Hệ thống tìm thấy 187 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2020
Lượt nghe: 1003
Nhân vật chính trong chuyện bị gia đình, hàng xóm gọi là thằng điên. Nhưng thực ra trước đó anh vốn là một thanh niên khỏe mạnh bình thường, thậm chí còn có thể được xem là một người dũng cảm, có ý thức trách nhiệm công dân sâu sắc bởi đã lấy máu viết đơn tình nguyện đi bộ đội. Chiến tranh trả anh về với một mảnh đạn trong đầu, mảnh đạn ấy gây nên bao cơn điên loạn, quậy phá, làm phiền lụy cho bao người. Chỉ mẹ anh là người còn thương anh nhiều nhất nhưng cũng không giúp gì cho anh được, chẳng thể làm dịu bớt cơn điên của anh...
Ngày phát hành 15:31 | 19/6/2023
Lượt nghe: 1777
Có người từng nói: “Trái tim người phụ nữ là một đại dương sâu thẳm đầy những điều bí mật”. Nhân vật bà Mảy trong truyện ngắn này cũng chôn giấu trong mình một bí mật. Bà Mảy đã mang bí mật ấy cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Giá bà có thể nói ra thì bà sẽ đỡ đau khổ và nhẹ lòng hơn chăng? Điều đó đã không xảy ra, bà ra đi và bí mật ấy mãi theo bà. Nhưng trước khi tan vào thế giới hư vô, bà đã đối diện với chính mình để sống với bí mật ấy cũng là sống lại những ngày tháng buồn tủi, sống lại giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời... Một lần trót “say nắng” của người đàn bà H’Mông này có đáng trách, đáng phải chịu đựng dằn vặt vậy không? Mỗi chúng ta sẽ có câu trả lời khi câu chuyện khép lại. Mạch truyện được triển khai theo lối đan cài giữa hiện tại và quá khứ qua những dòng hồi ức của nhân vật bà Mảy, hé lộ dần bí mật của người đàn bà Mông khiến câu chuyện trở nên sinh động, lôi cuốn. Truyện có nhiều hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng và nhiều chi tiết hay. Miếng dồi mà người sắp lìa đời muốn ăn không hẳn là miếng dồi mà đấy chính là chìa khóa của bí mật, cũng là khát khao được sống là mình, được hưởng những niềm vui của một người đàn bà. Hình ảnh những bông hoa pằng nảng xuất hiện xuyên suốt truyện làm độc giả liên tưởng đến bóng hình những người phụ nữ miền núi đẹp rực rỡ những cũng sớm lụi tàn trong buồn bã, khổ đau. Chi tiết vết chàm đỏ hình bông pằng nảng bên ngực trái thằng Dìn con bà Mảy khiến độc giả phải tự tìm câu trả lời về nguồn gốc của Dìn. Qua dòng hồi ức nhiều day diết, buồn thương của bà Mảy, tác giả Nguyễn Phú một lần nữa khẳng định mình là người có khả năng lặn sâu vào vùng sâu thẳm nhất trong tâm hồn người để hiểu họ, giải mã những bí mật cũng như lý giải muôn nỗi éo le của cõi người. Nhịp điệu liên hoàn, tiết tấu chậm, trầm buồn đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn này. Truyện ngắn “Bông pằng nảng cuối mùa xuân” là câu chuyện sâu kín về tình cảm, tình yêu và những day dứt cả kiếp người…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 12:23 | 10/5/2022
Lượt nghe: 1388
Thưởng thức truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” người đọc, người nghe như đang đi vào không gian rừng núi thăm thẳm với những sắc màu thanh âm, mùi vị độc đáo. Đó là một “ngoại cảnh” đặc sắc thường ít xuất hiện trong văn xuôi đương đại.Thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Việt Bắc vẻ đẹp kỳ vĩ, quyến rũ, thơ mộng, linh thiêng và huyền bí. Nơi đây, có những dãy núi đá trầm mặc quanh năm ăm ắp sương bay, biết bao cánh rừng đại ngàn tầng tầng lớp lớp phô diễn cảnh sắc bốn mùa và những dòng sông rì rầm khúc ca muôn đời dưới thung sâu... Cùng với thiên nhiên hùng vĩ thì lịch sử, văn hóa, đời sống, phong tục, tập quán… từ bao đời đã tạc khắc, ngấm vào máu thịt đồng bào các dân tộc trên non cao, trở thành nguồn năng lượng tự nhiên phong phú, dồi dào để Nhà văn Bùi Thị Như Lan, người con của dân tộc Tày, sinh ra, lớn lên trong cảnh sắc nên thơ của núi rừng, đã thắp sáng những trang văn bằng chính thiên nhiên và nền văn hóa đậm đà bản sắc. Truyện ngắn được viết bằng ngôn ngữ tinh túy, chắt lọc, văn phong giàu xúc cảm, lối viết tự sự, thấm đẫm nhân văn, nhà văn đã dẫn chúng ta đến vùng núi Phja Kháo, nơi có gia đình người chiến sĩ công an Lý Thàng. Qua từng trang viết nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhà văn đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ công an hy sinh dũng cảm, giữ gìn cánh rừng gỗ sưa quý hiếm, giữ lại văn hóa của dân tộc, bởi vì: “Gỗ sưa đỏ trên núi Phja Kháo là cây mang hồn thiêng của núi rừng và là linh hồn của mỗi người dân trong vùng. Thế nên cây sưa đỏ quí lắm, được thế hệ ông bà, con cháu nhiều đời gìn giữ cẩn trọng.”. Truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” để lại xúc cảm sâu sắc trong lòng độc giả về một lối viết rất riêng, không trộn lẫn của nhà văn, mà ở đó hình tượng người chiến sĩ công an “ Vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ” được khắc họa đậm nét, thông qua xúc cảm tự sự người vợ của đồng chí công an Lý Thàng, người đọc, người nghe như nghe rõ tiếng thở dài buốt nhói, lời đau xót… của những bà mẹ, người vợ có chồng là công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Sự hy sinh lặng thầm của người chiến sĩ công an Lý Thàng trong truyện “Hoa sưa đỏ” đã phản ánh thực tế những cống hiến, hy sinh của nhiều cán bộ, chiến sĩ công an trong công cuộc đấu tranh với tội phạm, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2020
Lượt nghe: 2591
Câu chuyện trong truyện ngắn “ Xóm trọ” dẫn dắt người đọc, người nghe chứng kiến những cảnh đời nghèo khó, bần hàn, cơ cực. Tác giả không đặt tên cho nhân vật, “chị” – nhân vật chính của truyện là người phụ nữ tảo tần, chịu thương chịu khó, biết cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh quanh mình. Gia đình chị dọn về xóm trọ này, cũng như bao nơi chị đã ở, đều nghèo nàn, nhếch nhác, tạm bợ như thế. Những gia đình hàng xóm xung quanh, mỗi nhà một vẻ, nhưng cái nghèo đã khiến họ trở nên cắm cảu, bẩn tính, ứng cử bỗ bã, có phần thô lỗ với nhau.
Ngày phát hành 14:45 | 18/9/2023
Lượt nghe: 2364
Trung tá, nhà thơ Phạm Vân Anh sinh năm 1980 tại Hải Phòng. Hiện chị công tác tại Phòng Tuyên huấn – Cục Chính trị, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Chi hội phó Chi hội Nhà văn Quân đội, thành viên nhóm dịch giả nữ Hà Nội. Nhà thơ Phạm Vân Anh đã có 13 tác phẩm văn học được ấn hành đủ các thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, thơ; hàng chục kịch bản phim tài liệu, kịch bản chương trình truyền hình...Chị được trao nhiều giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cùng nhiều tác phẩm báo chí được trao giải thưởng Báo chí quốc gia. Dẫu làm thơ hay viết văn xuôi, hình ảnh người chiến sỹ biên phòng luôn hiện diện trong tác phẩm của chị. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin được giới thiệu với các bạn một sáng tác viết về bộ đội biên phòng của nhà thơ Phạm Vân Anh, truyện ngắn Giữa tầng trời. Mời các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2017
Lượt nghe: 4704
Ám ảnh, dữ dội và tận cùng đau đớn... Đó là những tính từ trong số nhiều tính từ khác có thể bật lên ngay khi nghe xong truyện ngắn “Phiêu linh trắng” của nhà văn Nguyễn Thu Phương. Những bức tranh ấn tượng thêu bằng tóc trinh nữ là có thực. Có thực một Phi Yến mỏng manh tội nghiệp, ẩn mình trong ngôi biệt thự cũ kỹ nhạt nhòa ánh sáng, thêu như lên đồng, như thoát xác, như thể ngày mai không còn tồn tại trên đời. Phần còn lại là giả dối: người chị gái ở bên Phi Yến cùng những nhân vật quay quanh trục lợi nhuận từ các bức tranh đem lại, họ mải mê chạy theo đồng tiền, danh vọng, hào quang, chạy theo thứ tình yêu hư ảo. (Đọc truyện đêm khuya 22/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 28/7/2016
Lượt nghe: 5119
Tagore là bậc thầy trong phân tích sự vận động của thế giới nội tâm nhân vật. Nhân vật chính của truyện ngắn "Cậu chủ nhỏ" có môt trái tim thánh thiện trong sáng đến vô ngần trong xã hội phân tầng sâu sắc. Chính ý thức hệ, nhận thức về thân phận một cách mù quáng đã đưa bi kịch đến cuộc đời Raicharan. Truyện có giá trị nhân văn sâu sắc và có sức ám ảnh về số phận con người. (Đọc truyện đêm khuya 25/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2018
Lượt nghe: 1683
Câu chuyện mở đầu bằng tình tiết chỉ một tích tắc thôi là cả cái xe khách bị lao xuống vực thẳm, nhưng lại do một hội vong hồn xô xuống. Rất may, có một vong hồn tử tế ngăn lại. Trong đám người được cứu sống, có cả người tốt lẫn kẻ xấu. Hội vong hồn muốn trả thù bởi quá nhiều bức xúc với thế giới con người. Thông điệp của truyện khá rõ khi bảo rằng hãy tử tế khi còn sống trên dương gian. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 01/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2018
Lượt nghe: 1143
Hình ảnh con rắn xuất hiện từ đầu đến kết thúc truyện ngắn "Con rắn" là hình ảnh không thực, nó gợi đến sự bất an, lo sợ, hoảng hốt và những dự cảm không lành của các nhân vật...(Đọc truyện đêm khuya phát 26/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/6/2017
Lượt nghe: 5876
Thế giới trẻ thơ phải được sống trong tình yêu thương, chở che và bao dung. Chúng không thể lớn lên và chứng kiến tội lỗi của những người sinh ra chúng. Đằng sau song sắt và áo sọc, trẻ thơ đã mất đi tuổi thơ sáng trong và đẹp đẽ. Trả lại cuộc sống bình thường cho bao trẻ thơ là câu hỏi còn nhức nhối với trách nhiệm của mỗi công dân và toàn xã hội. Tuổi thơ không thể lớn lên trong sự bủa vây của tội lỗi, của sự xa lánh và song sắt. Câu trả lời thuộc về chúng ta. (Đọc truyện đêm khuya 08/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 28/6/2017
Lượt nghe: 6154
Có những cái chết đầy ám ảnh, day dứt. Nhân vật cô bé Tiên trong truyện ngắn này đã dừng lại cuộc đời khi mới 16 tuổi, dừng lại cuộc dạo chơi nơi trần thế ngắn ngủi, để lại nỗi tiếc thương ngậm ngùi. Hãy sống cho những điều tốt đẹp để không phải nuối tiếc. Đó là hành trang mà mỗi chúng ta cần khắc nhớ mang theo trên hành trình cuộc đời ta đang sống. (Đọc truyện đêm khuya 26/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2018
Lượt nghe: 1017
Nữ nhà văn Phong Điệp có nhiều truyện ngắn về thân phận người đàn bà. Những truyện ngắn hay của Phong Điệp như “Người phía bên kia đường”, “Vườn hoang”, “Kẻ dự phần”... đem đến cho người đọc, người nghe những cảm xúc chân thực về đời sống và con người được bao trùm bởi trái tim ấm nóng và yêu thương. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 05/11/2018, chúng ta cùng nghe truyện ngắn “Không thể cất lời”, một truyện ngắn khá buồn đầy thân phận
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2017
Lượt nghe: 4798
Ám thanh là một trạng thái tinh thần mà nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Ý Nhi gặp phải. Mặc dù đôi tai của nhân vật xưng "anh" không bị bất cứ thứ bệnh lí nào, nhưng anh luôn nghe thấy những tiếng nổ lớn, trong khi thực ra mọi thứ xung quanh anh đều "tuyệt đối yên tĩnh". Đây là sự ám ảnh về một đời sống đầy bất an rình rập. Con người phải đối mặt với vô số áp lực của đời sống này. (Đọc truyện đêm khuya 06/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2016
Lượt nghe: 3606
"Gió và tình yêu thổi trên nước tôi" thật dạt dào như lời thơ Lưu Quang Vũ - Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm lớn lao và thiêng liêng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Với thế mạnh ngôn từ và cảm xúc tự nhiên, chắt lọc, thơ ca về tình yêu quê hương, đất nước bao giờ cũng đạt tới độ ngân rung sâu sắc và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Các nhà thơ Lưu Quang Vũ, Trần Vàng Sao, Trần Quang Quý và Phạm Văn Tình chia sẻ cảm xúc thơ về tình yêu đất nước. Trao đổi với nhà thơ Trịnh Bửu Hoài về thơ Đồng bằng sông Cửu Long.(Tiếng thơ 01/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2015
Lượt nghe: 1157
Những vần thơ da diết lưu lại khoảnh khắc đặc biệt của một ngày cuối tháng tư. Nhà thơ Trần Quang Quý-người tự nhận mình "lớn lên từ đất" sẽ nói điều gì về những ám ảnh của đất trong thơ mình? Chùm thơ Tomas Transtromer giúp chúng ta hình dung phần nào về thế giới thơ của một nhà thơ Thụy Điển-chủ nhân giải thưởng Nobel văn chương danh giá năm 2011 (Tiếng thơ 9/4/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2019
Lượt nghe: 1138
Sinh – lão – bệnh – tử là quy luật cuộc đời. Biết thế, nhưng bởi cuộc sống quá đẹp, có biết bao điều để yêu thương. Khi đau ốm là lúc con người ta khát khao nhiều nhất, mong nhanh được trở lại nhịp đập ngày thường, mong làm những điều giản dị chưa kịp làm. Tình cảm yêu thương, sự quan tâm chân thành của các y bác sỹ và người thân sẽ tạo động lực, niềm hạnh phúc cho người bệnh...(Tiếng thơ phát 27/2/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2015
Lượt nghe: 1485
Tiếng thơ cùng các bạn khám phá những nỗi buồn đằng sau đôi mắt. Tiếp đó là trải lòng của nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh về thi phẩm đầy ám ảnh mang tên một loài hoa dại. Cuối chương trình là chùm thơ Bun-ga-ri.
