ mất nhân tính khi giết hại chính đồng bào của mình, chế độ Polpot leng Sary còn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, gây ra nhiều tội ác với người dân vùng biên giới Tây Nam nước ta. Ngay phần đầu truyên ngắn, qua lời kể lại của nhân vật Út Liên, một người phụ nữ sinh sống ở ngoại ô Phnom Pênh, chúng ta thấy được phần nào tội ác của chế đô diệt chủng Polpot với người dân Việt Nam và Campuchia. Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ cuộc sống bình yên nơi vùng biên cũng như giúp đỡ người dân Campuchia, hàng vạn thanh niên ưu tú của đất nước đã nhiệt huyết lên đường chiến đấu. Nhân vật tôi cũng như người đồng đội, người bạn tên là Ngọ cũng hòa vào không khí hào hùng của đất nước. Dù Ngọ thuộc dạng miễn nghĩa vụ quân sự vì là con trai độc nhất của liệt sĩ nhưng anh vẫn quyết tâm lên đường thực hiện nghĩa vụ cao cả. Hình ảnh người cha đã hi sinh, người thầy giáo thương binh rồi hai người lính trẻ bịn dịn chia tay người thân lên đường nhập ngũ tô điểm truyền thống hào hùng dựng nước và giữ nước của người dân đất Việt. Nhiều chi tiết tạo điểm nhấn khiến người đọc, người nghe không khỏi thổn thức như hình ảnh người mẹ gạt nước mắt tiễn con trai duy nhất lên đường nhập ngũ, cuộc chiến khốc liệt giữa quân giải phóng Việt Nam và quân PolPot trên mảnh đất Campuchia hay sự hi sinh của Ngọ để lại biết bao ân hận trong lòng nhân vật tôi. Từng trang viết dường như thấm đẫm cảm xúc của tác giả, thấm đẫm máu và nước mắt của những lính và người thân của họ trong cuộc chiến biên giới Tây Nam. Lần trở lại Nongchan của nhân vật tôi để giải quyết những tiếc nuối trong lòng về cái chết của người đồng đội. Sau mấy chục năm, những người lính nằm xuống trên chiến trường vẫn để lại biết bao tiếc thương với đồng đội và người thân. Các anh đã anh dũng hi sinh để đất nước có ngày hòa bình, tươi đẹp hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Ngoài mây trời đầy trống vắng”: Những nhỏ nhoi tráng lệ

“Ngoài mây trời đầy trống vắng”: Những nhỏ nhoi tráng lệ 14/8/2023

Nhà thơ Đoàn Văn Mật sinh năm 1980 tại Nam Định. Anh để lại nhiều dấu ấn trong thi đàn với các tập thơ, trường ca như “Giữa hai chiều thời gian”, “Bóng người trước mặt”, “Sóng trầm biển dựng”. Vừa qua, anh ra mắt tập thơ “Ngoài mây trời đầy trống vắng” sau thời gian dài ấp ủ. Sau đây, mời các bạn cùng gặp gỡ nhà thơ gốc Nam Định để cùng cảm nhận về tập thơ mới nhất của anh:

Lục bát Trần Thắng

Lục bát Trần Thắng 11/8/2023

Trong giới văn nghệ sĩ nước ta xưa nay, có nhiều người vừa là họa sĩ vừa viết văn, làm thơ. Và dường như có một mối tương giao đặc biệt giữa hai loại hình nghệ thuật này mà sáng tác của họ: kể cả tranh vẽ và thơ, văn đều có những đường nét khó trộn lẫn. Họa sĩ Trần Thắng là tác giả của tập thơ “Dốc im lặng” với 55 bài thơ và 32 phụ bản tranh ra mắt độc giả mới đây. Trần Thắng sinh năm 1971, quê ở Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, là họa sĩ của Báo Ảnh Dân tộc Miền Núi (Thông tấn xã Việt Nam). Trước “Dốc im lặng”, những sáng tác đã xuất bản của Trần Thắng có thể kể đến tập thơ “Kẻ Bắc người Nam”, các tập thơ in chung với thành viên Quán Chiêu Văn, tập “Ngày qua còn mãi”.

"Nước lớn triền đê": Buồn vui cuộc đời người phụ nữ 10/8/2023

Câu chuyện chúng ta vừa nghe được mở ra bằng bi kịch của Nhiên, nhân vật nữ chính trong truyện ngắn. Sau một buổi tối, Nhiên bỗng trở thành góa bụa, phải ngậm ngùi nuôi con một mình khi Khoa, chồng Nhiên bất ngờ bị tai nạn, ngã đập đầu xuống đường do kẻ nào đó đã tông vào mà công an chưa tìm ra manh mối. Phần lớn nội dung truyện ngắn là những diễn biến tâm lý của Nhiên. Nhiên mang nặng trong lòng mối uẩn khúc, u uất về cái chết của chồng nên cứ cuối tháng lại đạp xe lên tỉnh để hỏi công an xem đã có thông tin gì mới về vụ điều tra hay chưa. Thời gian thấm thoắt trôi đi, cuộc sống hàng ngày của mẹ con Nhiên có sự giúp đỡ đùm bọc thân tình của những người hàng xóm, trong đó có anh Hai con thím Bảy. Anh Hai đem lòng yêu Nhiên và muốn cưới cô, nhưng Nhiên đã quyết định rằng khi nào chưa tìm ra hung thủ thì cô chưa thể đành lòng đi bước nữa. Truyện còn có nhiều chi tiết phân tích tâm lý nhân vật rất tinh tế khác qua mối quan hệ giữa Nhiên, Hai và Thùy, đều là những người hàng xóm cận kề. Thùy đem lòng yêu Hai nhưng Hai lại thầm yêu Nhiên. Cho đến một ngày tưởng như hạnh phúc bắt đầu mỉm cười với Hai và Nhiên thì một bi kịch khác lại đến. Đó chính là lúc Hai ra công an đầu thú việc mình đã gây nên cái chết cho Khoa, chồng Nhiên cách đây nhiều năm. Hai quyết định chịu nhận án để mong cho Nhiên an lòng xây dựng hạnh phúc mới. Truyện mở ra bằng một bi kịch và kết thúc bằng một bi kịch, để lại nhiều cay đắng day dứt và cả bẽ bàng trong lòng Nhiên bởi Nhiên cũng đã dành tình cảm cho Hai. Suy cho cùng, người phụ nữ vẫn là người dễ chịu những tổn thương và nhận thiệt thòi nhiều hơn cả. Truyện kết thúc bằng hình ảnh Nhiên đạp xe từ đồn công an về trong một trạng thái dở khóc dở cười, nghĩ cuộc đời đã đùa với mình theo một cách thật trớ trêu. Bi kịch của Nhiên có lẽ sẽ còn làm day dứt mỗi người nghe, người đọc rất nhiều khi câu chuyện khép lại. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Chất trữ tình của ca dao

Chất trữ tình của ca dao 10/8/2023

Trong chương trình “Tìm trong kho báu” tuần trước, chúng ta đã có những bước chân đầu tiên đi vào ca dao, một thể loại văn học dân gian hết sức đẹp đẽ, gần gũi và độc đáo của dân tộc ta. Tuần này, mời Quý vị và các bạn cùng ngẫm nghĩ về chất trữ tình của cũng như tính ứng dụng của ca dao trong đời sống xưa nay.

Mây trong thơ Việt

Mây trong thơ Việt 9/8/2023

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, có lẽ ai cũng đã từng đôi lần ngắm mây. Có làn mây trôi ngang ta buổi sớm, có áng mây như dừng lại lúc trời chiều. Có đám mây bồng bềnh phiêu lãng trên trời cao, có bóng mây in dưới làn nước hồ sâu thẳm. Vừa là một vẻ đẹp của thiên nhiên, con người nhiều khi cũng mượn mây để gửi gắm, ký thác những tình cảm của lòng mình. Thế nên bao đời qua, mây đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của văn chương nghệ thuật, trong đó có thi ca. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT (VOV6) lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với chủ đề: Mây trong thơ Việt