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2018
Lượt nghe: 720
Bài thơ “Dáng mẹ” của tác giả Nguyễn Liên Châu, truyện ngắn “Má tôi” của tác giả Phan Thị Ngọc Chiểu, truyện ngắn “Làm vườn” của tác giả Lê Thị Xuyên - Đó là những tác phẩm viết về cha mẹ với sự giản dị, ấm áp, như tình cha mẹ dành cho chúng ta. Cùng nghe và cảm nhận, bổ sung vào kho tư liệu văn học của mình các em nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 24/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2018
Lượt nghe: 634
Làm một bài văn phát biểu cảm nghĩ về mẹ hẳn không khó, bởi trong chúng ta luôn đầy ắp yêu thương dành cho mẹ. Cái riêng trong tình cảm, suy nghĩ của mỗi bạn sẽ đem lại cho bài làm văn sự mới mẻ, sâu sắc. Cùng tham gia vào chủ đề này với trang văn học nhà trường nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 17/12/2018)
Ngày phát hành 21:49 | 28/4/2021
Lượt nghe: 599
Chuyên mục “Tuổi thơ nghệ sĩ” tuần trước, nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo đã kể với chúng mình những kỷ niệm tuổi thơ đầy sống động của ông. Hôm nay, ông trở lại để cùng hồi ức về những ngày tháng đầu tiên tiếp xúc với nghệ thuật... (Văn nghệ thiếu nhi 21/04/2021)
Ngày phát hành 22:40 | 17/4/2021
Lượt nghe: 796
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo quê gốc ở Bắc Ninh, sinh ra và lớn lên trong không gian phố cổ Hà Nội. Tuổi thơ của ông gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc của đất nước. Hà Nội là nơi cất giữ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, hồn nhiên mà vì nó ông có thể vượt qua nhiều thử thách khác... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 14/04/2021)
Ngày phát hành 11:2 | 27/4/2022
Lượt nghe: 593
Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/04, Tiến sĩ - hoạ sỹ Nguyễn Thị Thanh Lưu đã tổ chức triển lãm “Người đọc” tại nhà triển lãm số 16, phố Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm gồm gần 40 bức tranh họa lại cảnh nhiều người ở mọi lứa tuổi đang chăm chú đọc sách, đặc biệt là hình ảnh của các bạn nhỏ. Có lẽ chúng mình chưa từng thấy triển lãm tranh nào có đề tài độc đáo và ý nghĩa như vậy các bạn nhỉ! (Văn nghệ thiếu nhi 21/04/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020
Lượt nghe: 921
Trong chương trình trước, nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc đã hướng dẫn chúng mình kỹ thuật chụp ảnh chân dung và chụp vật chuyển động sao cho đẹp mắt thông qua chiếc điện thoại thông minh. Ở chương trình này, anh Đoàn Bắc sẽ hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh cực hot là chụp ảnh Selfie. Nắm chắc kỹ thuật này, chúng mình sẽ tự chụp được chân dung của mình đẹp ngất ngây ấy chứ... (Văn nghệ thiếu nhi 11/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020
Lượt nghe: 740
Những chiếc điện thoại thông minh đã giúp chúng ta chủ động lưu lại nhiều khoảnh khắc ý nghĩa. Thế nhưng có bao giờ ta so sánh cùng là chiếc điện thoại đó mà bạn mình chụp đẹp thế, còn mình thì lại không? Nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc sẽ bật mí với chúng mình sự thú vị khi dùng điện thoại thông minh chụp ảnh và một số kỹ thuật giúp ta có những bức hình đẹp... (Văn nghệ thiếu nhi 28/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2020
Lượt nghe: 401
Trong chương trình trước, nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc đã hướng dẫn chúng mình cách lấy sáng và căn chỉnh khung hình khi chụp ảnh bằng điện thoại thông minh. Trong chương trình này, anh sẽ chia sẻ những bài chụp chi tiết như chụp chân dung, chụp vật chuyển động... (Văn nghệ thiếu nhi 04/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020
Lượt nghe: 577
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đoàn Bắc đã bật mí với chúng mình rất nhiều bí kịp để chụp những bức ảnh đẹp thông qua điện thoại thông minh. Từ lý thuyết đến thực hành là một quãng đường, nếu thường xuyên luyện tập sẽ thành công. Chúng mình tham gia một buổi thực hành chụp ảnh cùng các bạn trong CLB Nghệ thuật Art Star- Báo TNTP và Nhi Đồng nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 18/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/3/2020
Lượt nghe: 481
Có cây đang mùa thay lá trong nắng gió và sắc trời xuân ấm áp sáng trong. Không khó để chúng ta có một bức hình đẹp. Nhưng sẽ đẹp hơn nữa nếu chúng ta biết chọn góc chụp, chỉnh ánh sáng, chỉnh màu sắc và phối cảnh... Tại buổi workshop ngoài trời có chủ đề “Hà Nội mùa” do Camera Giang Duy Đạt và Brandshop Fujifilm tổ chức, nhiếp ảnh gia Nguyễn Tuấn Khải có nhiều chia sẻ bổ ích lắm nhé. (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 24/03/2020)
Ngày phát hành 17:1 | 28/8/2022
Lượt nghe: 385
Mùa đông ảm đạm bao phủ lên mọi thứ. Cái lạnh làm cho Mumi rất khó chịu. Cậu luôn trông thấy quỷ đông đang lẩn khuất đâu đó trong căn nhà, nhất là trong buồng tắm của cậu. Cậu nghi ngờ quỷ đông và con vật vô hình trong cái tủ ở nhà tắm. Nhất định phải hỏi Tutikki mới được... (Văn nghệ thiếu nhi 26/08/2022)
Ngày phát hành 16:18 | 25/4/2021
Lượt nghe: 457
Con chim sâu đã chết trong một đêm mưa gió, khi Trung quên đem lồng chim vào nhà. Sự việc này ám ảnh Hồng trong cả giấc mơ. Hồng giận cậu bạn, không thèm gặp suốt cả tuần. Trung cũng rất buồn và ân hận... (Văn nghệ thiếu nhi 24/04/2021)
Ngày phát hành 15:55 | 6/1/2021
Lượt nghe: 463
Triển lãm “Trẻ em không phải cô dâu” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nhật Lê tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom - Hà Nội thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ. Bộ ảnh kết hợp thiết kế đồ họa này chia sẻ những hiện thực nhói lòng liên quan đến vấn nạn kết hôn sớm, tảo hôn cận huyết đang diễn ra đối với một bộ phận thanh thiếu niên vùng cao... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 29/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019
Lượt nghe: 575
Triển lãm ảnh“Khám phá đa dạng côn trùng Việt Nam” trưng bày gần 40 bức ảnh khổ lớn do nhà nhiếp ảnh ItaliaSaulo Bambi - Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học Florence (Italia) và nhà côn trùng học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, PGS.TS. Vũ Văn Liên thực hiện, đã mang lại nhiều khám phá thú vị cho khách tham quan, đặc biệt là các bạn nhỏ. Đặc biệt, tham quan triển lãm này chúng ta sẽ thấy yêu hơn thế giới sinh động bé nhỏ đang ở quanh ta, yêu mà không hề sợ chúng tí nào... (Văn nghệ thiếu nhi 12/06/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2018
Lượt nghe: 837
Làm một bài văn miêu tả cảnh vật, đồ vật hay người bạn, người thân... tưởng chừng rất dễ nhưng chưa hẳn vậy đâu các bạn nhé! Bởi viết sao cho hay, sinh động và hấp dẫn thì chúng mình phải có kỹ năng đấy các bạn ạ! Biết chọn góc tiếp cận và miêu tả sao cho hấp dẫn, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.. là những kỹ năng các bạn cần chú ý. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 07/5/2018)
Ngày phát hành 13:7 | 14/5/2021
Lượt nghe: 677
NSND Như Quỳnh là gương mặt quen thuộc của phim điện ảnh và phim truyền hình Việt. Bà sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, được khán giả yêu mến qua nhiều bộ phim, với nét diễn dịu dàng, đằm thắm, mang chiều sâu tâm trạng. Đến nay, bà là một trong số ít diễn viên gạo cội vẫn bền bỉ với nghề... (Văn nghệ thiếu nhi 05/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2017
Lượt nghe: 1305
Khi đọc truyện, điều chúng mình chú ý nhất là cốt truyện có đúng không nào? Nhưng truyện tranh lại đặc biệt ở chỗ, ngoài việc đọc để khám phá những câu chuyện hấp dẫn, chúng mình còn được theo dõi cốt truyện qua những hình vẽ minh họa vui nhộn. Không biết hình ảnh trong truyện tranh được sáng tạo như thế nào và có khác biệt gì so với những hình vẽ thông thường nhỉ? Chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Thúy Quỳnh và họa sĩ Nguyễn Thành Phong để khám phá những điều thú vị quanh những hình ảnh minh họa trong truyện tranh. (Văn nghệ thiếu nhi 08/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 18/1/2019
Lượt nghe: 1014
Sở dĩ những truyện ngắn viết về các số phận hẩm hiu giữa đời thường của nhà thơ Thế Lữ lưu lại mãi trong tâm trí người đọc vì đã làm dấy lên niềm thương cảm, xót xa rất con người. Không thương cảm sao được trước những cảnh đời bị phụ bạc mà thành nghiện ngập, thất tình mà tìm đến cái chết, người phụ nữ thiệt thòi phận bạc hay người mẹ mất con đến điên loạn...(Tìm trong kho báu phát 17/1/2019)
Ngày phát hành 10:37 | 13/6/2024
Lượt nghe: 2402
Ngôn ngữ ca dao, tục ngữ có hình ảnh con trâu thể hiện đầy đủ các khía cạnh của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Nói đến trâu là nói đến nền sản xuất nông nghiệp và văn hoá làng xã. Bên cạnh ý nghĩa hiển ngôn, PGS.TS Lê Đức Luận – Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng còn chỉ ra ý nghĩa hành ngôn của những bài ca dao nói về hình ảnh con trâu, thể hiện những nhận xét của tác giả dân gian về con người, việc đời và rút ra các mối quan hệ nhân sinh.