"Hương say" - Qua cơn mê đắm 8/8/2023

Giống như mọi ngả đường đều có thể dẫn đến tình yêu, câu chuyện ngoại tình cũng có nhiều lý do: người vì hết yêu, kẻ vì sa ngã trước cám dỗ hoặc tham lam, muốn có được nhiều hơn. Nhưng dẫu vì lý do gì, ngoại tình vẫn đem đến một cảm giác nặng nề khi lời hứa thủy chung bị quên lãng, bị vứt bỏ, bị giày xéo. Tình yêu tưởng như thiên trường địa cửu bỗng chốc tan vỡ vì những điều nhiều khi vụn vặt, tầm thường… Kể lại câu chuyện ngoại tình từ góc nhìn của người bị phản bội, truyện “Hương say” của tác giả Hồ Loan đem đến nhiều xót xa. “Nàng” và Hiền đều là những người đẹp. Họ đã từng được theo đuổi một cách si mê nhưng cuối cùng, vẫn bị đối phương “cắm sừng”. Hai người đàn bà, hai câu chuyện cay đắng. Trong toàn bộ truyện ngắn này, mùi hương giống như một “chỉ dấu”. Nó đã từng tượng trưng cho tình yêu say đắm, cho sự duy nhất và niềm tin về sự vĩnh viễn chỉ một mình em. Nhưng cũng chính mùi hương lại là lí do cho hai vụ ngoại tình: một của chồng Hiền, một của người yêu nàng. Dường như điều đó cũng là một ẩn ý về việc điều làm người ta yêu cũng có thể trở thành lý do để người ta phản bội, rằng chẳng có gì là mãi mãi hay vĩnh viễn. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Tâm tình, ân tình người Việt trong ca dao

Tâm tình, ân tình người Việt trong ca dao 2/8/2023

Trong kho tàng văn học dân gian của nước ta, với mỗi người Việt, ca dao là một thể loại gần gũi, quen thuộc, thiết thân. Qua thời gian, qua nhiều giai đoạn lịch sử, những bài học và giá trị của ca dao trong vận dụng đời sống vẫn luôn tươi mới, sâu sắc. Kể từ chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) tìm về với những vần ca dao chuyên chở tâm tình và cả ân tình của người Việt chúng ta

“Pơ Thi”: Gắn kết nguồn cội

“Pơ Thi”: Gắn kết nguồn cội 1/8/2023

Qua lời kể của nhân vật tôi, cuộc chiến đấu giải phóng đất nước, bảo vệ biên giới Tổ quốc của người dân Tây Nguyên hiện lên đầy hào hùng. Nổi bật nhất là người anh hùng dân tộc Gia Rai tên là A Tin. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ông đã bắn hạ bốn xe tăng, bắn rơi hai máy bay cánh quạt, ba trực thăng và trở thành một huyền thoại của dân làng Gia Rai. Ngày hòa bình lập lại, người anh hùng A Tin lại trở về làng Lơ Bơ sống giản dị như một con người bình thường. Ông sống quãng đời còn lại trong không gian yên bình, quen thuộc trên mảnh đất cả đời mình đã gắn bó. Cái chết của ông cũng lặng lẽ như bao người dân Gia Rai khác nếu không có sự việc chính quyền muốn cải táng mộ ông về nghĩa trang liệt sĩ của huyện. Thế nhưng khi anh hùng A Tin qua đời, theo phong tục bỏ mả của người Gia Rai, ông được chôn chung quan tài với hàng chục người khác khiến việc cải tang cho ông bất thành. Bên cạnh cuộc đời người anh hùng A Tin là sự gắn kết quân dân trong công cuộc bảo vệ biên giới Tây Nam chống lại các thế lực thù địch như lực lượng Fulro. Cuộc sống của người dân tộc Gia Rai vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng luôn một lòng tin tưởng vào Đảng, đùm bọc bộ đội góp phần bảo vệ biên giới. Truyện ngắn giúp người đọc, người nghe hiểu hơn không gian văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống của đồng bào dân tộc trên mảnh đất Tây Nguyên. Vùng đất Tây Nguyên có vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ và yên bình, đời sống người dân giản dị mộc mạc mà cũng đầy tình cảm gắn kết yêu thương. Tác giả khai thác sâu lễ Pơ Thi- lễ bỏ mả của người dân tộc Gia Rai. Một lễ hội quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Gia Rai. Khi còn sống người anh hùng A Tin sống bình dị với bà con dân làng Lơ Bơ. Khi mất ông cũng muốn gần gũi gắn kết cả thể xác và linh hồn với ông bà tổ tiên. Có lẽ đó mới chính là tâm nguyện của mỗi người dân Gia Rai khi nghĩ về sự sống và cái chết. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Câu chuyện của những chiếc lá

Câu chuyện của những chiếc lá 27/7/2023

Chương trình đêm nay, mời các bạn cùng thưởng thức chùm thơ về câu chuyện của những chiếc lá. Tiếp đó, mời các bạn gặp gỡ nhà thơ Lê Văn Lộc để nghe ông chia sẻ về thể loại thơ 5 câu. Phần cuối chương trình nhà thơ Vũ Thế Đường – Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc đọc và chia sẻ về hai sáng tác “Những lời mẹ răn” và “Nghe câu duyên phận”.

“Dưới đá lặng im”: Nỗi đau chưa bao giờ thôi day dứt

“Dưới đá lặng im”: Nỗi đau chưa bao giờ thôi day dứt 27/7/2023

Ở truyện ngắn “Dưới đá lặng im”, nhà văn Đào Thu Hà viết về đề tài chiến tranh, viết về hành trình đi tìm hài cốt liệt sĩ và hơn hết đó là tiếng vọng của thanh âm biết ơn với những hy sinh bằng một góc nhìn trẻ. Văn chương suy cho cùng chính là cất lên tiếng nói tử tế với hết thảy mọi điều mà mình có duyên hạnh ngộ. Với người sinh ra khi nước nhà đã hòa bình, chiến tranh là những câu chuyện về bài học lịch sử, là những bộ phim tư liệu, là những kỉ niệm. Tuy vậy, từ trong những con chữ xao xác tâm hồn ấy, chiến tranh mang đến cho người đọc, người nghe không chỉ là niềm đau, là chia ly, là sum vầy, mà còn là chữ tình đằm đẵm trong tấc dạ của người ở lại, người còn sống và người đi tìm. Trên quê hương này sau gần 50 năm độc lập vẫn còn có những cuộc tìm kiếm và cuộc trở về da diết đến thế. Truyện ngắn “Dưới đá lặng im” của Đào Thu Hà một lần nữa đưa chúng ta tìm về những vùng day dứt, thương xót của những ai đã đi qua cuộc chiến; chạm vào nỗi đau chinh chiến của sự khốc liệt; rung lên tiếng ngân của tâm khảm với những mất mát; hoài vọng cho cuộc trở về dẫu chẳng lành lặn, dẫu chỉ là xương cốt hòa vào đất đá quê hương. Tuy viết về cuộc chiến, viết về hành trình đi tìm hài cốt liệt sĩ, nhưng Đào Thu Hà quyến dụ chúng ta bằng một lối viết khoan nhặt xoáy sâu vào cảm xúc, đi tận cùng những chi tiết nội tâm và bằng thủ pháp mượn cảnh tả tình. Người đọc, người nghe như trầm mình vào không gian được bày biện một cách khéo léo để từ đó thấu cảm theo nhân vật. Lối xây dựng không gian đồng nhất với tâm trạng nhân vật, tình tiết truyện và diễn biến mạch truyện này đã khiến chúng ta cứ bị cuốn hút vào, càng nghe càng đắm đuối, càng nghe càng chẳng thể rời đi được. Nhà văn như hóa thân vào nhân vật tôi để kể lại hành trình tìm kiếm người anh của mình, những chi tiết cuối thiên truyện khiến chúng ta lặng đi vì xúc động, đó là cuộc đối thoại giữa người sống và người chết, đó là chi tiết khi Thắng đã tìm thấy anh mình nhưng đau đớn quá, lựu đạn chôn vùi bao nhiêu dưới lòng đất phát nổ, Thắng nằm lại nơi chính người anh của mình đã hy sinh. Câu chữ của Đào Thu Hà khá mượt mà, có sự chắt lọc tinh tế và có cả sự hóa thân vào tâm lý để thể hiện trọn vẹn hành động, câu nói của nhân vật. Một truyện ngắn hay và cũng cho thấy người viết trẻ bây giờ khi viết về đề tài chiến tranh cũng có nhiều nét hấp dẫn riêng để độc giả có thể hy vọng và đón đợi. Chiến tranh là để tài chẳng bao giờ cạn, một dòng chảy văn chương riêng biệt của dân tộc ta và may thay, lớp người viết trẻ ngày nay vẫn còn có những cây bút mặn mà và dấn thân viết như thế là điều đáng trân quý. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Nhà thơ Thế Lữ - một tài năng muôn mặt