Ngày phát hành 15:45 | 29/12/2021
Lượt nghe: 1861
Cùng là những tác phẩm phổ biến và có tầm ảnh hưởng trong tâm thức dân gian, nếu “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du được ca tụng là kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại thì truyện thơ “Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từ đầu thế kỷ 20 đã được dân vùng lục tỉnh miền Nam hết sức tâm đắc và ưa chuộng. Sức sống, tinh thần của Lục Vân Tiên đến nay đã trở thành biểu tượng cho quan niệm sống “Giữa đàng thấy chuyện bất bình chẳng tha” của người Nam bộ. Và theo nhà thơ Lê Minh Quốc, tính cách nghĩa hiệp ấy trở thành lẽ sống, tinh thần phụng sự bất vụ lợi: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” và đã trở thành triết lý sống, di sản văn hóa của người Việt Nam ta
Ngày phát hành 13:17 | 14/1/2022
Lượt nghe: 2272
Nói về thơ văn Đồ Chiểu, nhà thơ Xuân Diệu ngợi ca: “Ngôn ngữ trong thơ ông “là thứ ngôn ngữ bình dân, chân thực, thông dụng, thực tế, có cái vị thơm, cái hương lành của cây trái Nam Bộ – cái hương vị văn miền Nam”. Giáo sư Lê Trí Viễn nhận định Nguyễn Đình Chiểu vừa là “thầy học giữa làng” vừa là “thầy lang cuối xóm”. Trong ông, có “ba con người trí thức”. Đó là “thầy thuốc, thầy giáo, và nhà thơ”. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng nhiều câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu không cần gọt giũa mà vẫn nói được nhiều điều đơn giản, thẳng thắn, có khi “còn nguyên thuỷ của người Nam Bộ”. Theo Nhà Phê bình Lê Xuân – Người dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu và khám phá vẻ đẹp của văn hóa - văn nghệ dân gian Nam bộ thì sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với vận mệnh đất nước và nhân dân Nam Bộ trong một giai đoạn lịch sử đầy bi tráng. Thơ văn của ông là hơi thở, là ý tình của người dân Nam Bộ
Ngày phát hành 9:44 | 21/9/2023
Lượt nghe: 839
Văn học dân gian nước ta, đặc biệt là ca dao thể hiện khá rõ nét thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền phong kiến. Đồng thời, ca dao cũng phản ánh thái độ phản kháng của họ trước sự đối xử bất bình đẳng. Quá trình tìm đến quyền “làm người” của phụ nữ nông thôn ngày trước quả thực lắm gian nan.
Ngày phát hành 9:38 | 14/10/2022
Lượt nghe: 797
Xã hội phong kiến vốn nhiều định kiến khắt khe đã hạn chế nữ quyền, khiến phụ nữ trở nên yếu thế, bị động, thậm chí bị tước đoạt đi nhiều quyền tự do cơ bản. Thế nhưng, trong bối cảnh ấy, đã có những tiếng thơ của các nhà nho, nhà thơ tiến bộ đòi quyền sống, tôn vinh và trân trọng những nỗ lực và phẩm tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam:
Ngày phát hành 15:48 | 9/6/2022
Lượt nghe: 2365
Văn Huệ Vương – Trần Quang Triều là chủ soái, linh hồn của Bích Động thi xã. Trong các đàm đạo, xướng họa thơ văn của thi xã, ông vừa đóng vai trò là người chủ trì vừa thể hiện tài năng, khí chất hơn người. Bởi thế, trong nhiều tứ thơ các thành viên chủ chốt của Bích Động thi xã như Nguyễn Ức, Nguyễn Sưởng đều thấp thoáng hình ảnh vị chủ soái tài hoa cũng như bày tỏ niềm kính phục với tài năng, phẩm cách của ông
Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2016
Lượt nghe: 2478
“Dấu xưa” - một lát cắt nhỏ thể hiện tình cảm thương dân, nếp sống bình dị, cần kiệm, liêm chính mẫu mực của vị chủ tịch nước… Từ những tư liệu lịch sử, từ những địa danh cụ thể cùng với những con người, hoàn cảnh qua sự sáng tạo của người viết kịch, câu chuyện đưa người nghe về lại những ngày tháng còn nhiều khó khăn gian khổ của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc khi nước nhà còn chia cắt… Tư tưởng của Bác, việc làm và sự quan tâm sâu sát của Bác đã giúp những người cán bộ ở cơ sở nhận thức rõ hơn, đúng đắn hơn về trách nhiệm của người quản lý, về công tác dân vận và sâu sắc hơn, là nhân tố tạo nên sự đoàn kết, thu phục nhân tâm
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020
Lượt nghe: 949
Trường đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sỹ, những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và truyền hình trong cả nước. Trong dịp nhà trường kỷ niệm 40 năm thành lập mới đây, nhiều thành viên cũ và mới của nhà trường đã có những cuộc hội ngộ đầy thân thương gợi nhắc nhiều kỷ niệm vui vầy và đáng nhớ.
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020
Lượt nghe: 6518
Trường đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sỹ, những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và truyền hình trong cả nước. Trong dịp nhà trường kỷ niệm 40 năm thành lập mới đây, nhiều thành viên cũ và mới của nhà trường đã có những cuộc hội ngộ đầy thân thương gợi nhắc nhiều kỷ niệm vui vầy và đáng nhớ.
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016
Lượt nghe: 2322
Vào những năm 50 của thế kỷ 20, với việc giúp đỡ của một số chuyên gia, đạo diễn sân khấu từ các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô đã đem đến cho những người làm sân khấu cái nhìn mới, giúp chúng ta làm nghệ thuật chuyên nghiệp hơn. Ngay sau năm 1950, nhà nước ta đã cử một số cán bộ làm sân khấu sang nước bạn học tập chuyên ngành đạo diễn, đến năm 1970, chúng ta đã có 3 lớp đạo diễn về nước và đã đóng góp không nhỏ vào diện mạo phát triển của sân khấu nước nhà.
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015
Lượt nghe: 1773
Vẻ hào nhoáng, sự kiêu sa bề ngoài dễ đưa con người ta đến những tình huống không ngờ nhất! Hãy nghe và cùng dự đoán với NSƯT Minh Vượng.
Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2016
Lượt nghe: 2441
Hăng say làm việc, kín tiếng trong chuyện riêng tư nên NSUT Quế Trân đang là người sở hữu bộ sưu tập giải thưởng, danh hiệu đáng nể mà có thể nói chưa nghệ sĩ trẻ nào hiện nay có được. Dẫu là thế hệ thứ tư của một đại gia đình cải lương nổi tiếng, cha là NSND Thanh Tòng nhưng khán giả và đồng nghiệp luôn biết đến Quế Trân với hình ảnh một nghệ sỹ giản dị, gần gũi và đáng yêu.
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2015
Lượt nghe: 1368
Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, một trong số ít cơ sở đào tạo nghệ thuật, nghệ sĩ sân khấu lớn của cả nước. Tại Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ công an năm 2015, các giảng viên và sinh viên của trường ra mắt khán giả thủ đô vở diễn Bông hồng vàng
Ngày phát hành 8:43 | 20/1/2022
Lượt nghe: 2671
Các tác phẩm truyện tranh được đón nhận rộng rãi, có lượng bạn đọc đông đảo, trong đó phần lớn là bạn đọc trẻ. Cùng với sự phát triển đa dạng phong phú về thể loại và số lượng xuất bản phẩm, truyện tranh còn mở rộng mối quan hệ đan kết với các lĩnh vực sáng tạo hình ảnh khác, tạo nên những tác phẩm, sản phẩm mới. Ở nước ta, mối quan hệ này đã được vận hành chuyên nghiệp và bền vững? (Đối thoại mở 19/01/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 1044
Làm thế nào để trại sáng tác nhiếp ảnh thực sự hiệu quả và có chất lượng tương xứng với sự đầu tư về kinh phí, thời gian tổ chức? PV VOV6 đối thoại với nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành (Nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 23/10/2019)
Ngày phát hành 10:38 | 20/10/2021
Lượt nghe: 2580
Công việc của một đạo diễn điện ảnh vốn nhọc nhằn vất vả cả về mặt trí lực và thể lực. Do đó, không ít người cho rằng nghề nghiệp này chỉ thích hợp với nam giới. Thế nhưng, bằng tài năng và tác phẩm, những người đẹp tưởng chân yếu tay mềm đã chứng tỏ thực lực của mình không hề thua kém. Đến nay, điện ảnh Việt đang hội tụ một thế hệ đạo diễn nữ đầy năng động, độc lập và dấn thân. VOV6 trò chuyện cùng nhà phê bình điện ảnh Đinh Trọng Tuấn… (Đối thoại mở 20/10/2021)
Ngày phát hành 16:38 | 3/7/2024
Lượt nghe: 1477
Với địa hình đa dạng, nước ta có rất nhiều cảnh đẹp làm say đắm lòng người.
Cảnh đẹp ấy khi đi vào phim ảnh với những góc quay nghệ thuật, đặc tả, lại càng hấp dẫn hơn, quyến rũ hơn. Song không chỉ có cảnh quan thiên nhiên. Câu chuyện lồng ghép quảng bá du lịch trong điện ảnh còn nhiều hơn thế, sâu sắc hơn thế. Chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) trò chuyện cùng đạo diễn Lương Đình Dũng về nội dung này. (Đối thoại mở 3/7/2024)
Ngày phát hành 7:51 | 26/9/2024
Lượt nghe: 842
Đặt trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta, điện ảnh – trong đó có phim truyện điện ảnh – là lĩnh vực có khả năng tạo các giá trị thương mại cao, thu lợi nhuận lớn cho nhà sản xuất. Phim truyện điện ảnh Việt cũng đang nỗ lực thay đổi, hướng tới thị trường, thu được những thành tích rất khả quan song cũng gặp không ít thất bại. Cùng Đối thoại mở Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 trò chuyện với nhà báo Hoàng Anh Tuấn - Quyền Tổng biên tập Tạp chí Thế giới điện ảnh về câu chuyện Phim truyện điện ảnh Việt: Bình mới, rượu có mới? (Đối thoại mở 25/9/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019
Lượt nghe: 813
Vấn nạn vi phạm bản quyền nhiếp ảnh diễn ra khá phổ biến đến mức báo động, khiến các nhiếp ảnh gia cảm thấy xót xa, bất lực. Đây là câu chuyện không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ. PV VOV6 đối thoại với nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 14/08/2019)
Ngày phát hành 10:55 | 27/12/2022
Lượt nghe: 1809
Những ngày này cách đây tròn 50 về trước, cả Hà Nội rực lửa 12 ngày đêm. Quân và dân Thủ đô đã kiên cường, anh dũng chiến đấu, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nhờ nhiếp ảnh, những khoảnh khắc lịch sử đó vẫn được lưu giữ lại, trở thành những kỷ vật vô giá. Trong giai đoạn hiện nay, làm thế nào để khai thác, lan tỏa những giá trị của những bức ảnh kết nối quá khứ và hiện tại này? Đây cũng là chủ đề chương trình Đối thoại mở hôm nay cùng khách mời là NSNA Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam - người đã có nhiều bức ảnh về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. (Đối thoại mở 21/12/2022)
Ngày phát hành 9:53 | 11/11/2024
Lượt nghe: 91
Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII với chủ đề “Điện ảnh Sáng tạo - Cất cánh” diễn ra từ ngày 7 - 11/11 tại Hà Nội. Liên hoan phim mở ra nhiều cơ hội để điện ảnh Việt Nam tiếp cận với điện ảnh quốc tế. Là ngành nghệ thuật có sự hội nhập mạnh mẽ nhưng làm sao để trên con đường định danh điện ảnh Việt xây dựng nền tảng vững chắc từ yếu tố truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. Và “Bản sắc Việt trên hành trình hội nhập điện ảnh” cũng là chủ đề được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật với khách mời là nhà văn, nhà báo Thiên Sơn. (Đối thoại mở 06/11/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2018
Lượt nghe: 2357
Kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi góc cạnh của cuộc sống và điện ảnh cũng không phải là một ngoại lệ (Đối thoại mở 24/10/2018)
Ngày phát hành 8:45 | 15/12/2021
Lượt nghe: 2515
Năm 2021 là một năm với nhiều lo toan vất vả ở tất cả các ngành nghề, trong đó có điện ảnh. Hệ thống rạp chiếu phim cả nước hầu như đóng cửa, nhiều phim phải lùi lịch chiếu, lùi kế hoạch sản xuất, hàng loạt sự kiện bị hủy… Nhưng có một điều thú vị, rằng đây lại là một năm mà điện ảnh có nhiều câu chuyện, nhiều vấn đề, nhiều điểm sáng. Và ở khoảng nghỉ này do tác động của dịch Covid 19, những người làm điện ảnh vẫn say sưa nói về nghề, vẫn ấp ủ nhiều dự định. “Điện ảnh Việt những điểm nhấn 2021” - Đây cũng là chủ đề của chương trình Đối thoại mở, với khách mời là TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội xúc tiến và phát triển điện ảnh Việt Nam. (Đối thoại mở 15/12/2012)
Ngày phát hành 10:43 | 27/9/2023
Lượt nghe: 1960
Ngay từ những năm chiến tranh, điện ảnh nước nhà đã có tác phẩm tham dự các Liên hoan phim thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa. Sang thời đổi mới, nhà làm phim có cơ hội tiếp cận với nhiều Liên hoan phim hơn, nhất là khi bước vào thế kỷ 21, với sự bùng nổ về công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội, họ càng ý thức được vai trò, tầm quan trọng khi đưa phim ra thế giới. Nếu thế hệ đạo diễn 6x, 7x còn vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, thì đến thế hệ 8x, 9x hiện nay, khả năng cập nhật, tiếp cận ngày càng chủ động, không chỉ dừng lại ở những Liên hoan phim vừa và nhỏ mà còn hướng tới các Liên hoan phim lớn. Câu chuyện về điện ảnh Việt tại các Liên hoan phim cũng là chủ đề của chương trình Đối thoại mở Ban VHNT VOV6, với khách mời là đạo diễn, nhà sản xuất Lương Đình Dũng. (Đối thoại mở 27/09/2023)
Ngày phát hành 15:25 | 6/7/2022
Lượt nghe: 2651
Trong những đợt giãn cách do dịch bệnh covid 19, các phòng chiếu phải đóng cửa, không ít bộ phim phải dời lịch chiếu, các nhà làm phim rơi vào cảnh “lao đao” bởi những dự án của mình không ít lần phải lùi lịch chiếu. Tuy vậy, theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2022 có khoảng gần 20 dự án phim điện ảnh ra rạp. Sau đại dịch, phải chăng điện ảnh trong nước đang có những tín hiệu khả quan trong tiếp cận thị trường, khơi gợi niềm yêu thích của khán giả khi trở lại với rạp chiếu? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà báo Hồ Cúc Phương, Báo Nhân dân về chủ đề này. (Đối thoại mở 06/7/2022)
Ngày phát hành 16:32 | 19/11/2021
Lượt nghe: 2363
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 có chủ đề “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn” diễn ra từ ngày 18 đến 20/11 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Yếu tố quan trọng để có một liên hoan phim thành công là chất lượng phim, hai năm qua bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các nghệ sĩ đã nỗ lực và có nhiều tác phẩm được dư luận đánh giá cao, một số phim ra rạp đạt được doanh thu ấn tượng. Tuy nhiên, phần lớn các phim do các hãng tư nhân sản xuất và thuộc về dòng phim thương mại. Làm thế nào để xây dựng và phát triển điện ảnh Việt có sự dung hòa giữa nghệ thuật và thương mại? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 1/11/2018
Lượt nghe: 2375
Hòa chung dòng chảy hội nhập quốc tế, những năm gần đây, diện mạo điện ảnh Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể dù trên con đường đó còn không ít những khó khăn. Mạn đàm giữa PV VOV6 với nhà phê bình Thiên Sơn. (Đối thoại mở 31/10/2018)
Ngày phát hành 10:16 | 8/5/2024
Lượt nghe: 1785
Có quá nhiều chất liệu để xây dựng những tác phẩm bề thế về Điện Biên Phủ, về những nhân vật đặc biệt gắn với sứ mệnh thiêng liêng mà dân tộc đã giao phó. Lịch sử luôn lặng im bởi còn nhiều vấn đề lớn chưa thể giải quyết, chưa thể thấu đáo. Nhưng khán giả đòi hỏi. Đòi hỏi một tác phẩm xứng với tầm vóc Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Chương trình Đối thoại mở trò chuyện cùng Tiến sỹ, nhà phê bình điện ảnh Mai Anh Tuấn - Giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 8/5/2024)
Ngày phát hành 10:24 | 31/5/2023
Lượt nghe: 3191
Được triển khai từ cuối tháng tư, Photo Hà Nội 23 là sự kiện Biennale nhiếp ảnh quốc tế lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta, với sự phối hợp giữa Viện Pháp tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Photo Hà Nội 23 đã đi đến chặng cuối cùng, với hơn hai mươi triển lãm cùng các buổi tọa đàm, work shop, các tour nghệ thuật, chiếu phim tài liệu, giới thiệu sách, diễn ra trên địa bàn 7 quận huyện của Thành phố Hà Nội. Sự kiện này đã đem tới những hình dung mới mẻ như thế nào về nhiếp ảnh nghệ thuật, đem tới những cơ hội nào cho nhiếp ảnh đương đại trong nước? Đây cũng là nội dung mà chương trình Đối thoại mở trao đổi cùng nghệ sỹ thị giác, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn - Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, người giữ vai trò cố vấn và giám tuyển nhiều triển lãm tại Biennale Photo Hà Nội 23… (Đối thoại mở 31/05/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2020
Lượt nghe: 944
Trong những năm gần đây, việc đầu tư sản xuất, sáng tạo những tác phẩm phim Việt đã thể hiện sự chuyên nghiệp của các đạo diễn. Tuy nhiên, để đưa điện ảnh Việt vươn tầm ra thế giới vẫn là hành trình ẩn chứa nhiều thách thức bên cạnh những tiềm năng. PV VOV6 trao đổi với đạo diễn Lương Đình Dũng xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 25/03/2020)
Ngày phát hành 11:12 | 11/8/2022
Lượt nghe: 2462
Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường điện ảnh sôi động của cả nước, với lực lượng các nhà làm phim trẻ trung, đầy nhiệt huyết, một lớp khán giả trẻ đông đảo. Cơ hội là vậy nhưng điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh đã thực sự cất cánh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 và những biến động sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu? Các nhà làm phim đang đối diện với những khó khăn và cần phải vượt qua những khó khăn đó như thế nào? “Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh vượt sóng” cũng là chủ đề chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam với khách mời là đạo diễn Trần Hữu Tấn, trực tiếp từ thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV. (Đối thoại mở 03/08/2022)
Ngày phát hành 10:41 | 16/9/2021
Lượt nghe: 2549
Ra đời muộn so với các nước phát triển, nhưng ngay từ buổi đầu, điện ảnh nước ta đã ghi dấu ấn riêng, tiếp cận với điện ảnh khu vực và thế giới. Nhiều bộ phim truyện nhựa đã trở thành tác phẩm kinh điển, có giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử và giá trị nhân văn sâu sắc. Với chủ đề “Điện ảnh Việt - hệ giá trị nhìn từ phim đen trắng”, chương trình Đối thoại mở muốn cùng quý vị và các bạn quay trở lại với những thước phim xưa để phần nào đó soi chiếu thực trạng của điện ảnh nước nhà hôm nay đang ở đâu, đang như thế nào… (Đối thoại mở 15/09/2021)
Ngày phát hành 12:12 | 9/4/2021
Lượt nghe: 1620
Với hơn 5 triệu lượt người mua vé, doanh thu 400 tỷ đồng, bộ phim “Bố già” trở thành phim Việt bán được nhiều vé nhất mọi thời đại và là bộ phim đạt doanh thu lớn, kỷ lục nhất từ trước đến nay của nước ta. Không chỉ mang đến sự sôi động phòng vé mà những tưởng phải mất thời gian để phục hồi sau ảnh hưởng từ dịch covid-19, bộ phim còn cho thấy thị trường phim Việt đang có sự phát triển nhanh chóng và tiềm năng vô cùng lớn. PV VOV6 trao đổi với Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển Điện ảnh Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 07/4/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2018
Lượt nghe: 1329
Ở Việt Nam, câu chuyện thiếu kịch bản phim trở thành “bài toán” chưa có lời giải. Mạn đàm giữa PV VOV6 với Nhà biên kịch, phê bình điện ảnh Đoàn Tuấn (Đối thoại mở 05/12/2018)
Ngày phát hành 15:44 | 1/11/2023
Lượt nghe: 2744
Thực tế luôn chứng minh một bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng và chính xác về bối cảnh lịch sử, văn hóa thì hiệu ứng của phim được lan tỏa rất lớn. Điện ảnh nước ta từ buổi đầu còn sơ khai gian khó nhưng các nhà làm phim đã vô cùng chú trọng đến yếu tố này. Song tất nhiên, trình độ và sự quan tâm của từng cá nhân khác nhau, trái nhận về cũng có độ chua ngọt khác nhau. Trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện ảnh, phát triển công nghiệp văn hóa thì việc khai thác chất liệu lịch sử, văn hóa cần phải được đặt ra một cách chuyên nghiệp, ủng hộ sự sáng tạo nhưng không dĩ hòa vi quý với dễ dãi, tùy tiện. Cùng chương trình Đối thoại mở VOV6 trao đổi về vấn đề này, với khách mời là nhà phê bình điện ảnh Tiến sỹ Mai Anh Tuấn, Giảng viên Trường đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 01/11/2023)
Ngày phát hành 16:41 | 15/7/2021
Lượt nghe: 2784
Thực hiện cơ chế tiền kiểm hay hậu kiểm cũng như tiếp tục để Cục Điện ảnh đóng vai trò kiểm duyệt hay giao cho các đơn vị tự kiểm duyệt, tự chịu trách nhiệm về phim Việt sản xuất và phim ngoại nhập là một trong những nội dung trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) lần này được dư luận quan tâm vì còn có những ý kiến khác nhau. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 có cuộc trao đổi với GS.TS Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Phim Quốc gia xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 14/07/2021)
Ngày phát hành 16:9 | 23/9/2022
Lượt nghe: 2335
Có một thực tế là hiện nay, việc lưu trữ nhiếp ảnh mới chỉ dựa trên kinh nghiệm và ý thức giữ gìn của người cầm máy. Trong khi đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ dễ dẫn đến tình trạng lãng quên công nghệ cũ, gây nguy cơ các di sản tư liệu nhiếp ảnh cũ bị mất, bị thất lạc hoặc hư hỏng. Vậy, cần làm gì để công tác lưu trữ nhiếp ảnh đạt được hiệu quả mong muốn trong cuộc đua chuyển đổi số? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 21/9/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2018
Lượt nghe: 2393
Công tác lý luận phê bình rất cần đối với điện ảnh. Vậy nhưng, hoạt động phê bình điện ảnh đang gần như bỏ trống. Giải pháp nào thúc đẩy phê bình điện ảnh phát triển? (Đối thoại mở 07/11/2018)
Ngày phát hành 8:30 | 18/1/2023
Lượt nghe: 2635
Nhìn lại một năm đã qua của điện ảnh nước nhà, nhận thấy những nỗ lực của các nghệ sỹ khi trở lại đường đua, đối diện với những khó khăn của nền kinh tế, những áp lực của sự cạnh tranh trong một thế giới phẳng. Mặt khác, ở góc độ doanh thu, với rất nhiều phim ra rạp bị thua lỗ lớn, chúng ta có thể hình dung điều gì trong ngôi nhà điện ảnh Việt hiện nay, với những khoảng trống, những thiếu hụt từ hạ tầng? Chương trình Đối thoại mở có cuộc trao đổi cùng nhà phê bình điện ảnh Đinh Trọng Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Thế giới điện ảnh… (Đối thoại mở 18/01/2023)
Ngày phát hành 10:6 | 23/3/2023
Lượt nghe: 1861
Ngày nay, ảnh kỹ thuật số đã chiếm lĩnh gần như hoàn toàn thị trường phim ảnh toàn cầu trong mọi lĩnh vực. Nhiếp ảnh nghệ thuật cũng hưởng lợi không nhỏ trong cuộc cách mạng kỹ thuật số này. Tuy nhiên, cũng từ đây, có không ít thách thức đặt ra bởi sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ có thể khiến nhiều nghệ sĩ lười tư duy, thiếu sáng tạo. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 có cuộc trao đổi với nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Xuân Chính - Ủy viên BCH Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/3/2023)
Ngày phát hành 15:50 | 10/1/2023
Lượt nghe: 1247
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành từng là một phóng viên chiến trường, có mặt ở nhiều nơi, có nhiều bức ảnh “để đời” về đề tài chiến tranh. Nhưng đặc biệt những bức ảnh thời chiến của ông lại truyền tải thông điệp, khát vọng về hòa bình, mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ và nghe câu chuyện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành. (Hành trình Sáng tạo 08/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2019
Lượt nghe: 1171
Với niềm say mê và nỗ lực sáng tạo không ngừng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á đã ghi lại sống động cuộc sống muôn màu bằng màu sắc và ánh sáng, anh mang đến cho công chúng những bức ảnh đầy lay động. (Hành trình Sáng tạo 21/07/2019)
Ngày phát hành 16:19 | 15/4/2021
Lượt nghe: 682
Tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội với chuyên ngành thiết kế mỹ thuật nhưng Nguyễn Xuân Chính lại bén duyên và tìm được niềm đam mê, thành công với sự nghiệp nhiếp ảnh. Giới nhiếp ảnh và công chúng yêu nghệ thuật thường nhắc đến anh với những tác phẩm ảnh nghệ thuật rất riêng về Thủ đô Hà Nội. Chọn một đề tài khó với rất nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh tên tuổi đã thành danh là con đường hẹp để người nghệ sĩ trẻ dấn thân nhưng chính con đường này đã mang lại cho anh những thành công trên hành trình chinh phục nghệ thuật nhiếp ảnh. (Hành trình Sáng tạo 11/04/2021)
Ngày phát hành 15:37 | 8/9/2023
Lượt nghe: 1575
Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn - nguyên phóng viên Ban Ảnh, Thông tấn xã Việt Nam hiện đang lưu giữ một kho ảnh lớn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong suốt 35 năm tháp tùng và chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vinh dự theo chân Đại tướng trong nhiều chuyến công tác xa với rất nhiều kỷ niệm đẹp, ông đã ghi lại chân thực, sinh động muôn vàn những khoảnh khắc quý giá khắc họa chân dung, tầm vóc của một vị Đại tướng đã đi vào lịch sử dân tộc như một huyền thoại. (Hành trình Sáng tạo 23/07/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020
Lượt nghe: 1766
Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Anh Tuấn quan niệm: “Nhiếp ảnh không có nghĩa đi chụp hời hợt bên ngoài mà càng chi tiết bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Ảnh phải đạt 3Đ: Đẹp - Đúng và Độc”. (Hành trình Sáng tạo 21/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2020
Lượt nghe: 1328
Lê Bích là một trong số ít nhiếp ảnh gia Việt Nam theo đuổi đề tài về các làng nghề truyền thống của dân tộc. Mỗi tác phẩm anh chụp làng nghề truyền tải linh hồn, những thăng trầm của cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của những con người đóng góp công sức của mình vào gìn giữ, phát triển những nét đẹp độc đáo, tinh hoa của làng nghề. (Hành trình Sáng tạo ngày 26/04/2020)
Ngày phát hành 10:48 | 19/12/2022
Lượt nghe: 1247
Cùng với những người lính, đội ngũ những người làm nhiếp ảnh đã tham gia vào các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, tạo ra nhiều bức ảnh giá trị, là tài sản quý của quốc gia. Sau này, khi hòa bình lập lại, họ cũng đi khắp các đơn vị quân đội, các quân binh chủng để ghi lại cuộc sống, chiến đấu, lao động sản xuất của những người lính bộ đội Cụ Hồ. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, mời quý vị và các bạn gặp gỡ nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Đạt - một người lính cầm máy trở về từ chiến trường, lắng nghe những câu chuyện kể của ông để hiểu hơn về niềm say mê, khao khát lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, góp phần khắc họa lên hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ cả trong chiến tranh và hòa bình. (Hành trình Sáng tạo 18/12/2022)
Ngày phát hành 10:58 | 1/11/2021
Lượt nghe: 572
Được đào tạo chuyên ngành hội họa tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội nhưng vì đam mê nên nghệ sĩ Hoàng Ngọc Thạch đã quan tâm theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Gần 40 tuổi mới dấn thân vào nghiệp ảnh nhưng với tình yêu và cháy hết mình cho nghệ thuật, người nghệ sĩ này đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường chinh phục môn nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng. Với gần 1000 tác phẩm được triển lãm, hơn 200 giải thưởng nhiếp ảnh ở trong nước và quốc tế, anh đã tạo được dấu ấn và khẳng định vị trí trong làng nhiếp ảnh. (Hành trình Sáng tạo 31/10/2021)
Ngày phát hành 10:54 | 22/3/2023
Lượt nghe: 1577
Hơn 40 năm qua, chỉ bằng một cánh tay trái, nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Đăng Thanh đã cần mẫn ghi lại những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống qua ống kính nhiếp ảnh. Với nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để chinh phục nghệ thuật nhiếp ảnh, ông đã được Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Nghệ sỹ Nhiếp ảnh quốc tế ghi nhận và phong các tước hiệu cao quý: Nghệ sỹ Nhiếp ảnh xuất sắc Việt Nam, Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Quốc tế (Hành trình Sáng tạo 19/3/2023).
Ngày phát hành 14:38 | 26/9/2022
Lượt nghe: 1511
Gắn bó với hoạt hình gần 30 năm, nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn Phạm Hồng Sơn ghi dấu ấn với các bộ phim như: Ánh sáng không bao giờ tắt, Cuộc sống tuyệt đẹp, Chiếc lá, Đôi bạn… Phim của anh gửi gắm cái nhìn về cuộc sống, về nhân sinh thông qua hình tượng nghệ thuật, các hình ảnh ẩn dụ, ước lệ mang tính triết lý giàu cảm xúc. (Hành trình Sáng tạo 25/9/2022)
Ngày phát hành 10:13 | 15/3/2021
Lượt nghe: 2802
Nhắc tới ông là nhắc tới những bộ phim xuất sắc của điện ảnh Việt Nam như: “Bao giờ cho đến tháng Mười”, “Cô gái trên sông”, “Mùa ổi”, “Thương nhớ đồng quê”, “Đừng đốt”… Cùng với các bộ phim, ông đã góp phần không nhỏ vinh danh điện ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, giúp khán giả thế giới hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam trong chiến tranh và trong hòa bình, một đất nước với những giá trị văn hóa ngàn đời, dẫu đã đi qua nhiều nỗi đau nhưng luôn đầy khát vọng, sáng tạo, sự tử tế. Ông là đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh - một trong những tài năng hàng đầu của điện ảnh Việt Nam. (Hành trình sáng tạo 14/03/2021)
Ngày phát hành 15:29 | 21/11/2022
Lượt nghe: 1248
Trong số những đạo diễn trẻ của điện ảnh nước ta hiện nay, Bùi Kim Quy nổi lên như một gương mặt có cá tính và phong cách riêng. Vốn xuất thân từ nghề biên kịch, chị luôn tự viết kịch bản cho các tác phẩm của mình, từ phim ngắn cho đến phim truyện dài như: “Cái đệm”, “Đã qua giao thừa”; “Người truyền giống”, “Cha cõng con”… Bên cạnh đó, chị là giảng viên Khoa Nghệ thuật điện ảnh thuộc Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội và trên bục giảng nhà biên kịch, đạo diễn Bùi Kim Quy còn là một người truyền lửa đầy tận tâm. (Hành trình Sáng tạo 20/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2019
Lượt nghe: 1330
Hơn 30 năm trong nghề, nhà quay phim - NSND Vũ Quốc Tuấn được mọi người biết đến là một người nghệ sĩ chân chính, tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi trong lao động sáng tạo nghệ thuật để cho ra đời những thước phim sống động và chân thực nhất. (Hành trình Sáng tạo 29/09/2019)
Ngày phát hành 11:21 | 28/3/2023
Lượt nghe: 9250
Nhắc đến Chiều Xuân là nhắc đến một trong những mỹ nhân của màn ảnh Việt những năm 90 thế kỷ trước. Chị được yêu mến qua những vai thôn nữ dịu hiền với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, không son phấn. Nhưng câu chuyện NSƯT Chiều Xuân chia sẻ với chúng ta hôm nay này không phải là điện ảnh hay những vai diễn mà là niềm đam mê khác của chị - đó là chụp ảnh. (Tôi và Tôi ngày 26/3/2023)
Ngày phát hành 17:17 | 11/12/2023
Lượt nghe: 1815
Khi nhắc đến nhiếp ảnh đường phố, mọi người chắc không còn xa lạ với kiến trúc sư Chu Việt Hà. Trong 10 năm qua, với chiếc máy ảnh trên tay, anh đã thong dong đi khắp các con phố của Hà Nội để bắt trọn được những khoảnh khắc đẹp của thủ đô thân yêu. Những sinh hoạt đời thường của người dân nơi phố thị chính là nguồn cảm hứng lớn nhất để anh cho ra đời những bức ảnh chân thực, sống động. Xin giới thiệu, nhiếp ảnh gia Chu Việt Hà, nhân vật chương trình “Tôi và tôi” của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay. (Tôi và tôi ngày 26/11/2023)
Ngày phát hành 11:40 | 26/12/2022
Lượt nghe: 1908
KTS Trần Trung Hiếu tốt nghiệp khoa Kiến trúc, Trường đại học Đông Đô, ra trường anh về công tác tại Viện Nghiên cứu Kiến trúc quốc gia. Song hành tình yêu với kiến trúc, anh có niềm đam mê nhiếp ảnh. Anh có trong tay nhiều bộ sưu tập ảnh đáng giá giúp cho công chúng thưởng lãm và cảm nhận giá trị, tinh hoa di sản văn hóa của cha ông. KTS Trần Trung Hiếu chính là khách mời của chương trình Tôi và Tôi ngày 11/12/2022.
Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2018
Lượt nghe: 2147
Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Văn giữ kỷ lục về các giải thưởng ảnh quốc tế danh giá. Anh đã trở thành niềm tự hào của báo giới và những người yêu nghệ thuật nước nhà. (Chân dung nghệ sỹ 12/11/2018)
Ngày phát hành 10:25 | 18/4/2021
Lượt nghe: 948
Phóng viên VOV6 phỏng vấn nhiếp ảnh gia Dương Minh Long – người lưu giữ nhiều kỷ vật quí giá của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trong số gần 1.000 kỷ vật mà nhà nhiếp ảnh Dương Minh Long trao tặng cho gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có bản thảo gốc chép tay các bài hát; ghi chép, phác thảo, thư, ảnh nhạc sĩ từ lúc sơ sinh đến cuối đời, tư liệu báo chí trong nước và ngoài nước viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. (Làn sóng nghệ thuật 06/4/2021)
Ngày phát hành 16:15 | 7/8/2023
Lượt nghe: 1306
Đề tài “Hà Nội - Hội nhập và phát triển” đã được các nhiếp ảnh gia thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, góc nhìn sáng tạo về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống… của thủ đô, 68 tác phẩm trong hơn 1.000 tác phẩm của 163 tác giả tham gia được chọn trưng bày tại không gian Phố sách Hà Nội. 11 tác phẩm tham gia Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ X đoạt giải, gồm 1 HCV, 2 HCB, 3 HCB và 5 giải Khuyến khích. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 17:16 | 6/10/2022
Lượt nghe: 797
Tác phẩm điện ảnh cũng là một loại hàng hóa đặc biệt. Doanh thu từ đây sẽ đóng góp cho nền kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật nước nhà. Muốn đạt được doanh thu như kỳ vọng thì điện ảnh cần phải xây dựng được một thương hiệu xứng tầm. Vậy chúng ta đã có những điều kiện “cần” và “đủ”cho điều này? Tiếp tục loạt bài về chủ đề “Điện ảnh thị trường và nỗ lực cất cánh”, phóng viên Ban Văn học -Nghệ thuật VOV6 có phóng sự: Nghĩ về “thương hiệu” điện ảnh Việt. (Làn sóng Nghệ thuật 30/09/2022)
Ngày phát hành 17:4 | 6/10/2022
Lượt nghe: 812
Không thể phủ nhận sự kì công, “chịu chơi” của các nhà sản xuất trong những năm gần đây. Vì thế, đã có nhiều lời khen dành cho những sản phẩm điện ảnh thị trường khi chất lượng ngày càng tốt hơn, nắm bắt được nhu cầu của khán giả cũng như bước đầu tiệm cận xu hướng làm phim của thế giới. Điện ảnh thị trường đang có những bước chuyển mình, không chỉ mang về doanh thu chủ đạo cho nền điện ảnh nước nhà mà còn bắt đầu bước ra bên ngoài, đến với những thị trường rộng lớn hơn trong khu vực và trên thế giới. Tiếp nối loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực “cất cánh”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) có phóng sự tiếp theo nhan đề “Những bước chuyển của điện ảnh thị trường”. (Làn sóng Nghệ thuật 27/09/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2019
Lượt nghe: 720
Nhiếp ảnh gia phải thực sự là những người đồng hành cùng cuộc sống với góc nhìn riêng. (Làn sóng nghệ thuật 22/02/2019)
Ngày phát hành 13:40 | 11/4/2021
Lượt nghe: 493
Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2021), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức về nguồn thăm Khu Di tích Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; dâng hương tại Nhà Tưởng niệm Bác Hồ ở đèo De (xã Phú Đình, huyện Định Hóa); tham quan Nhà trưng bày Bảo tàng ATK, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang)…(Làn sóng nghệ thuật 02/4/2021)
Ngày phát hành 20:54 | 4/5/2021
Lượt nghe: 768
Đây là dự án thuộc chương trình “Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống”. Gần 100 bức ảnh của những người lao động di cư thể hiện sinh động các vấn đề về việc làm, con người, môi trường, giao thông, không gian công cộng … ở thủ đô. (Làn sóng nghệ thuật 4/5/2021)
Ngày phát hành 22:16 | 21/9/2021
Lượt nghe: 500
Những bức tranh của họa sĩ Trần Quý Thuận (hội viên Hội Mỹ thuật thành phố Cần Thơ) thể hiện sinh động hình ảnh các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch cùng những câu chuyện chân thực, xúc động về cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong đại dịch. (Làn sóng nghệ thuật 14/9/2021)
Ngày phát hành 21:35 | 29/12/2022
Lượt nghe: 1245
Đằng sau những bức ảnh nhuốm màu ký ức là câu chuyện của lịch sử - văn hóa - nghệ thuật. Có những bức ảnh ẩn chứa sức mạnh hơn ngàn lời nói. Có những bức ảnh phải trả bằng máu. Tuy nhiên, chúng ta đang lưu giữ, bảo quản tư liệu ảnh quý giá này như thế nào và đã thực sự coi đó là di sản văn hóa để giữ gìn và phát huy? Đây là nội dung được đề cập trong loạt phóng sự “Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số” của phóng viên Minh Châm - Ban Văn học Nghệ thuật VOV6. Kỳ 1 của loạt phóng sự có nhan đề “Nhiếp ảnh - Những mất mát và tiếc nuối”... (Làn sóng nghệ thuật 20/12/2022)
Ngày phát hành 10:39 | 30/12/2022
Lượt nghe: 790
Chuyển đổi số đang ngày một tác động đến mọi ngành nghề, mọi khía cạnh cuộc sống, trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nói riêng.
Vậy nhiếp ảnh có thể tận dụng lợi ích của chuyển đổi số như thế nào để tạo ra sự thống nhất, khoa học trong lưu trữ, góp phần dễ dàng khai thác tư liệu ảnh quý và quảng bá tác phẩm ra với công chúng? Mời quý vị cùng nghe kỳ cuối của loạt phóng sự về Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số với nhan đề “Bảo tàng số về nhiếp ảnh: Xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0”. (Làn sóng nghệ thuật 30/12/2022)
Ngày phát hành 21:54 | 29/12/2022
Lượt nghe: 786
Chiến tranh đã lùi xa, những người cầm máy ảnh ra chiến trường thuở ấy người còn, người mất. Việc lưu trữ những tư liệu ảnh quý vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân và không phải ai cũng đủ tin tưởng để “gửi gắm” tài sản của mình vào các Trung tâm lưu trữ. Khi tư liệu ảnh nằm rải rác ở nhiều nơi, không có một đầu mối thống nhất quản lý đang khiến cho việc bảo quản, lưu trữ và phát huy giá trị của tư liệu gặp những khó khăn như thế nào? Mời quý vị và các bạn cùng nghe phần 2 loạt phóng sự về lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số với nhan đề “Lưu trữ nhiếp ảnh - Chưa có một “nhạc trưởng”"... (Làn sóng nghệ thuật 27/12/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019
Lượt nghe: 756
Hơn 2600 tác phẩm của 430 nhiếp ảnh gia đến từ 8 quốc gia: Việt Nam, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Myanmar, Tây Ban Nha, Philippines và Nhật Bản tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế “Tự hào Hà Nội”. (Làn sóng nghệ thuật 18/10/2019)
Ngày phát hành 23:0 | 21/11/2021
Lượt nghe: 559
Đây là chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho các nhà làm phim Việt Nam tài năng, đang cần phát triển dự án điện ảnh một cách chuyên nghiệp. (Làn sóng nghệ thuật 12/11/2021)
Ngày phát hành 12:39 | 26/12/2020
Lượt nghe: 479
Phiên bản "Tom và Jerry" lần này là sự kết hợp giữa đồ họa máy tính và người đóng. Bộ phim dự kiến khởi chiếu vào tháng 3-2021. (Làn sóng nghệ thuật 24/11/2020)
Ngày phát hành 16:17 | 14/7/2022
Lượt nghe: 886
12 họa sĩ của nhóm “Tay trái” đồng hành, cùng khám phá mối liên hệ giữa nhiếp ảnh và hội họa. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2018
Lượt nghe: 595
“Xã hội hóa” đã thổi một luồng gió mới cho điện ảnh. 3 năm qua, 100 % số phim Việt Nam sản xuất và chiếu rạp đều của tư nhân, hầu hết thuộc dòng phim giải trí và không ít phim kém về nghề. (Làn sóng nghệ thuật 25/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019
Lượt nghe: 720
Tình trạng vi phạm tác quyền nhiếp ảnh gây ảnh hưởng tới quá trình sáng tạo của nghệ sĩ. (Làn sóng nghệ thuật 14/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020
Lượt nghe: 1003
Triển lãm với chủ đề về bình đẳng giới, công việc ổn định, hành động về khí hậu, giáo dục, sức khỏe v.v... thu hút sự tham gia của đông đảo nhiếp ảnh gia. (Làn sóng nghệ thuật 16/10/2020)
Ngày phát hành 22:20 | 11/4/2022
Lượt nghe: 587
Triển lãm giới thiệu 30 bức ảnh (10 ảnh màu và 20 ảnh trắng đen), trong đó hai bức ảnh “Sáng và tối” và “Thời gian số 7” đã được quốc tế vinh danh là những kiệt tác nhiếp ảnh của thế giới, (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 12:27 | 13/9/2024
Lượt nghe: 876
Phim 1982 là bộ phim về Hà Nội. Câu chuyện xoay quanh một gia đình nhiều thế hệ. Một người mẹ mất dần kí ức đột nhiên đi lạc. Những người con sợ bị lãng quên cố gắng liên kết lại trong một hành trình tìm mẹ nhưng thực ra là tìm lại bản thể của mình và hàn gắn những nứt vỡ vô hình. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 11:48 | 25/10/2022
Lượt nghe: 940
Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI tuyển chọn hơn 120 bộ phim của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11 phim truyện dài và 20 phim ngắn dự thi. Bộ phim “Hoa nhài” của đạo diễn Đặng Nhật Minh là tác phẩm điện ảnh duy nhất của nước ta dự thi liên hoan phim lần này. Đây là dịp tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật, có dấu ấn sáng tạo, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước... (Làn sóng Nghệ thuật 25/10/2022)
Ngày phát hành 11:13 | 12/10/2022
Lượt nghe: 942
Triển lãm “Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ 9” do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội và Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp tổ chức. Các tác phẩm được giới thiệu tới công chúng là những bức ảnh đoạt giải và những tác phẩm chất lượng được chọn lọc từ hàng nghìn tác phẩm dự thi. Mặc dù các tác phẩm được đánh giá cao hơn những năm trước nhưng lại chưa có tính đột phá. (Làn sóng Nghệ thuật 26/08/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 24/11/2018
Lượt nghe: 770
Gần 200 tác phẩm chọn lọc từ cuộc thi ảnh nghệ thuật “Biển, đảo quê hương” do Ban Tuyên giáo TƯ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức được triển lãm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội ghi lại những khoảnh khắc giản dị, chân thực, sinh động, góp thêm tiếng nói bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.(Làn sóng nghệ thuật 23/11/2018)
Ngày phát hành 20:25 | 12/9/2021
Lượt nghe: 479
Bộ phim được thực hiện trong 4 năm (2018 - 2021), phản ánh một cách có hệ thống, với cái nhìn chính sử, khách quan về cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. (Làn sóng nghệ thuật 03/9/2021)
Ngày phát hành 20:52 | 25/7/2021
Lượt nghe: 536
Triển lãm ảnh Công nghệ 3D trực tuyến của nhiếp ảnh gia Thái Phiên giới thiệu 28 bức ảnh nude. Người mẫu trong bộ ảnh là những huấn luyện viên tạo dáng trong các tư thế yoga. (Làn sóng nghệ thuật 02/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020
Lượt nghe: 654
Triển lãm của sinh viên Khoa Hội họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với đề tài và lối tư duy riêng về loại hình nghệ thuật đương đại đang ngày càng phát triển trên thế giới. (Làn sóng nghệ thuật 13/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2019
Lượt nghe: 693
Triển lãm ảnh "Dấu ấn" do CLB Phóng viên ảnh báo chí Hà Nội tổ chức đang diễn ra tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019). (Làn sóng nghệ thuật 21/6/2019)
Ngày phát hành 10:44 | 20/3/2023
Lượt nghe: 840
Trong một nền công nghiệp điện ảnh, các nhà làm phim cần được hỗ trợ quá trình sáng tạo và sự ủng hộ của xã hội - đó là vấn đề được nhiều diễn giả, khách mời quan tâm khi tham gia hội thảo quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển ngành công nghiệp điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á” do Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 14.3 vừa qua. (Làn sóng nghệ thuật 17/03/2023)
Ngày phát hành 15:11 | 31/3/2023
Lượt nghe: 1505
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nộ), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 tại Việt Nam năm 2023 (gọi tắt là VN23). Cuộc thi năm nay có nhiều điểm mới, hấp dẫn, thu hút đông đảo các tác giả tham gia, tiếp tục khẳng định là sân chơi ảnh nghệ thuật lớn, rất được các nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong nước và quốc tế mong đợi. (Làn sóng nghệ thuật 14/03/2023)
Ngày phát hành 22:23 | 25/8/2021
Lượt nghe: 795
Luật Điện ảnh năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) là văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh. Cùng với hội nhập quốc tế sâu rộng và trước sự vận động của đời sống xã hội, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kỹ thuật số, đặc biệt đứng trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, Luật Điện ảnh hiện hành bộc lộ những hạn chế, bất cập, không phù hợp với thực tế cần được nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp. (Làn sóng nghệ thuật 24/8/2021)
Ngày phát hành 20:48 | 17/4/2022
Lượt nghe: 569
Những năm qua, điện ảnh tài liệu nước ta như được thổi một làn gió mới với sự bứt phá của nhiều nhà làm phim, xuất hiện nhiều nhà làm phim trẻ và có sự khác biệt từ cách tiếp cận đề tài đến hình thức thể hiện. Tuy nhiên, với đặc trưng thể loại, phim tài liệu phải vừa làm sao đồng hành cùng cuộc sống , phản ánh sự thật, vừa chạm đến cảm xúc, trái tim của người xem, để tìm lại được vị trí xứng đáng trong nền điện ảnh nước nhà vẫn là câu hỏi khó giải đáp không chỉ với những nhà làm phim. Đây là nội dung kỳ 1 loạt phóng sự “Phim tài liệu: Làm sao để chạm đến cảm xúc khán giả?”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 21:1 | 5/10/2022
Lượt nghe: 794
Ngày 28/12/2021, bộ phim “Rừng thế mạng” của đạo diễn Trần Hữu Tấn ra rạp, mở đầu cho sự trở lại của những bộ phim thương mại tại các rạp chiếu sau nửa năm đình trệ vì dịch bệnh covid 19. Cũng từ đó, trong hơn nửa đầu năm nay, đã có gần 40 phim điện ảnh Việt ra rạp, chứng tỏ những nỗ lực không nhỏ của các nhà làm phim và ekip vẫn cố gắng duy trì các dự án sản xuất trong những điều kiện khó khăn, phức tạp của dịch bệnh. Tuy vậy, trước những thay đổi của thị hiếu khán giả, với những nhu cầu thưởng thức phim đa dạng, các nhà làm phim cũng phải có những điều chỉnh phù hợp. Sóng Covid chưa qua, sóng thị trường đã ập tới, họ cần phải làm gì để vượt qua những khó khăn đó? Đây cũng là nội dung loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực cất cánh” của phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6, kì đầu tiên với nhan đề: “Đại dịch Covid 19 và những cơn sóng thị trường”. (Làn sóng Nghệ thuật 23/09/2022)
Ngày phát hành 22:58 | 9/4/2022
Lượt nghe: 999
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải cho 28 tác phẩm xuất sắc nhất năm 2021, trong đó Cúp VAPA trao cho tác phẩm "Chốt kiểm soát bảo vệ biên giới phòng, chống Covid-19"của tác giả Huỳnh Văn Truyền (Đà Nẵng); 3 giải A; 9 giải B và 15 giải C. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2018
Lượt nghe: 803
Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm) chính thức đi vào hoạt động với hình thức dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu của đời sống mỹ thuật, nhiếp ảnh. Trung tâm thực hiện giám định tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và tác phẩm nhiếp ảnh; giám định việc sao chép tác phẩm, xác định bản quyền tác giả, tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh. (Làn sóng nghệ thuật 11/12/2018)
Ngày phát hành 23:52 | 26/6/2021
Lượt nghe: 1015
Chương trình nhiếp ảnh do Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức với sự tham gia của Không gian nhiếp ảnh Matca, Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom, Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá, mong muốn đem đến công chúng cách tiếp cận khác biệt, sáng tạo trong hoạt động thị giác, đồng thời quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp của nhiều vùng miền đất nước và thế giới. (Làn sóng nghệ thuật 11/5/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2018
Lượt nghe: 1506
Ba Lan là một quốc gia có nền điện ảnh lớn với nhiều bộ phim đoạt giải cao tại các Liên hoan phim quốc tế danh tiếng như Cannes, Toronto, Oscar… Đây cũng là quê hương của nhiều đạo diễn nổi tiếng thế giới như: Andzey Vajda, Roman Planski... Hội thảo “Tiêu điểm điện ảnh Ba Lan” trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ V - 2018 chia sẻ những kinh nghiệm phát triển điện ảnh của đất nước này. (Làn sóng nghệ thuật 30/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2019
Lượt nghe: 1095
Đề cập đề tài gia đình và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Hàn Quốc, bộ phim “Ký sinh trùng” là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Xứ sở Kim chi đoạt giải Cành cọ Vàng tại LHP Cannes. (Làn sóng nghệ thuật 09/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2019
Lượt nghe: 668
Nối tiếp thành công của bộ phim “Hai Phượng”, điện ảnh nước nhà lại có một bộ phim sắp được công chiếu tại Mỹ và Australia. (Làn sóng nghệ thuật 19/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2018
Lượt nghe: 1186
Triển lãm ảnh về Làng nghề phố nghề Hà Nội; Sắc gốm Bát Tràng trong lòng Hà Nội; Trao đổi với nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam) về tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc. (Làn sóng nghệ thuật 12/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 780
Triển lãm giới thiệu 79 bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam, ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp về đời sống của chim hải âu và sếu đầu đỏ. (Làn sóng nghệ thuật 25/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2019
Lượt nghe: 666
150 bức ảnh của các nhà báo: Nguyễn Đăng Phát, Lê Phúc Nguyên, Phạm Tiến Dũng, Vũ Huyến, Nguyễn Vinh Quang giới thiệu về đất nước, con người Nga và những hoạt động đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay. (Làn sóng nghệ thuật 08/11/2019)
Ngày phát hành 12:48 | 17/4/2022
Lượt nghe: 610
Những hình ảnh tư liệu quý của bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ được giới thiệu đến công chúng về sự thay đổi cùa áo dài theo chiều dài lịch sử. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2020
Lượt nghe: 1660
Từ năm 1948 cho đến năm 1964, nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định được giao nhiệm vụ chụp ảnh Bác Hồ. Năm 2000, ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 19/5/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2019
Lượt nghe: 704
NSND Nguyễn Khắc Lợi tạo dấu ấn với những bộ phim do ông đạo diễn, như “Tướng về hưu”, “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, “Tiếng cồng định mệnh”. (Câu chuyện nghệ thuật 29/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2020
Lượt nghe: 942
Qua mỗi tác phẩm nhiếp ảnh ý niệm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lại Hiển, người xem đều cảm nhận một tâm hồn nghệ sĩ đầy cảm xúc cùng những trăn trở về nghệ thuật, về thân phận con người và cuộc sống nhân sinh. (Câu chuyện nghệ thuật 03/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2018
Lượt nghe: 2302
Sự ra đời của một bức ảnh nổi tiếng về Việt Nam do một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6 - 1845 dưới chân núi bán đảo Sơn Trà; "Gương mặt nghệ sĩ": NSND Phạm Anh Phương - trọn đời với nghệ thuật múa. (Câu chuyện nghệ thuật 09/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 30/4/2019
Lượt nghe: 1060
Ngày 5/6/1911, trên con tàu Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (với tên mới là Văn Ba) đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước. Người làm nhiều nghề, trong đó có nghề ảnh khi hoạt động cách mạng ở Pháp. (Câu chuyện nghệ thuật 26/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/2/2019
Lượt nghe: 647
Nhiếp ảnh đã trở thành một nghề kinh doanh có uy tín và mang lại lợi ích cho xã hội. Trong thế kỷ 20, các hiệu ảnh ngày càng phát triển. (Câu chuyện nghệ thuật 15/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2019
Lượt nghe: 654
Đầu thế kỷ 20, các thợ ảnh của làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá đã làm chủ nhiều hiệu ảnh nổi tiếng trong nước. (Câu chuyện nghệ thuật 01/02/2019)
Ngày phát hành 22:38 | 10/5/2021
Lượt nghe: 2195
Hơn 60 năm cầm máy, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồng Trọng Mậu để lại dấu ấn bằng những tác phẩm nghệ thuật được giải thưởng trong nước và quốc tế: “Trên đường về” - Giải Đặc biệt của cuộc thi “Biennate photo monochrome FIAP” năm 1997; “Gương mặt nông thôn” - Giải Ba triển lãm toàn quốc năm 1988 của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; “Yên ả trung du” - Giải Xuất sắc năm 1999 của Hội NSNA Việt Nam; “Mạ xuân” - Giải thưởng VHNT Thủ đô năm 2010. (Câu chuyện nghệ thuật 07/5/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2019
Lượt nghe: 1467
Nhắc đến hiệu ảnh Viễn Kính, người làm nghề hẳn không quên những bức ảnh nghệ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn xưa qua góc máy và bàn tay tài hoa của những người thợ ảnh gốc làng Lai Xá. (Câu chuyện nghệ thuật 05/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2018
Lượt nghe: 2374
Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua những bức ảnh quí giá giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu về một giai đoạn lịch sử nước nhà. (Câu chuyện nghệ thuật 16/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/8/2019
Lượt nghe: 697
Hai thợ ảnh có tay nghề: Lê Văn Thi và Nguyễn Văn Phú được bầu làm Hội trưởng và thư ký. Hội Ái hữu nhiếp ảnh Nam Kỳ duy trì hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám 1945. (Câu chuyện nghệ thuật 09/8/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 8/7/2019
Lượt nghe: 725
Thành lập tháng 9/1939, Hội Ái hữu thợ ảnh Hà Nội hoạt động công khai với khoảng 30 hội viên do ông Ngô Lê Động làm Hội trưởng. (Câu chuyện nghệ thuật 05/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2019
Lượt nghe: 919
Hiệu ảnh Hương Ký (phố Hàng Trống, Hà Nội) - một cửa hiệu kinh doanh bề thế đã tạo nên thương hiệu và rất thu hút khách hàng lúc bấy giờ. (Câu chuyện nghệ thuật 26/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2019
Lượt nghe: 1165
Mặc dù không chọn nhiếp ảnh là con đường nghệ thuật theo đuổi từ những năm tháng tuổi trẻ, chỉ chụp ảnh khi đã nghỉ hưu, nhưng tác phẩm của ông luôn tạo ấn tượng đặc biệt với người xem, tiêu biểu như: “Thanh bình”, “Những cô gái quê lụa Hà Đông”, “Tuổi thơ”, “Cháu yêu chú bộ đội”, “Xuân về”…(Câu chuyện nghệ thuật 02/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2019
Lượt nghe: 730
Kho tàng ký ức về các ngôi sao hàng đầu làng giải trí miền Nam. (Câu chuyện nghệ thuật 15/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2019
Lượt nghe: 801
Lai Xá là làng nghề nhiếp ảnh truyền thống duy nhất ở nước ta. Điều đặc biệt ở Lai Xá: cha truyền nghề cho con trai, anh truyền nghề cho em (nhưng không truyền cho con gái). Các hiệu ảnh mang chữ “Ký” hoặc chữ “Lai” là của người làng Lai Xá như Khánh Ký, An Ký, Vĩnh Ký hoặc Kim Lai, Mỹ Lai v.v…(Câu chuyện nghệ thuật 15/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2019
Lượt nghe: 877
Có mặt tác nghiệp tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 là các nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản, Võ An Ninh, Đinh Đăng Định, Vũ Năng An…(Câu chuyện nghệ thuật 06/9/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2019
Lượt nghe: 795
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản (1917 - 1993) là tác giả của rất nhiều bức ảnh về những khoảnh khắc trọng đại của dân tộc, như Cách mạng tháng Tám năm 1945; Lễ Độc lập 2/9/1945 v.v...Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt I) năm 1996. (Câu chuyện nghệ thuật 04/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2020
Lượt nghe: 2346
Hơn 15 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiếp ảnh gia Võ An Khánh đã có hàng nghìn bức ảnh, nhiều nhất là đề tài chiến đấu và phục vụ chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007. (Câu chuyện nghệ thuật 11/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2019
Lượt nghe: 701
Những bức ảnh ghi lại các nhiệm vụ cấp bách như diệt "giặc đói", "giặc dốt"...góp phần tuyên truyền chủ trương, biện pháp của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Câu chuyện nghệ thuật 01/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2019
Lượt nghe: 841
Tháng 5 năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội, đứng ra thành lập Chính phủ Bình dân. Tháng 7 năm 1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định chủ trương mới. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương bao gồm các giai cấp, đảng phái; đoàn thể v.v…tán thành cải cách dân chủ và tiến bộ để đòi quyền lợi dân chủ. Hòa trong không khí lúc bấy giờ, hoạt động báo chí nói chung, nhiếp ảnh nói riêng rất sôi nổi. (Câu chuyện nghệ thuật 31/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019
Lượt nghe: 731
Hòa cùng không khí sôi sục đấu tranh giành chính quyền tháng 8-1945, các nhiếp ảnh gia đã ghi lại những hình ảnh vô cùng quý giá về cuộc cách mạng “long trời, lở đất” trong những ngày mùa thu lịch sử. (Câu chuyện nghệ thuật 16/8/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019
Lượt nghe: 1564
Những bức ảnh là tư liệu quý về một thời kỳ lịch sử dưới chế độ thuộc địa. (Câu chuyện nghệ thuật 12/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2018
Lượt nghe: 1481
Người sáng lập hiệu ảnh Khánh Ký nổi tiếng một thời là ông Nguyễn Đình Khánh. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ông đã mở nhiều hiệu ảnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn…. (Câu chuyện nghệ thuật 27/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2018
Lượt nghe: 1807
Lập nghiệp ở vùng đất phương Nam, những người con của làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá đã ghi lại bao khoảnh khắc về cuộc sống và sự đổi thay của Sài Gòn xưa, TP Hồ Chí Minh năng động, hiện đại ngày nay. (Câu chuyện nghệ thuật 13/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/10/2019
Lượt nghe: 791
Mặc dù đến với nhiếp ảnh khá muộn, nhưng với sự say mê, ham học hỏi và sáng tạo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Ngọc Phan đã có hàng nghìn bức ảnh mang đậm chất nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 11/10/2019)
Ngày phát hành 16:13 | 19/7/2024
Lượt nghe: 1535
Đạo diễn, NSND Lê Thi là Tổng đạo diễn 90 tập phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”, tái hiện một cách đầy đủ, có hệ thống quá trình phát triển của dân tộc ta từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra thời đại Hồ Chí Minh. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 26/9/2019
Lượt nghe: 1117
Bao nhiêu năm qua, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo đã lưu lại nhiều bức ảnh chân thực, giàu cảm xúc về mảnh đất ngàn năm văn hiến. (Câu chuyện nghệ thuật 27/9/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2019
Lượt nghe: 694
Trong thế kỷ 20, người làng Lai Xá vào Sài Gòn làm nghề ảnh. Họ lập nghiệp và mở nhiều hiệu ảnh nổi tiếng ở vùng đất phương Nam. (Câu chuyện nghệ thuật 19/02/2019)
Ngày phát hành 12:57 | 3/1/2021
Lượt nghe: 1953
Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng đã có 20 giải thưởng ảnh trong nước và quốc tế; tổ chức gần 10 triển lãm và xuất bản 4 cuốn sách ảnh. Đề tài mà ông tâm huyết là chụp các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Câu chuyện nghệ thuật 25/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2019
Lượt nghe: 1563
“Ông Nguyễn (tức Nguyễn Ái Quốc) bắt tay vào việc học làm báo. Thường lui tới tòa báo Dân chúng, ông làm quen với những người Pháp khác trong đó có chủ bút tờ Đời sống thợ thuyền...Trong thời gian ở Paris, ông Nguyễn sống rất cực khổ. Để kiếm tiền, ông Nguyễn làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh. Chính cụ Phan Chu Trinh đã dạy cho ông Nguyễn nghề này.” (trích từ cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên). (Câu chuyện nghệ thuật 03/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2018
Lượt nghe: 1583
Ông Nguyễn Đình Khánh (1874 - 1946) là chủ hiệu ảnh Khánh Ký nổi tiếng cách đây hơn một thế kỷ. Ông được hậu thế tôn vinh là Cụ tổ nghề ảnh của làng Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. (Câu chuyện nghệ thuật 11/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019
Lượt nghe: 1317
Cùng nhà nghiên cứu - lý luận – phê bình nhiếp ảnh Vũ Đức Tân tiếp tục tìm hiểu về hoạt động của nhiếp ảnh nước nhà thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương. (Câu chuyện nghệ thuật 14/6/2019)
Ngày phát hành 22:14 | 1/5/2021
Lượt nghe: 1883
Nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến (nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh) đã được tặng các giải thưởng về nhiếp ảnh trong nước và quốc tế. Ông đã được phong tặng “Nghệ sĩ Nhiếp ảnh có cống hiến xuất sắc”. (Câu chuyện nghệ thuật 16/4/2021)
Ngày phát hành 23:30 | 26/7/2021
Lượt nghe: 2061
Sự nỗ lực của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Phan (hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam) đã được ghi nhận bằng các giải thưởng về nhiếp ảnh cũng như báo chí. (Câu chuyện nghệ thuật 09/07/2021)
Ngày phát hành 10:46 | 20/3/2023
Lượt nghe: 789
Với đặc trưng là loại hình nghệ thuật đặc biệt, chép sử bằng hình ảnh-nhiếp ảnh đã, đang là một trong những công cụ tuyên truyền đắc lực, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Trải qua 70 xây dựng và phát triển, nền nhiếp ảnh đã để lại một kho sử bằng hình ảnh quý giá, đầy tự hào về chặng đường đấu tranh giành độc lập và đổi mới đi lên của đất nước. Vậy ngành Nhiếp ảnh và Chiếu bóng được thành lập dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào? Cuộc trò chuyện sau đây giữa phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ và nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến phần nào giúp các bạn có câu trả lời:
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2015
Lượt nghe: 1552
Đất và Người Hà Nội qua góc máy, cảm nhận của người nước ngoài như thế nào? Hội nghị Người viết văn trẻ Hà Nội lần thứ 2 sau 22 năm gián đoạn có thu được kết quả như Ban Tổ chức mong muốn hay không? Những câu chuyện kể về một người có tên là Hổ khi gặp 5 con hổ sẽ như thế nào? Câu trả lời có trong chương trình Điểm hẹn văn nghệ phát sóng 03+07+10+14/10
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2015
Lượt nghe: 1550
Mượn hình ảnh của cỏ để suy ngẫm về cuộc đời con người và trách nhiệm của thi nhân; Lễ ra mắt cuốn Truyện Kiều in song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Nga có điểm gì đáng chú ý; Trong lễ cưới mà thiếu mất chai rượu và cơi trầu thì có ảnh hưởng gì tới cuộc sống hôn nhân của chú rể và cô dâu không? Câu trả lời sẽ có trong chương trình Điểm hẹn văn nghệ ( phát sóng 14+18+21+25/11)
Ngày phát hành 14:37 | 20/9/2021
Lượt nghe: 760
Quân đội nhân dân, dù trong thời chiến hay thời bình, thời nào cũng vì nhân dân mà phục vụ. Hình ảnh các anh nhường doanh trại, giường chiếu cho người dân ở nơi cách ly dịch bệnh hay băng rừng, trèo đèo, lội suối cứu người bị nạn và giúp dân gặt lúa, dọn dẹp nhà cửa, trường học nơi mưa bão, lũ lụt, sạt lở…có sức lay động biết nhường nào. Và trong những ngày này, cả nước đang dốc sức chống dịch Covid-19, bộ đội còn đi chợ, vận chuyển lương thực, thực phẩm giúp người dân ở tâm dịch TP.HCM. Hơn tất cả mọi lời nói, điều ấy góp phần tô thắm, lan tỏa hình ảnh anh “bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới...Thật dễ thương, khi nhà thơ Phạm Vân Anh gọi họ là những “Shiper áo lính” trong bút ký của mình (Văn nghệ 21/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2017
Lượt nghe: 1791
Có nhiều điều để ấn tượng với một bộ phim như "Bao giờ cho đến tháng Mười": câu chuyện về tình yêu, về sự hi sinh của một thời, gương mặt cực kì xi-nê của diễn viên Lê Vân (trong vai Duyên) “khi tựa gối, khi cúi đầu – khi vò chín khúc khi chau đôi mày”, hay từ một vài trích đoạn điển hình trong phim. Nhưng sau tất cả, những điều đó hẳn đều xuất phát từ một sự rung cảm vừa rất cá nhân, riêng tư lại vừa rất chung, rất quen thuộc:“Bao giờ cho đến tháng Mười/ Lúa chín trên cánh đồng giông bão/ Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi/ Những mất mát hi sinh chịu đựng khổ đau/ Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu…”. (Điểm hẹn Văn nghệ 22/4/2017)
Ngày phát hành 22:30 | 1/5/2021
Lượt nghe: 2112
“Cả hai không xếp hành lý, thậm chí không lấy ghe, cứ ào xuống nước bơi về phía bờ mà ai cũng biết là đã không còn bờ từ nước đuổi. Sau lưng, bè rau càng lúc càng rực rỡ. Ngọn đèn chong Sáo kê sát vách mùng giờ chắc đã bén lửa lan vào tận những đụn rơm phía ngoài. Người đàn ông bơi cạnh Sáo không một lần ngoái lại. Sáng hôm qua khi tiễn con gái nhỏ trở vô trong chợ, anh ta đã xiết nó đến nỗi nó kêu đau. Như không có lần sau. Giây phút đó Sáo nhận ra thứ anh ta quý nhất, đến nỗi sẵn sàng từ bỏ tất cả để có được. Là Sáo.” (Truyện ngắn “Nước như nước mắt” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) (Điểm hẹn văn nghệ 17/4/2021)
Ngày phát hành 16:26 | 17/7/2021
Lượt nghe: 1458
“May đi như chạy ra sân, đầu va cả vào dây phơi treo đậu tương, định ra rồi vào luôn để mẹ Già không biết. Nhưng vừa đi qua sân bất chợt May sững lại. Ngay trước mặt May, chỉ cách hai bước chân là mẹ Già. Mẹ Già quay lưng lại phía May, đầu cúi xuống, tấm khăn tuột trên vai, tay mẹ Già đang nắm chặt thanh gỗ cài hai cánh cổng...May bíu lấy gốc lê, cố thở thật khẽ. Ánh trăng cuối tuần mờ quá. Gió lạnh từ trong khe núi ào ra, mấy chiếc lá lê già còn sót lại rụng nốt, quệt vào bờ rào đá lạt sạt...” (Truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thúy). (Điểm hẹn văn nghệ 22/05/2021)
Ngày phát hành 15:53 | 24/3/2022
Lượt nghe: 1694
Là một nhà báo, tác giả Lưu Vĩ Lân đã có nhiều bài viết về vùng đất Quảng Trị. Năm 1994, ông đã xuất bản cuốn sách “Trở về chiến trường xưa” để hướng dẫn tham quan nơi này và các địa danh diễn ra cuộc đấu tranh lịch sử tại đây. Sau 24 năm, ám ảnh về vùng đất Quảng Trị, nơi có vĩ tuyến 17 chia đôi đất nước, có Đường 9 cắt ngang đại ngàn Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh huyền thoại trở thành một trong những thôi thúc để tác giả Lưu Vĩ Lân viết tiểu thuyết “Mật đạo”, mà sau này hợp thành một bộ ba cùng với “Ngẫu tượng” và “Nghiệp chướng”.
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2020
Lượt nghe: 1107
Bộ phim xoay quanh câu chuyện về công việc và tình yêu của nhân vật nữ chính Beth - cô gái hồn nhiên nhưng cũng rất bản lĩnh trong cuộc sống. (Điểm hẹn văn nghệ 16/5/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2015
Lượt nghe: 2083
Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân: hướng đi hiệu quả trong điện ảnh? (Câu chuyện phóng viên); Phim tài liệu "Trường Sa - Việt Nam" qua cảm nhận của khán giả (Thưởng thức tác phẩm); Chuyện vui về nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi và nhà thơ Vương Tùng Cương (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn Văn nghệ 12/12 + 16/12/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2018
Lượt nghe: 953
Điện ảnh Việt Nam mong muốn sánh ngang với nền điện ảnh trong khu vực và trên thế giới thì cần thêm những điều kiện gì? Phóng viên Bùi Dũng (Phụ trách chuyên trang về lĩnh vực nghệ thuật của báo Tuổi trẻ) sẽ có những chia sẻ trong chuyên mục “Câu chuyện phóng viên”. Giai điệu trữ tình của ca khúc “Chiều quê” (thơ Vũ Dậu, nhạc Dương Toàn Thiên) đã đưa người nghe hòa vào một miền quê đang vào vụ gặt. Quý vị thính giả sẽ cảm nhận được sự ấm áp thấm đượm tình quê qua những phân tích của nhà thơ Phạm Đức trong chuyên mục “Thơ phổ nhạc”. Phim tài liệu “Tâm tình của gốm” của đạo diễn Hoàng Hà Lê là một trong những bộ phim được trình chiếu trong Liên hoan phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 9. Tác phẩm có cách tiếp cận độc đáo về làng gốm sứ Bát Tràng trong sự chuyển mình để thích ghi với đời sống xã hội đang phát triển mạnh mẽ (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 30/06/2018)
Ngày phát hành 16:17 | 21/3/2023
Lượt nghe: 1310
Cuộc thi do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) tổ chức với sự bảo trợ nghệ thuật của Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP), Hiệp hội Hình ảnh không biên giới Pháp (ISF) thu hút được hơn 10.300 tác phẩm của hơn 1.000 tác giả của 32 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, với 4 chủ đề: Tự do cho ảnh màu, Tự do cho ảnh đơn sắc, Trẻ em và Ý tưởng. Các tác giả Việt Nam nhận Huy chương vàng: Nguyễn Anh Tuấn với tác phẩm “Ký ức thời gian”, Đặng Kế Đức với tác phẩm “Một đời gắn bó”, Lê Thanh Sơn với tác phẩm “Trẻ em và mùa xuân”, tác giả Nguyễn Thị Vân với tác phẩm “Ngày hè”. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2016
Lượt nghe: 1734
Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm nay có gì mới (Câu chuyện phóng viên). Vẻ đẹp của những bức ảnh về Hà Nội và muôn mặt đời sống của nhà nhiếp ảnh Lê Vượng - người vinh dự nhận Giải thưởng lớn Bùi Xuân Phái năm nay (Thưởng thức tác phẩm). Nhà thơ Tô Như Châu và nhạc sĩ Trần Quang Lộc đều chưa một lần tới Thủ đô. Vậy mà qua những câu chuyện kể của bạn bè hai tác giả đã tạo ra nhạc phẩm "Có phải em mùa thu Hà Nội" say đắm lòng người (Thơ phổ nhạc). Lời nhắc nhở nhẹ nhàng của nhà văn Nguyễn Tuân dành cho cậu bé chưa có ý thức xếp hàng sẽ là bài học thiết thực cho nhiều người cần hình thành thói quen xếp hàng nơi công cộng (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn văn nghệ 17/9 + 22/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2015
Lượt nghe: 1402
Các hoạt động phong phú, kết quả đáng ghi nhận và những khó khăn, thách thức của điện ảnh VN (Câu chuyện phóng viên); Nhà thơ Thanh Tịnh đi hát cô đầu; Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét cấp dưới; Nhà văn Nguyễn Công Hoan dạy toán (Giai thoại Văn nghệ sĩ) (Điểm hẹn văn nghệ 25/7+29/7/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019
Lượt nghe: 971
Bộ phim của đạo diễn Trần Mỹ Hà (Hãng phim Giải phóng sản xuất) đề cao bản lĩnh, nghị lực phi thường của một cô gái trẻ quyết tâm khôi phục lại nghề làm nước mắm truyền thống của gia đình đang có nguy cơ bị mất. Hải Nguyệt cũng là vai chính đầu tiên của nghệ sĩ Hồng Ánh với “Nghệ thuật thứ bảy”. (Điểm hẹn văn nghệ 13/7/2019)
Ngày phát hành 23:33 | 26/6/2021
Lượt nghe: 2077
Với chi phí sản xuất khoảng 43 tỉ đồng, bộ phim của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn được đầu tư kỹ xảo, kể về hành trình của cậu bé Tý Sún mồ côi cha cùng ba người bạn thân là Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo bỏ nhà đi tìm lời giải đáp bí ẩn về cha của Tý. (Điểm hẹn văn nghệ 08/5/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2018
Lượt nghe: 923
Mở đầu chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ với phóng viên Phương Thúy để nghe chị chia sẽ những cảm nhận về triển lãm tranh: “Những phác thảo tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí”. Tiếp đó, trong chuyên mục “Thưởng thức tác phẩm” mời các bạn cùng nghe những chia sẻ của bạn Cấn Thị Huyền- K60 Văn học, trường Đại học KHXH & NV- ĐHQGHN về bộ phim “Trăng nơi đáy giếng” của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn. Ngoài ra, chương trình còn có những nội dung hấp dẫn khác như: Chia sẻ của nhạc sĩ Trần Thanh Tùng khi ông phổ nhạc ca khúc “Nơi em về làm dâu” từ bài thơ “Sông Cầu” của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Phần cuối chương trình là giai thoại về nhà thơ Đỗ Trung Lai. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 26/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2017
Lượt nghe: 1323
Tập ảnh ký sự "Hà Nội dấu yêu" của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo với gần 200 bức ảnh đen trắng chụp về người lao động ở thủ đô trong gần 40 năm vừa được nhận Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội ở hạng mục "Tác phẩm" (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). Bài hát "Cơn bão nghiêng đêm" (nhạc Thanh Tùng, thơ Tế Hanh) là nét nhạc trầm, một tiếng thở dài của đôi lứa yêu nhau khi không đến được với nhau (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Những đóng góp của ngành sân khấu nước nhà cùng một số mong muốn của các nghệ sĩ trong ngày "Sân khấu Việt Nam" (Chuyên mục "Câu chuyện phóng viên"). (Điểm hẹn văn nghệ 07/10/2017)