Nhà thơ Thế Lữ - một tài năng muôn mặt 27/7/2023

Nhìn lại nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, Thế Lữ được coi là một trong những ngọn cờ tiên phong của phong trào Thơ Mới, được tôn làm đàn anh của cả một thế hệ thi sĩ và được Hoài Thanh chọn làm người mở đầu trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Thế Lữ cũng là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn kể từ ngày mới thành lập và ông còn có nhiều đóng góp đa dạng, phong phú ở các lĩnh vực như truyện, phê bình văn học, sân khấu, dịch thuật…Thế Lữ là người duy nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn

"Mùa hoa cù kì": Mùa của tuổi trẻ, tình yêu 24/7/2023

Một câu chuyện tình tay ba, nhưng cách mà các nhân vật ứng xử thật đẹp, nhân văn, giàu lòng vị tha. Huy, Nhân và Hạnh là bạn thân. Huy và Nhân đều thầm yêu trộm nhớ Hạnh, nhưng chưa ai dám ngỏ, dường như người này đợi (hay nhường) người kia ngỏ lời trước? Thế rồi Huy đi bộ đội tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tưởng Huy đã hy sinh, Hạnh đã nhận lời lấy Nhân. Hai người có cậu con trai, song Nhân đã bỏ hai mẹ con Hạnh để ra đi tìm chân trời mới. Nhân có nét giống bố của Huy khi cũng bỏ mẹ con Huy ra đi khi cậu mới chào đời. “Rồi mày cũng giống bố thôi”-mẹ Huy thường nói với anh như vậy. Nhưng Huy không giống bố, anh đã rất nhiều lần muốn nhận làm bố của đứa trẻ. Nhưng Hạnh đều từ chối, vẻ như cô không muốn làm tổn thương, không muốn ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp của anh; song sâu thẳm có lẽ cô vẫn hy vọng Nhân trở về. Cuối cùng hai mẹ con Hạnh ra đi, Nhân cũng không trở về, chỉ còn đó tấm lòng nhẫn nại, bao dung của Huy. Một câu chuyện tình buồn nhưng không bi lụy. Cảm thức chiến tranh và hậu chiến luôn thường trực trong mỗi sáng tác của tác giả Bảo Thương. Bởi nơi đâu trên đất nước này, từ ngọn cỏ dòng sông, con suối, ngôi làng mà không in hình bóng dáng của chiến tranh. Cuộc chiến kéo dài đã gây ra đau thương chia cắt cho bao gia đình, đã gây ra những éo le tình cảm cho bao con người. Nên Mùa hoa cù kì là câu chuyện ở một ngôi làng, cũng là câu chuyện ở bao ngôi làng Việt Nam khác. Cái đẹp của tình yêu tuổi trẻ bị bão táp chiến tranh tước đoạt. Cơn bão qua rồi nhưng vết thương lòng còn mãi… Mùa hoa cù kì là mùa cùa những kí ức, mà tuổi trẻ thường gắn liền với những kỉ niệm, và dường như người trẻ có kỉ niệm nhiều hơn với những mùa hoa. Cây cù kì, là loại cây nào? Trong sáng tác của mình, Bảo Thương thường đưa vào những hình ảnh thiên nhiên nhiều ám gợi, hình ảnh đó có thể thực, có thể đi qua miền hoài cảm của nhà văn và nhân vật nên nó kì ảo, lạ hóa mà vẫn rất thân quen. Vậy hoa cù kì là loài hoa nào, thì ra đó là một cái tên Bảo Thương đặt cho loài hoa trong trí tưởng tượng của mình, để đưa nhân vật vào miền ám gợi, để gọi dậy câu chuyện mình muốn truyền tải.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya