Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 287 kết quả

"Ông lão vẽ tranh": Nghệ thuật vị nhân sinh

Ngày phát hành 11:27 | 4/3/2024

Lượt nghe: 1434

Nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe không có tên cụ thể, nhà văn chỉ gọi là ông lão vẽ tranh. Sau hơn 60 năm lưu lạc, ông tìm về quê ngoại của mình để sống những năm tháng cuối đời. Hàng ngày, ông vẽ tranh truyền thần hoặc vẽ theo yêu cầu cho các khách gần xa mà không đòi hỏi công xá, ai muốn đưa bao nhiêu cũng được. Ông đều vui vẻ và luôn vẽ bằng cả tấm lòng của mình. Có thể nói, ông lão vô danh ấy là một nghệ sĩ đích thực, mỗi bức tranh của ông mang lại sự xúc động cho người xem và thu phục cả nhân tâm con người. Cho đến một ngày không nhận vẽ truyền thần nữa, dường như ông lão bước vào một giai đoạn thật đặc biệt, đó là vẽ như trả món nợ ân tình với quê hương, vẽ như để tổng kết cuộc đời của mình. Ông vẽ mải miết như quên hết thời gian. Cho đến bức vẽ cuối cùng, ông dồn hết tâm lực để vẽ một bãi cỏ mùa xuân với cô gái nhỏ hàng ngày giúp việc cho ông, bé Hồng. Chính bức tranh ấy đã biến Hồng, vốn được giới thiệu trong phần đầu truyện là một đứa bé câm và dở người, đã thốt lên nghẹn ngào tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời của mình. Qua hình tượng ông lão vẽ tranh, nhà văn đã gửi tới người đọc, người nghe những thông điệp thật sâu sắc. Thứ nhất, người nghệ sĩ không thể sáng tạo nếu thiếu đi quê hương và nguồn cội. Thứ hai, nghệ thuật đích thực phải mang đến những giá trị tích cực cho đời sống con người, khiến con người trở nên tốt đẹp hơn. Đó chính là tinh thần nghệ thuật vị nhân sinh. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Chùm truyện ngắn: "Nghệ thuật nhìn", "Người gác rừng si tình","Nỗi khổ của kẻ nhạy cảm"

Chùm truyện ngắn:

Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2015

Lượt nghe: 1574

Chất hài hước tạo ra tiếng cười kín đáo, tạo hiệu ứng đả kích sâu sự lố bịch kệch cỡm của nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại tinh tế, các tình tiết thông minh, bất ngờ thú vị ở đoạn kết cùng sự sắp đặt khéo léo đã tạo hiệu ứng phê phán cao. Ai đó sẽ thấy thấp thoáng hình bóng thân quen trong các nhân vật của nhà văn Ba Lan Slawomir Mrozek. (Đọc truyện đêm khuya 02/09)

Đời sống nghệ thuật trong hai truyện ngắn “Nỗi sợ” và “Đục kén chui ra” của nhà văn Lê Anh Hoài

Đời sống nghệ thuật trong hai truyện ngắn “Nỗi sợ” và “Đục kén chui ra” của nhà văn Lê Anh Hoài

Ngày phát hành 8:53 | 4/8/2022

Lượt nghe: 979

Câu chuyện nghệ thuật và nghệ sĩ vốn xuất hiện thường trực trong sáng tác của nhà văn Lê Anh Hoài. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi trong “Nỗi sợ” hay “Đục kén chui ra”, người đọc người nghe được tiếp cận với một thế giới nghệ thuật và nghệ sĩ một cách đậm đặc và cận cảnh. Thế giới ấy không hề hoa mĩ mà thực tế đến trần trụi. Đằng sau những lời có cánh là những toan tính bán mua, là gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nhân vật nghệ sĩ trong sáng tác của anh cũng không phải là những người chân không chạm đất. Họ cũng có những phút lóe sáng trời cho. Nhưng nhiều hơn vẫn là mồ hôi đổ xuống, là thất bại nhiều hơn thành công và những chua chát đôi khi không ai hay ai biết. Chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được. Và giữa bao nhiêu nỗi sợ, người nghệ sĩ chỉ có thể chọn không sợ gì. Vì khi sợ, người ta không thể làm được gì cả. Càng không thể “đục kén chui ra” để làm nghệ thuật. Truyện của Lê Anh Hoài không dễ đọc, đọc phát thanh lại càng khó. Những trúc trắc trong câu từ hoặc sự miên man đắm chìm trong suy tưởng của nhân vật chính khiến truyện “không nệ vào sự kiện mà giống như một ý niệm”, “nghiêng về biểu đạt hơn là mô tả” (chữ dùng của nhà phê bình Phùng Gia Thế). Tuy nhiên, có lẽ chúng ta nên coi đây là một thử thách trong việc thưởng thức một thể nghiệm nghệ thuật ngôn từ của người nghệ sĩ đa tài này. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Đêm nghệ thuật “Vừng ơi – mở cửa” và câu chuyện ngày trở về

Đêm nghệ thuật “Vừng ơi – mở cửa” và câu chuyện ngày trở về

Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2018

Lượt nghe: 1240

Từ tập thơ “Vừng ơi mở cửa” được trở lại đời sống văn học sau gần 30 năm, các cựu sinh viên Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày nào tiếp tục hội tụ trong đêm thơ - nhạc - kịch “Vừng ơi - mở cửa” sẽ được tổ chức trong những ngày cuối tuần này (Tiếng thơ 05/12/2018)

Đấu giá tranh nghệ thuật "Vẽ lên cổ tích"

Đấu giá tranh nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2020

Lượt nghe: 587

Cùng những thông tin về buổi triển lãm - đấu giá tranh nghệ thuật “Vẽ lên cổ tích” do Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp cùng quỹ Thiện Nhân và những người bạn tổ chức, trong chương trình này còn rộn vang tiếng cười vui từ tiểu phẩm "Chú ếch cốm" lí lắc đáng yêu... (Văn nghệ thiếu nhi 10/06/2020)

Giấy dó - Chất liệu của nghệ thuật truyền thống và hiện đại

Giấy dó - Chất liệu của nghệ thuật truyền thống và hiện đại

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019

Lượt nghe: 1030

Giấy dó không chỉ được các nghệ nhân dùng để làm tranh dân gian mà ngày nay nhiều nghệ sĩ đã tìm về với chất liệu dân tộc để thể hiện các tác phẩm đương đại. Nhưng thực tế đáng lo là nghề làm giấy dó đang bị mai một. Vì thế, dự án Zó Project đã ra đời nhằm bảo tồn và phát triển nghề giấy dó đấy các bạn ạ!

Hý hoáy cùng nghệ thuật

Hý hoáy cùng nghệ thuật

Ngày phát hành 15:38 | 24/5/2022

Lượt nghe: 291

Tình hình dịch bệnh ở nước ta đã được kiểm soát tốt cũng là thời điểm trở lại những sân chơi cộng đồng bổ ích nói chung và sân chơi nghệ thuật nói riêng. Vào cuối tuần qua, nhiều bạn nhỏ đã vô cùng háo hức khi được cùng nhau sáng tạo với hoa, với lá trong một hoạt động của CLB Nghệ thuật Hý hoáy đấy... (Văn nghệ thiếu nhi 18/05/2022)

Khám phá phòng trưng bày nghệ thuật

Khám phá phòng trưng bày nghệ thuật

Ngày phát hành 22:17 | 11/3/2024

Lượt nghe: 513

Các phòng trưng bày hay bảo tàng là nơi lưu giữ nhiều giá trị nghệ thuật quý giá. Thế nhưng không phải bạn nào cũng hiểu rõ về giá trị, tầm quan trọng cũng như những điều thú vị mà các phòng trưng bày hay bảo tàng nghệ thuật mang lại. Chúng mình có thể tìm hiểu thông tin qua cuốn sách “Khám phá phòng trưng bày nghệ thuật” do Công ty San Hô Books phát hành nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 28/02/2024)

Lê Doãn Thái Bình - Chàng sinh viên gen Z theo đuổi nghệ thuật truyền thống

Lê Doãn Thái Bình - Chàng sinh viên gen Z theo đuổi nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 21:10 | 25/8/2022

Lượt nghe: 675

Ngoài đam mê kịch nói, thì Lê Doãn Thái Bình còn dành toàn bộ tâm huyết và thời gian để tiếp cận với nghệ thuật hát chèo, hát xẩm và chầu văn. Thái Bình là thành viên tích cực của Dự án Chèo 48h. Bật mí là anh ấy có thể vào các vai nữ rất ngọt đấy nhé! (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 23/08/2022)

Mai Châu Anh cô bạn đam mê nghệ thuật

Mai Châu Anh cô bạn đam mê nghệ thuật

Ngày phát hành 15:14 | 29/6/2023

Lượt nghe: 385

Mai Châu Anh có niềm yêu thích đặc biệt với thiết kế logo, sáng tác đồ họa. Tài năng của bạn ấy cũng được ghi nhận bằng các giải thưởng tại một số cuộc thi như: Giải nhất cuộc thi “Em yêu biển đảo Việt Nam”, Giải ba cuộc thi thiết kế Logo nhân kỷ niệm 50 quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vương quốc Anh... (Văn nghệ thiếu nhi 21/06/2023)

Múa rối nước: Nghệ thuật truyền thống của dân tộc

Múa rối nước: Nghệ thuật truyền thống của dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2017

Lượt nghe: 1195

Chúng mình đã cùng "Trang nghệ thuật" tìm hiểu bộ môn nghệ thuật "Múa rối tay", "Múa rối dây" rồi có đúng không nào? "Trang nghệ thuật" tuần này, các em cùng tìm hiểu nghệ thuật "Múa rối nước" cùng nghệ nhân Phạm Khắc Xoa (Chủ nhiệm Phường Rối nước Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) nhé! ( Văn nghệ thiếu nhi 11/10/2017)

Chương trình nghệ thuật "Trung thu miền Ban trắng": Quà tặng ý nghĩa dành cho thiếu nhi Sơn La

Chương trình nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019

Lượt nghe: 786

“Trung thu miền ban trắng” là chủ đề của chương trình “Đêm hội trăng rằm 2019”, diễn ra tại Nhà thiếu nhi tỉnh Sơn La, thành phố Sơn La, do Ban Âm nhạc (VOV3) và Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà thiếu nhi tỉnh Sơn La đã tổ chức. Cùng với những thanh âm sắc màu rộn rã, trong chương trình, Ban tổ chức còn trao 80 suất học bổng cho thiếu nhi dân tộc các huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã đã vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống... (Văn nghệ thiếu nhi 12/09/2019)

Cắm hoa nghệ thuật

Cắm hoa nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020

Lượt nghe: 557

Một bình hoa, một lẵng hoa đẹp luôn đem đến niềm vui, sự thư thái cho người ngắm nó. Theo ý nghĩa văn học, cắm hoa là nghệ thuật diễn tả những tình cảm khi thưởng thức thiên nhiên, tái tạo lại không gian của cảnh vật với một cành cây, một ngọn cỏ, bộc lộ những sắc thái tình cảm qua các cung bậc màu sắc của các loài hoa... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 02/06/2020)

Cận cảnh lớp học sáng tạo chữ nghệ thuật

Cận cảnh lớp học sáng tạo chữ nghệ thuật

Ngày phát hành 16:38 | 16/7/2022

Lượt nghe: 637

Chữ viết giúp chúng ta ghi lại ngôn ngữ nói, ghi lại những bài học hay, những cảm xúc trong cuộc sống. Chữ viết còn có vô vàn những vai trò khác nữa. Các bạn đã bao giờ nghĩ rằng chữ viết cũng có thể dùng để trang trí, để thiết kế và độc đáo hơn nữa là chính chúng mình có thể hô biến những con chữ thông thường trở thành những con chữ nghệ thuật đẹp mắt, đầy tính sáng tạo? (Văn nghệ thiếu nhi 13/07/2022)

Câu lạc bộ nghệ thuật - nơi ươm những mầm xanh

Câu lạc bộ nghệ thuật - nơi ươm những mầm xanh

Ngày phát hành 22:23 | 11/11/2022

Lượt nghe: 368

Những môn học nghệ thuật trong nhà trường như Mỹ thuật, Âm nhạc dù có thời gian ít hơn nhiều so với các môn như Toán, Tiếng Việt, Ngữ văn... nhưng niềm vui và hứng thú từ đó đem lại không hề nhỏ. Và những ngôi trường có thêm các câu lạc bộ nghệ thuật thì càng tạo thêm điểm đến hấp dẫn... (Văn nghệ thiếu nhi 02/11/2022)

Con là tất cả - Chương trình nghệ thuật dành cho tuổi thơ

Con là tất cả - Chương trình nghệ thuật dành cho tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2019

Lượt nghe: 687

Vở tạp kỹ “Con là tất cả” do đoàn diễn viên I Nhà hát Múa rối Thăng Long trình diễn kết hợp các tiết mục rối nước, rối cạn cùng với hề xiếc. Với thông điệp là tình yêu thương kết nối thế giới, các bạn nhỏ đã được thưởng thức một món quà nghệ thuật thú vị, ý nghĩa và nhiều tiếng cười... (Văn nghệ thiếu nhi 05/06/2019)

Cùng họa sĩ Lê Tiến Vượng và CLB Nghệ thuật Art Star vẽ tranh hí họa

Cùng họa sĩ Lê Tiến Vượng và CLB Nghệ thuật Art Star vẽ tranh hí họa

Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2018

Lượt nghe: 791

Tranh hí họa là thể loại tranh đặc biệt mang màu sắc vui nhộn, hài hước, thiên về chân dung và không bao hàm nghĩa phê phán, đả kích như tranh biếm họa. Tranh hí họa thú vị như thế nào? Và làm sao ta có thể sáng tạo một bức tranh hí họa đẹp mắt nhỉ? Chúng mình cùng đồng hành với họa sĩ Lê Tiến Vượng và CLB Nghệ thuật Art Star- Báo Thiếu niên tiền phong trong "Trang nghệ thuật" số này để cùng khám phá nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 11/07/2018)

Cuộc thi "Họa sĩ xanh": Nghệ thuật và thông điệp ý nghĩa

Cuộc thi

Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2018

Lượt nghe: 693

Nhằm lan toả thông điệp về sự trân quý thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong con trẻ, VTV 24- Vì tầm vóc Việt tổ chức cuộc thi "Họa sĩ xanh", tại Trường TH School. Đây không chỉ là sân chơi giúp các bạn thoả sức sáng tạo mà còn là nơi các bạn nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề của cộng đồng. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/07/2018)

Bình thơ và những tín hiệu nghệ thuật

Bình thơ và những tín hiệu nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2016

Lượt nghe: 1547

Phân tích, bình giảng thơ trong nhà trường có phần khác với bình thơ trong đời sống. Tuy nhiên vẫn có những điểm giao thoa khi tiếp nhận tác phẩm, ấy là chúng ta phải bắt được những “tín hiệu nghệ thuật” qua lớp ngôn từ. Tín hiệu ấy có thể là tứ thơ, mắt thơ, hình tượng thơ, cấu trúc của bài thơ. (Văn nghệ thiếu nhi 10/10/2016)

Bóng bay nghệ thuật

Bóng bay nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2016

Lượt nghe: 1084

Chúng mình cùng tìm hiểu bộ môn "Bóng bay nghệ thuật" với các bạn nhỏ qua hoạt động của Công ty Baby Day. Tiếp theo là "Góc hài hước tuổi thơ" với tiểu phẩm: "Thám tử Khoai Lang". (Văn nghệ thiếu nhi 18H15 27/04)

Bookbinding - Nghệ thuật đóng sách

Bookbinding - Nghệ thuật đóng sách

Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2020

Lượt nghe: 702

Bookbinding hay còn gọi là đóng sách. Đóng sách là quá trình vật lý lắp ráp một cuốn sách từ một ngăn xếp có thứ tự các tờ giấy được gấp lại với nhau thành từng phần hoặc đôi khi lại là một đống tờ cá nhân. Đó chính là điều tạo nên vẻ đẹp cũng như nét riêng biệt của từng cuốn sách. Một cuốn sách nghệ thuật phải đẹp từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Cùng chị Hương Giang và anh Trần Trung Hiếu- sinh viên trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội bước vào thế giới của bookbinding nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 26/02/2020)

NSƯT Tạ Tuấn Minh và tuổi thơ yêu nghệ thuật

 NSƯT Tạ Tuấn Minh và tuổi thơ yêu nghệ thuật

Ngày phát hành 23:10 | 9/1/2022

Lượt nghe: 652

NSƯT Tạ Tuấn Minh - Phó trưởng đoàn Kịch Cổ Điển - Nhà Hát Kịch Việt Nam luôn dành nhiều tâm huyết cho sân khấu kịch. Trở thành một diễn viên, một đạo diễn giỏi một phần cũng nhờ những năm tháng tuổi thơ đầy say mê với nghệ thuật... (Văn nghệ thiếu nhi 05/01/2021)

"Kể rồi cùng diễn": Nghệ thuật tương tác thú vị

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2017

Lượt nghe: 856

Kịch tương tác “Kể rồi cùng diễn” là một hình thức nghệ thuật tuy mới nhưng đã để lại khá nhiều ấn tượng cho các bạn trẻ khi được trải nghiệm. Trong không gian của ngôi nhà gỗ, bên bếp lửa bập bùng những câu chuyện cổ tích cổ tích được thế hệ trước kể lại cho thế hệ sau nhằm lưu giữ các giá trị tinh thần, những phong tục tập quán của cộng đồng người Mông. (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2017)

"Tô đẹp Hồ Gươm": Không chỉ ở giá trị nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 10/8/2017

Lượt nghe: 1361

Các em nghĩ sao nếu những chiếc nắp hố ga vô hồn quanh khu vực Hồ Gươm bỗng một ngày trở thành những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng nhỉ? Các bạn học viên thuộc "Trung tâm Giáo dục Viet Future" đã thực hiện điều kỳ diệu ấy trong hoạt động "Tô đẹp Hồ Gươm" ý nghĩa đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 09/8/2017)

Triển lãm "Bắc nhịp tang bồng" - Tôn vinh nghệ thuật truyền thống

Triển lãm

Ngày phát hành 21:56 | 21/8/2022

Lượt nghe: 475

Câu lạc bộ Trường Ca Kịch Viện tập hợp những người trẻ tuổi đời từ 17 đến 22 yêu thích văn hóa truyền thống, mong muốn đưa nghệ thuật biểu diễn đến gần hơn với khán giả trẻ ở trong nước và nước ngoài thông qua ứng dựng trên các nền tảng số. Hoạt động gần đây nhất của câu lạc bộ chính là triển lãm “Bắc nhịp tang bồng” với những hình ảnh độc đáo, ấn tượng... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 09/08/2022)

Triển lãm nghệ thuật của các bạn nhỏ có hội chứng tự kỷ

Triển lãm nghệ thuật của các bạn nhỏ có hội chứng tự kỷ

Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019

Lượt nghe: 538

"Không thời gian" bao gồm các nhóm tác phẩm xoay quanh 2 chủ đề chính: Tình yêu và Vùng an toàn. Triển lãm trưng bày 11 bộ tác phẩm của các nghệ sỹ nhí bé có hội chứng tự kỷ trong lớp học nghệ thuật đặc biệt của Tòhe Fun và tác phẩm từ các bạn nhỏ của trung tâm Tottochan, được sắp đặt dưới chuỗi hoạt động tương tác, âm thanh, ánh sáng và các trải nghiệm giác quan... (Văn nghệ thiếu nhi 14/08/2019)

Trò chuyện cùng NSƯT Hoài Phương về liên hoan nghệ thuật "Art for all"

Trò chuyện cùng NSƯT Hoài Phương về liên hoan nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 4/8/2016

Lượt nghe: 1455

Trang nghệ thuật có cuộc trò chuyện cùng NSƯT Hoài Phương về liên hoan nghệ thuật "Art for all" lần thứ 20, vừa diễn ra tại Thái Lan. Tiếp đó là bài thơ "Mùa thị" của tác giả Dương Thúy Chinh và tiểu phẩm hài "Mẹ vắng nhà ngày bão. (Văn nghệ thiếu nhi 03/8/2016)

Truyện dài "Đất rừng Phương Nam": Tìm hiểu nghệ thuật "ăn ong" (Buổi 20)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2018

Lượt nghe: 964

Đồ nghề đi “ăn ong” của Tía đơn giản là một chiếc túi da beo, gùi tre, dầu nhựa cây và một chiếc dao đi rừng. Quãng đường tiến sâu vào rừng, Tía truyền cho An và Cò nhiều kinh nghiệm về nghề “ăn ong”. Ong mật trong rừng tuy nhiều vô số kể, nhưng muốn thu được nhiều mật, con người phải tìm hiểu về tập tính của loài ong để tìm chỗ gác kèo. Kèo là một nhánh cây tràm đã khô to cỡ cổ tay, có chứa nhiều nhánh nhỏ khác và không còn “mùi người”. Chọn nơi đặt kèo cũng là cả một sự kỳ công. Kèo được đặt vào mùa xuân khi hoa tràm đang trĩu cành. Tiếp đó phải đặt kèo ở cây tràm kín gió, im bóng người, có ít bóng nắng và phải đúng hướng ong bay. Nhiều người định không đúng chỗ, đoán sai hướng ong bay, đầu mùa đặt kèo, cuối mùa thu chiếc kèo trơ trở về. Câu chuyện tạm ngưng khi ba thầy trò tiến sát đến một tổ ong trĩu mật. Công đoạn thu mật ong của Tía diễn ra như thế nào? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/04/2018)

Tuổi trẻ với nghệ thuật hát xẩm

Tuổi trẻ với nghệ thuật hát xẩm

Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2020

Lượt nghe: 897

Hát xẩm là bộ môn nghệ thuật truyền thống đang trở nên quen thuộc hơn với khán giả trong và ngoài nước, nhờ sự nỗ lực phục hồi của các nhóm xẩm và các nghệ sĩ yêu mến bộ môn nghệ thuật này. Một trong những địa chỉ thực hành hát xẩm ở thủ đô là lớp hát truyền thống đang được duy trì vào tối thứ 5 hằng tuần, tại số 3 phố Võ Văn Dũng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thành viên của lớp học phần lớn là các bạn trẻ muốn được tìm hiểu nghệ thuật hát xẩm thông qua lời ca giàu thanh điệu và phương thức biểu diễn đơn giản, độc đáo... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 04/08/2020)

Vẽ hoa nghệ thuật trên gỗ

Vẽ hoa nghệ thuật trên gỗ

Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2019

Lượt nghe: 493

Trong gần 2 giờ đồng hồ, những chiếc hộp gỗ thô mộc đã được các bạn tuổi teen trang trí những bông hoa rực rỡ sắc màu. Sản phẩm nghệ thuật này sau đó được các bạn dùng để đựng khăn giấy, để trên bàn học hoặc tặng người thân. Buổi thực hành vẽ hoa nghệ thuật trên gỗ tại Câu lạc bộ “Ơ kìa Hà Nội” do họa sĩ Mai Hoa hướng dẫn khiến các Teen thực sự hào hứng... (Trang văn học tuổi mới lớn 06/08/2019)

Vẽ trên vải- trải nghiệm nghệ thuật dành cho bạn trẻ

Vẽ trên vải- trải nghiệm nghệ thuật dành cho bạn trẻ

Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2020

Lượt nghe: 584

Thật thú vị khi chúng ta mặc một chiếc áo, sở hữu một chiếc túi có hình vẽ do chính mình tạo nên, giúp mình trở nên khác biệt giữa đám đông. Có lẽ chính điều này đã khiến nhiều bạn trẻ tìm đến lớp học vẽ trên vải ngày một đông... (Trang văn học tuổi mới lớn 25/08/2020)

Vui hè cùng lớp học thêu hoa nghệ thuật

Vui hè cùng lớp học thêu hoa nghệ thuật

Ngày phát hành 12:58 | 6/7/2023

Lượt nghe: 297

Hè là khoảng thời gian chúng mình được thoải mái tham gia các hoạt động ngoại khóa, không phải lo lắng về việc học hành thi cử. Có thể học vẽ, học đàn, học nấu ăn. Học thêu cũng là một phương án hay đó nhé. Để thêu được những bông hoa sinh động, đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại cùng những động tác khéo léo của đôi bàn tay... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 27/06/2023)

Sống và Diễn- Nghệ thuật trải nghiệm dành cho tuổi teen

Sống và Diễn- Nghệ thuật trải nghiệm dành cho tuổi teen

Ngày phát hành 0:0 | 13/8/2020

Lượt nghe: 523

Câu lạc bộ “Sống và Diễn” có địa chỉ tại trường trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội. Tới sinh hoạt Câu lạc bộ, các bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn thủ đô được học cách thể hiện vai diễn, thể hiện lời thoại, nội tâm của từng nhân vật. Vì là không chuyên, nên trong quá trình thể hiện vai diễn, các bạn hoàn toàn có thể sáng tạo để nhân vật thêm phần sinh động và đường nét hơn... (Văn nghệ thiếu nhi 11/08/2020)

Sống và Diễn- Nghệ thuật trải nghiệm dành cho tuổi teen

Sống và Diễn- Nghệ thuật trải nghiệm dành cho tuổi teen

Ngày phát hành 0:0 | 13/8/2020

Lượt nghe: 482

Câu lạc bộ “Sống và Diễn” có địa chỉ tại trường trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội. Tới sinh hoạt Câu lạc bộ, các bạn học sinh, sinh viên trên địa bàn thủ đô được học cách thể hiện vai diễn, thể hiện lời thoại, nội tâm của từng nhân vật. Vì là không chuyên, nên trong quá trình thể hiện vai diễn, các bạn hoàn toàn có thể sáng tạo để nhân vật thêm phần sinh động và đường nét hơn... (Văn nghệ thiếu nhi 11/08/2020)

Thăm xưởng nghệ thuật của họa sĩ Hùng Dingo

Thăm xưởng nghệ thuật của họa sĩ Hùng Dingo

Ngày phát hành 22:21 | 18/12/2021

Lượt nghe: 545

Không được đào tạo chính quy qua trường lớp mỹ thuật nào, chỉ với tài năng và lòng đam mê cây cọ cùng những khối màu, họa sĩ có nghệ danh đặc biệt "Hùng Dingo" đã tạo dựng được tên tuổi trong làng tranh biếm họa với 20 năm cộng tác cùng báo Tuổi Trẻ Cười và nhiều báo, tạp chí địa phương trên cả nước... (Văn nghệ thiếu nhi 08/12/2021)

Thiết kế thời trang cùng Sân chơi nghệ thuật Sky Art

Thiết kế thời trang cùng Sân chơi nghệ thuật Sky Art

Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2017

Lượt nghe: 1312

Khi chưa ưng ý về chi tiết nào đó trên trang phục của mình, các em có ước sẽ trở thành một nhà thiết kế thời trang trong tương lai để thiết kế trang phục ưng ý nhất cho chính mình và người thân không? Chúng mình cùng nuôi dưỡng ước mơ ấy với Sân chơi nghệ thuật Sky Art nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 17/5/2017)

Tìm hiểu "Tranh chỉ đinh nghệ thuật"

Tìm hiểu

Ngày phát hành 0:0 | 22/12/2017

Lượt nghe: 961

Các em hẳn được trải nghiệm rất nhiều sáng tạo trong bộ môn mỹ thuật rồi. Vậy đã khi nào chúng mình nghe thấy cụm từ "Tranh chỉ đinh nghệ thuật" chưa nhỉ? Có thể số ít bạn đã từng nghe hoặc trực tiếp sáng tạo thể loại tranh mới mẻ, độc đáo này rồi, nhưng phần lớn trong chúng mình vẫn thấy lạ lẫm có đúng không nào? Chị Thúy Quỳnh đã có cuộc trò chuyện cùng anh Trần Đoàn Dũng (Chủ nhiệm cộng đồng tranh chỉ đinh nghệ thuật - String Art Viet Nam) giúp các em có thêm hiểu biết về thể loại tranh này. (Văn nghệ thiếu nhi 20/12/2017)

Tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc cùng câu lạc bộ nghệ thuật Art Star

Tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc cùng câu lạc bộ nghệ thuật Art Star

Ngày phát hành 0:0 | 2/8/2019

Lượt nghe: 649

Buổi sinh hoạt “Tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc” cùng các bạn trong câu lạc bộ nghệ thuật Art Star đã diễn ra cực kỳ thú vị và sôi nổi. Các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, sáo, đàn tranh, đàn đáy... là thành quả lao động nghệ thuật và kết tinh văn hóa qua bao thế kỷ của người Việt Nam. Cùng với những đặc sắc về thanh âm, các bạn còn được hiểu điều giá trị hơn thế nữa... (Văn nghệ thiếu nhi 31/07/2019)

Trải nghiệm hoạt động nghệ thuật trang trí bề mặt

Trải nghiệm hoạt động nghệ thuật trang trí bề mặt

Ngày phát hành 10:29 | 3/11/2022

Lượt nghe: 186

Trong quá trình may, vẽ, xé, dán, bằng sự khéo léo của bàn tay và đôi mắt thẩm mỹ, nhiều đồ vật cũ đã có thêm một đời sống mới, lung linh sắc màu. Nếu biết ứng dụng linh hoạt thì chúng ta có thể làm cho căn nhà hoặc góc học tập của mình luôn mới mẻ và đầy sức sống… (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 25/10/2022)

Trải nghiệm nghệ thuật qua nét cọ

Trải nghiệm nghệ thuật qua nét cọ

Ngày phát hành 0:0 | 3/10/2019

Lượt nghe: 480

Ký họa là bước đầu tiên phác họa một cách đơn giản những ý tưởng trên giấy và có cái nhìn bao quát nhất về ý tưởng. Tranh ký họa lột tả nét đẹp chân thực nhất, giúp người vẽ kịp giữ lại cái thần của đồ vật, phong cảnh, con người trong một khoảnh khắc nào đó. Cùng tìm hiểu về điều này qua lớp ký họa mùa thu do Trung tâm nghệ thuật Yết Kiêu - Hà Nội tổ chức nhé... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 01/10/2019)

Trải nghiệm với nghệ thuật kí họa

Trải nghiệm với nghệ thuật kí họa

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019

Lượt nghe: 562

““Trải nghiệm với nghệ thuật kí họa” là ghi nhận của phóng viên Dương Hà khi tham gia Work shop “Kí họa phiêu lưu kí” của Trung tâm thông tin Toto. Cùng với đó, trong chương trình còn có những bài thơ về tình bạn, về tuổi mới lớn trong sáng mộng mơ của các tác giả Nguyễn Thụy Anh và Võ Hoàng Tuấn... (Trang văn học tuổi mới lớn 09/04/2019)

Tìm hiểu phương pháp giáo dục nghệ thuật Sense

Tìm hiểu phương pháp giáo dục nghệ thuật Sense

Ngày phát hành 20:57 | 4/3/2021

Lượt nghe: 611

Khi đã có sẵn trong mình niềm đam mê nghệ thuật, làm thế nào để mỗi chúng ta được khai phá, phát huy những tiềm năng, sự sáng tạo, được truyền thêm cảm hứng và những giá trị yêu thương tốt đẹp mà nghệ thuật mang lại? Để giải đáp những thắc mắc này, chúng mình cùng họa sĩ Lê Tiến Vượng tìm hiểu về phương pháp giáo dục nghệ thuật Sense nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 24/02/2021)

Tranh gạo: Nghệ thuật của hồn Việt

Tranh gạo: Nghệ thuật của hồn Việt

Ngày phát hành 0:0 | 13/9/2017

Lượt nghe: 1237

"Hạt ngọc trời" không chỉ nuôi ta lớn, nuôi dưỡng tâm hồn ta, mà còn hóa thân thành nghệ thuật để thăng hoa hồn Việt. Nghệ nhân tranh gạo Lê Vĩnh Phú (Hà Nội) chia sẻ với chúng mình về một thể loại tranh thú vị và ý nghĩa. (Văn nghệ thiếu nhi 13/9/2017)

Triển lãm “Chia sẻ yêu thương”: Nơi nghệ thuật nồng ấm thương yêu

Triển lãm “Chia sẻ yêu thương”: Nơi nghệ thuật nồng ấm thương yêu

Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2018

Lượt nghe: 632

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Trung tâm nghệ thuật Sol Art đã tổ chức triển lãm “Chia sẻ yêu thương” tại Nhà triển lãm số 16, phố Ngô Quyền, Hà Nội, như một dấu mốc nghệ thuật đáng nhớ trên hành trình sáng tạo. Không chỉ mang giá trị nghệ thuật, triển lãm còn là nơi chia sẻ yêu thương của Trung tâm tới bạn Trương Thị Nhung, tỉnh Lạng Sơn- một bạn học trò có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng có thành tích học tập đáng nể. Chị Thúy Quỳnh đã tham dự và có đôi điều cảm nhận về triển lãm. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 30/05/2018)

Nghệ thuật cắt tỉa hoa thủy tiên

Nghệ thuật cắt tỉa hoa thủy tiên

Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2020

Lượt nghe: 534

Để có được bát hoa thủy tiên ưng ý, nở đúng vào dịp giao thừa và những ngày đầu năm mới, đòi hỏi người chơi hoa cần phải có sự công phu trong việc cắt tỉa, chăm sóc cẩn thận và kiên trì trong quá trình cây phát triển. Chính vì vậy mà các bạn trẻ luôn tìm đến những lớp nghệ thuật cắt tỉa hoa với mong muốn có được kinh nghiệm trong việc cắt tỉa và chăm sóc hoa thủy tiên... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 14/01/2020)

Nghệ thuật điêu khắc "quái vật".

Nghệ thuật điêu khắc

Ngày phát hành 0:0 | 14/4/2016

Lượt nghe: 774

Cùng tham gia trải nghiệm thú vị- "Điêu khắc quái vật" với các bạn trong xưởng nghệ thuật Tí Toáy. Tiểu phẩm của "Góc hài hước tuổi thơ" mang tên: "Bật mí...bí mật".(Văn nghệ thiếu nhi 13/4/2016)

Nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản-Origami: Điều kỳ diệu của giấy và đôi bàn tay

Nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản-Origami: Điều kỳ diệu của giấy và đôi bàn tay

Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018

Lượt nghe: 681

Có lẽ nhiều bạn đã được thưởng thức hay tự mình trải nghiệm nghệ thuật gấp giấy rồi và có lẽ kỹ thuật của nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản-Origami là quen thuộc với chúng mình nhất, thế nhưng không phải bạn nào cũng hiểu rõ về nghệ thuật gấp giấy đặc sắc này. "Trang nghệ thuật" số này, chúng mình cùng tham gia lớp học "Làm quen với nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản" tại Trung tâm nghệ thuật đương đại VCCA, Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 14/03/2018)

Nghệ thuật lồng tiếng rối cạn

Nghệ thuật lồng tiếng rối cạn

Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2016

Lượt nghe: 996

Khi xem các vở rối cạn, các bạn thường thấy các con rối diễn trò theo các bài hát vui nhộn, hoặc sẽ được các nghệ sĩ lồng tiếng để nói chuyện cùng nhau. Nhưng khi xem các vở Rối cạn của Phường rối Tế Tiêu, chúng mình lại được xem các con rối hoạt động linh hoạt và biểu cảm tốt cùng các làn điệu hát chèo, hát xẩm, hát ví, hát quan họ...Phóng viên Thúy Quỳnh trò chuyện với bà Nguyễn Thị Liên - nghệ sĩ lồng tiếng của Phường rối cạn Tế Tiêu, giúp các bạn tìm hiểu về đặc trưng thú vị này. (Văn nghệ thiếu nhi 02/11/2016)

Nghệ thuật múa rối tay

Nghệ thuật múa rối tay

Ngày phát hành 0:0 | 20/10/2016

Lượt nghe: 1438

Trong cuộc trò chuyện ở chương trình lần trước, NSND Vương Tất Lợi đã bật mí kỹ thuật chế tác các con rối từ chất liệu dân gian. Trong đó, đặc biệt nhất có lẽ là sử dụng chất liệu dân gian chế tác con rối trực tiếp từ đôi bàn tay của người nghệ sĩ. Không biết từ những đôi bàn tay kỳ diệu ấy, các nghệ sĩ của chúng ta sẽ làm như thế nào để biến hóa chúng trở thành những nhân vật rối có hồn nhất nhỉ? (Văn nghệ thiếu nhi 19/10/2016)

Nghệ thuật Pop-up: Thú vị với thiếp và tranh 3D

Nghệ thuật Pop-up: Thú vị với thiếp và tranh 3D

Ngày phát hành 0:0 | 26/5/2016

Lượt nghe: 1284

Làm thiệp, tranh 3D với nghệ thuật Pop-up cùng các bạn trong xưởng nghệ thuật Tí Toáy, phòng 501, tòa nhà M3- M4, số 91 đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Tiểu phẩm hài " Khi mẹ vắng nhà" (Văn nghệ thiếu nhi 25/5/2016)

Nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu

Nghệ thuật rối cạn Tế Tiêu

Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2016

Lượt nghe: 936

Ra đời cách đây hơn 400 năm và đã trải qua nhiều thăng trầm cùng thời gian, đến nay Phường rối cạn Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) vẫn là Phường rối nhận được sự yêu mến của các bạn nhỏ ở nhiều địa phương. Tiếp nối nét dung dị, gần gũi trong kết cấu của một vở rối cạn truyền thống, các nghệ sĩ luôn mang những món quà thân thương và ý nghĩa nhất tới mỗi bạn nhỏ. Phóng viên chương trình trò chuyện với nghệ sĩ Phạm Công Bằng (Chủ nhiệm Phường rối cạn Tế Tiêu) giúp các bạn có những hình dung rõ hơn về nghệ thuật rối cạn. (Văn nghệ thiếu nhi 26/10/2016)

Nghệ thuật thiết kế trang phục cung đình

Nghệ thuật thiết kế trang phục cung đình

Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2018

Lượt nghe: 690

Nét đặc sắc trong văn hóa của cố đô Huế không chỉ được thể hiện ở các giá trị phi vật thể như nếp sống của con người nơi đây, giọng nói Huế, khúc ca Huế, mà còn được lưu giữ trong các giá trị vật thể như kiến trúc hay trang phục cung đình. Những bộ trang phục cung đình Huế không chỉ mang giá trị bảo tồn văn hóa, lịch sử mà còn tạo ấn tượng bởi sự đặc trưng, độ tinh xảo. Nhằm mang đến cho chúng mình thêm những hiểu biết về văn hóa truyền thống, chị Thúy Quỳnh trò chuyện cùng nghệ nhân Nguyễn Thị Đoan Trang, giúp chúng mình tìm hiểu về nét đặc sắc trong thiết kế trang phục cung đình Huế. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 27/06/2018)

Nguyễn Phương Trà My - Gương mặt nghệ thuật nhiều triển vọng

Nguyễn Phương Trà My - Gương mặt nghệ thuật nhiều triển vọng

Ngày phát hành 0:0 | 27/9/2019

Lượt nghe: 913

Nguyễn Phương Trà My sinh ra và lớn lên tại Thủ đô Hà Nội, là cô bạn năng động và đa tài, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật. Cô bạn đã gặt hái được nhiều thành công như: Quán quân cuộc thi ca khúc măng non (2013), Giải nhì liên hoan tài năng trẻ ca trù Hà Nội (2016), Giải nhì Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2018. Hiện bạn đang là CTV của nhiều kênh truyền hình trong các lĩnh vực diễn xuất, lồng tiếng phim... (Văn nghệ thiếu nhi 25/09/2019)

NSND Chu Thúy Quỳnh: Một đời cống hiến vì nghệ thuật múa nước nhà

NSND Chu Thúy Quỳnh: Một đời cống hiến vì nghệ thuật múa nước nhà

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2018

Lượt nghe: 771

Đam mê và theo đuổi nghệ thuật múa từ khi còn nhỏ tuổi, NSND Chu Thúy Quỳnh đã cống hiến và khẳng định vị trí vững chắc trong lòng công chúng yêu nghệ thuật nhiều thế hệ. Bà chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị trong con đường theo đuổi nghiệp múa của mình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 31/01/2018)

Sáng tạo nghệ thuật bằng bàn chải đánh răng

Sáng tạo nghệ thuật bằng bàn chải đánh răng

Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2017

Lượt nghe: 966

Những đồ vật như bàn chải đánh răng và cả que kem nữa, tưởng chừng không liên quan đến nghệ thuật mà lại mang đến những sáng tạo thú vị. Chúng mình cùng đến lớp học của các bạn trong Sân chơi nghệ thuật Sky Art, phố Võ Thị Sáu (Hà Nội) để cùng khám phá nhé!(Văn nghệ thiếu nhi 23/03/2017)

Sáng tạo nghệ thuật từ con giống

Sáng tạo nghệ thuật từ con giống

Ngày phát hành 11:56 | 7/7/2023

Lượt nghe: 290

Vào chủ nhật hằng tuần, Câu lạc bộ nghệ thuật Sky Art (Hà Nội) luôn mở rộng cửa đón các bạn trẻ tham gia vào lớp học “Vẽ con giống nghệ thuật”. Còn gì thích thú hơn khi chúng mình được tự tay tô vẽ nên những con vật theo màu sắc của riêng mình... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 04/07/2023)

Sáng tạo nhân vật yêu thích cùng CLB Nghệ thuật Art Star

Sáng tạo nhân vật yêu thích cùng CLB Nghệ thuật Art Star

Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2018

Lượt nghe: 689

Hẳn là sau khi thưởng thức một tác phẩm Văn học- Nghệ thuật nào đó, ví như đọc truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, hay xem phim… điều để lại ấn tượng với chúng ta không chỉ có nội dung, ý nghĩa mà còn là hình ảnh của các nhân vật trong tác phẩm nữa có đúng không nào? Vậy, các bạn nghĩ sao nếu chúng ta sẽ tưởng tượng và sáng tạo những nhân vật yêu thích theo cách riêng của mình nhỉ? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 22/08/2018)

Nghệ thuật lục bát "Truyện Kiều"

Nghệ thuật lục bát

Ngày phát hành 15:48 | 6/1/2021

Lượt nghe: 1411

Càng đi sâu vào sự phát triển của dòng thơ Nôm dân tộc, chúng ta càng thấy được những biến thể cũng như trưởng thành theo hướng đa dạng, hiện đại, tinh tuyển. Thật đáng tôn vinh di sản thơ Nôm của những tác giả tầm cỡ như vua Trần Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông, Đại thi hào Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương; Và cũng thật tự hào với những thành quả về mặt thể tài, thể loại trong kho tàng văn học chúng ta như sự sáng tạo đổi mới trong thể thơ Đường luật, song thất lục bát, sự ra đời và thăng hoa của hát nói, thể thơ lục bát chắp cánh cho những truyện thơ đã trở thành món ăn tinh thần của người bình dân nhiều đời nay.

Sự dung hòa văn học chức năng và nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Du

Sự dung hòa văn học chức năng và nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Du

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2020

Lượt nghe: 1171

Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, những nhà nho – công thần đồng thời là nhà thơ, sự nghiệp sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du cũng có hai dòng văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Nếu văn học chức năng nhằm bày tỏ tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa, trách nhiệm công dân với xã hội thì văn học nghệ thuật là địa hạt riêng tư và cũng vô cùng tinh túy để tác giả bộc lộ chiết xuất tài năng độc đáo. Tác giả của những tác phẩm lớn như “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn” đã dung hòa được văn học chức năng và văn học nghệ thuật trong các sáng tác Quốc âm đạt tới “cảnh giới” thời đại...

Đôi mắt nghệ thuật của nhà văn Nam Cao dưới ánh sáng Cách mạng

Đôi mắt nghệ thuật của nhà văn Nam Cao dưới ánh sáng Cách mạng

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2019

Lượt nghe: 829

Cũng như nhiều văn nghệ sĩ cùng thời, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công rồi tới thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp tác động mạnh mẽ vào ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao. Giai đoạn sau Cách mạng đánh dấu chuyển biến lớn trong tư duy sáng tác của nhà văn, in đậm trong một số tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn “Đôi mắt”, nhật ký “Ở rừng”...(Tìm trong kho báu phát 5/12/2019)

Điểm nhấn Văn học - Nghệ thuật 2018

Điểm nhấn Văn học - Nghệ thuật 2018

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2018

Lượt nghe: 864

Năm 2018 quả là một năm sôi động của giới văn học nghệ thuật nước nhà. Nhiều sự kiện tiêu biểu, nổi bật của các lĩnh vực văn học nghệ thuật đã diễn ra. Cùng nhìn lại 10 điểm nhấn VHNT 2018 do Ban VHNT (VOV6) bình chọn

Sân khấu thử nghiệm: Cuộc dạo chơi hay nghệ thuật?

Sân khấu thử nghiệm: Cuộc dạo chơi hay nghệ thuật?

Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2019

Lượt nghe: 1740

VOV6 - Năm 2019, Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV là sự kiện rất được mong đợi. Thế nhưng, việc tôn vinh tiêu chí thử nghiệm và người nghệ sĩ sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay? PV VOV6 đối thoại với đạo diễn, NSƯT Lê Nguyên Đạt - Giám đốc Nhà hát Thế giới trẻ, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 06/10/2019).

Tìm hiểu Sân khấu Nghệ thuật ngày 19/6/2013

Tìm hiểu Sân khấu Nghệ thuật ngày 19/6/2013

Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2013

Lượt nghe: 1156

Tìm hiểu Nghệ thuật Sân khấu

Tìm hiểu Nghệ thuật Sân khấu

Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2017

Lượt nghe: 1431

"Những ngày đầu dựng Kịch Lưu Quang Vũ"

Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu 10/4/2013

Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu 10/4/2013

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2013

Lượt nghe: 1477

Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu ngày 12-16/6/2013

Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu ngày 12-16/6/2013

Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2013

Lượt nghe: 1590

Vai hề: Hồn vía cuả nghệ thuật chèo

Vai hề: Hồn vía cuả nghệ thuật chèo

Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2015

Lượt nghe: 1832

Để lại dấu ấn, phong vị riêng, hay có thế nói một yếu tố không thể thiếu được của nghệ thuật Chèo là tiếng cười và những vai hề ...

Tiếng cười trong nghệ thuật Tuồng: Nét chấm phá thú vị

Tiếng cười trong nghệ thuật Tuồng: Nét chấm phá thú vị

Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2015

Lượt nghe: 1801

Với sân khấu truyền thống, nếu như Chèo được ví như nghệ thuật dân gian với đặc trung là tiếng cười thì Tuồng được coi là nghệ thuật cung đình, có xu phản ánh những nội dung bi hùng. Nhưng, nếu tìm hiểu kỹ hơn, tiếng cười trong Tuồng cũng mang nhiều ẩn số thú vị…

Nghệ thuật Chèo: Nguồn cảm hứng mùa Xuân

Nghệ thuật Chèo: Nguồn cảm hứng mùa Xuân

Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2016

Lượt nghe: 2506

Mùa Xuân - Chiếu chèo - Lễ hội, những ấn tượng gần gũi với đời sống tinh thần của người nông dân đồng bằng Bắc bộ, cho dù đã quen thuộc nhưng vẫn ăm ắp cảm xúc và đầy tính hấp dẫn. Đó chính là nội dung chính của cuộc trò chuyện giữa BTV Cao Ngọc và Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái

Nghệ thuật cho thiếu nhi: Góc nhìn của người quản lý và nghệ sĩ

Nghệ thuật cho thiếu nhi: Góc nhìn của người quản lý và nghệ sĩ

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2015

Lượt nghe: 1667

SK luôn cần có khán giả, SK dành cho thiếu nhi cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng trẻ em không được tự do lựa chọn hình thức nghệ thuật cho mình mà phải dựa vào các bậc phụ huynh. Trong sự phong phú, đa dạng của các hình thức giải trí, việc lựa chọn những giá trị phù hợp cho con trẻ như thế nào là vấn đề nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm.

Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc 2018: Khẳng định tinh hoa nghệ thuật truyền thống

Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc 2018: Khẳng định tinh hoa nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2018

Lượt nghe: 2238

Tối 20/10/2018, Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc 2018 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Quảng Ngãi. Đây là hoạt động nghệ thuật góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể truyền thống, trong đó có nghệ thuật Bài chòi vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phản ánh của Vinh Thông, PV Đài TNVN thường trú tại khu vực miền Trung.

Nghệ thuật truyền thống và khán giả trẻ: Cần cách tiếp cận riêng

Nghệ thuật truyền thống và khán giả trẻ: Cần cách tiếp cận riêng

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016

Lượt nghe: 2561

Xem, nghe giải thích, tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống là một phần của chương trình học tập trong nhà trường. Các màn diễn, nhân vật của nghệ thuật dân gian giúp người nghe có được cảm thụ văn học tốt hơn, nhận diện, cảm thụ nghệ thuật chuẩn xác hơn… Nhưng, cách thức giảng dạy sân khấu truyền thống cho các em thiếu nhi, học sinh, sinh viên luôn đòi hỏi phải có phương pháp riêng. Đề cập vấn đề “Nghệ thuật Chèo truyền thống với khán giả trẻ”, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với nghệ sỹ Trần Thái Sơn, diễn viên Nhà hát Chèo Việt Nam

Sân khấu Sài Gòn trước 1975: Độc tôn nghệ thuật cải lương

Sân khấu Sài Gòn trước 1975: Độc tôn nghệ thuật cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015

Lượt nghe: 2709

Có những thời điểm lịch sử đất nước song trùng với lịch sử nghệ thuật. Đó chính là thời khắc lịch sử 30/4/1975. Sân khấu miền Nam nói chung, sân khấu thành phố HCM nói riêng đã có sự “thay da đổi thịt” ngoạn mục...Cùng nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành tìm hiểu về sân khấu Sài Gòn trước giải phóng…(Tìm hiểu NTSK 25/3/2015)

Phong cách - Dấu ấn làm nên thương hiệu nghệ thuật

Phong cách - Dấu ấn làm nên thương hiệu nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2015

Lượt nghe: 1520

Nghệ thuật rất cần những dấu ấn riêng, những nét cá tính của người sáng tạo - phong cách nghệ thuật!!! Với sân khấu - nghệ thuật tổng hợp, với nhiều thành phần sáng tạo việc tạo dựng phong cách nhất quán cho mỗi tác phẩm, yếu tố làm nên phong cách nghệ thuật thật sự cần thiết với các nhà quản lý đơn vị biểu diễn...Đó là nội dung cuộc trò chuyện cùng nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành (Tím hiểu NT sân khấu 7/1/2015)

NSND Lê Tiến Thọ chia sẻ: Những nét tinh hoa của nghệ thuật Tuồng

NSND Lê Tiến Thọ chia sẻ: Những nét tinh hoa của nghệ thuật Tuồng

Ngày phát hành 15:32 | 23/8/2021

Lượt nghe: 2912

Tuồng là một trong số các bộ môn nghệ thuật có truyền thống lâu đời nhất ở Việt Nam. Không chỉ bao hàm nhiều nội dung tư tưởng những nét đặc sắc về nghệ thuât, Tuồng còn có những trình thức biểu diễn bài bản mà người nghệ sỹ phải qua một thời gian dài trau dồi, luyện tập mới có thể biểu diễn được. NSND Lê Tiến Thọ sẽ chia sẻ thêm về sự độc đáo và tinh túy của nghệ thuật Tuồng

NSƯT Trần Nhượng: Hành trình nghệ thuật và Sân khấu Kịch nói Công an Nhân dân

NSƯT Trần Nhượng: Hành trình nghệ thuật và Sân khấu Kịch nói Công an Nhân dân

Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2015

Lượt nghe: 2035

Là người gắn bó cả sự nghiệp với mảng đề tài người chiến sỹ công an, NSUT, đạo diễn Trần Nhượng đã ghi dấu ấn qua những vai diễn trong các vở “Nữ ký giả”, “Bản danh sách điệp viên 1”, “Bản danh sách điệp viên 2”...v.v... Những đóng góp của ông không chỉ dừng lại ở các vai diễn, trong công tác đạo diễn ông cũng gặt hái thành công với những sáng tạo của mình.

Đạo diễn sân khấu dân tộc: Người mang đến tính chuyên nghiệp cho nghệ thuật truyền thống

Đạo diễn sân khấu dân tộc: Người mang đến tính chuyên nghiệp cho nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2015

Lượt nghe: 1716

Cùng với diễn viên, đạo diễn là người đặt những viên gạch đầu tiên cho một vở diễn-tác phẩm sân khấu. Người ta nói rằng: "Không có đạo diễn, vở diễn không thể mở màn"

Để nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với khán giả nhỏ tuổi

Để nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với khán giả nhỏ tuổi

Ngày phát hành 14:28 | 27/5/2024

Lượt nghe: 1784

Câu lạc bộ cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu): Chung tay vì nghệ thuật!

Câu lạc bộ cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu): Chung tay vì nghệ thuật!

Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2015

Lượt nghe: 1607

Ngoài 27 đơn vị chuyên nghiệp đến với Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc vừa qua, chỉ có CLB Dạ cổ hoài lang thuộc Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Bạc Liêu là nhóm nghệ sĩ tập hợp chứ không phải Đoàn chuyên nghiệp. Với những cố gắng của mình, vở cải lương “Đào Duy Từ” của CLB do đạo diễn Quốc Khánh dàn dựng, đã giành được Huy chương Bạc.

GS Hoàng Chương: "Xã hội hoá nghệ thuật tuồng là điều rất khó"

GS Hoàng Chương:

Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2015

Lượt nghe: 1856

Hoạt động biểu diễn nhất là đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, cải lương đang gặp khó khăn. Trước thực trạng này, nhiều nhà hát công lập cũng đã bắt đầu tiến hành công tác xã hội hóa để có thể tồn tại. Với riêng nghệ thuật Tuồng - hoạt động theo xu hướng xã hội hóa sẽ gặp trở ngại gì? GS Hoàng Chương - GĐ TT Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam chia sẻ quan điểm của mình qua cuộc trò chuyện cùng PV Vũ Nga.

Chèo 48 giờ: Nhịp cầu đưa người trẻ đến với nghệ thuật truyền thống

Chèo 48 giờ: Nhịp cầu đưa người trẻ đến với nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2015

Lượt nghe: 1206

Định hướng thẩm mỹ và truyên dạy các vai diễn mẫu cho các sinh viên trẻ giúp họ thêm hiểu và yêu Chèo, đồng thời góp phần bảo tôn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đối với người xem trẻ.

Chèo 48 giờ: Nơi gặp gỡ của những bạn trẻ yêu nghệ thuật truyền thống

Chèo 48 giờ: Nơi gặp gỡ của những bạn trẻ yêu nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2015

Lượt nghe: 1243

Quảng bá nghệ thuật và đào tạo khán giả là hai trong nhiều việc cần làm song trên hành trình bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật truyền thống. Dự án "Chèo 48h-Tôi chèo về quê hương" nằm trong chuỗi chương trình vì cộng đồng của tổ chức Tôi 20 do một nhóm các bạn trẻ sáng lập nhằm đem lại trải nghiệm về nghệ thuật chèo cho giới trẻ.

NSUT Thanh Ngoan: Làm sao để gìn giữ nghệ thuật chèo?

NSUT Thanh Ngoan: Làm sao để gìn giữ nghệ thuật chèo?

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2016

Lượt nghe: 1661

NSUT Thanh Ngoan là cô "đào hát" có tài năng thiên bẩm và sự khổ luyện miệt mài. Hiện chị đang là Giám đốc Nhà hát chèo Việt Nam. Đứng đầu một đơn vị nghệ thuật, chị đã và đang chèo lái để đơn vị mình ổn định và phát triển, thông qua đó để gìn giữ và phát huy nghệ thuật chèo. Chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa PV Vũ Nga với NSUT Thanh Ngoan – Giám đốc Nhà hát chèo Việt Nam:

Ra mắt vở diễn Hamlet: Phép thử đam mê nghệ thuật của khán giả

Ra mắt vở diễn Hamlet: Phép thử đam mê nghệ thuật của khán giả

Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2015

Lượt nghe: 1444

Từng biết đến với những vai diễn, vở diễn ấn tượng trên sân khấu Nhà hát Tuổi Trẻ, gần đây, NSUT Anh Tú lại được giới chuyên môn đánh giá cao khi anh chuyển công tác sang Nhà hát kịch VN. Nhân dịp vở kịch kinh điển Ham-let của Đại thi hào Sêcxpia được NH Kịch Việt Nam ra mắt công chúng vào cuối tháng 10 vừa qua, do NSUT Anh Tú làm đạo diễn, PV chương trình đã có cuộc trò chuyện với anh về vở kịch kinh điển Hamlet, mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Thu hút khán giả: Bài toán của người làm quản lý nghệ thuật

Thu hút khán giả: Bài toán của người làm quản lý nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2015

Lượt nghe: 1222

Không phải một tác phẩm hay, chất lượng nghệ thuật cao đã đủ điều kiện thu hút người xem tới khán phòng...Bên cạnh một vở diễn hấp dẫn, cần những người quản lý nghệ thuật năng động, hiểu thị hiếu và biết cách khơi gợi nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Chia sẻ của NSƯT Minh Hạnh, nguyên Phó giám đốc Nhà hát kịch Thành phố Hồ Chí Minh. (Hình ảnh minh họa: Cảnh trong vở "Đêm vượn hú"-Vở diễn ra mắt khán giả đầu năm 2015 tại Sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần-Hội Sân khấu thành phố HCM)

Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái: "Sân khấu-nơi đối thoại với cuộc đời"

Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái:

Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015

Lượt nghe: 1835

Sự đổi mới, cách tân luôn là mục tiêu đặt ra trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn nói riêng. Vì thế Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đang mở những sân chơi thử nghiệm để các nghệ sĩ tâm huyết với nghề có "thêm đất" phô diễn tài năng, đồng thời cũng là cách thu hút khán giả.

Thơ thế sự: Có cần tính nghệ thuật?

Thơ thế sự: Có cần tính nghệ thuật?

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2019

Lượt nghe: 874

Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng, thơ thế sự phản ánh hiện thực các vấn đề của đời sống xã hội, nội dung gắn liền với những nỗi niềm cuộc đời và nhân sinh. Liệu rằng, tính nghệ thuật có cần trong thơ thế sự? PV VOV6 mạn đàm với nhà thơ Vương Trọng xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 18/09/2019)

Thu hút du khách bằng nghệ thuật truyền thống sao cho hiệu quả?

Thu hút du khách bằng nghệ thuật truyền thống sao cho hiệu quả?

Ngày phát hành 0:0 | 20/8/2020

Lượt nghe: 1113

Đưa nghệ thuật truyền thống thành sản phẩm du lịch là xu hướng được nhiều quốc gia áp dụng khá thành công. Không bỏ qua xu hướng này, gần đây, ở nước ta cũng đã quan tâm đến việc gắn kết sân khấu biểu diễn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, sự gắn kết này mới dừng ở mức “mạnh ai nấy làm”. Vậy, các nhà hát và các đơn vị nghệ thuật cần làm gì để sự kết hợp này phải thực sự có hiệu quả. PV VOV6 trao đổi với NSƯT Đức Hùng, Phó giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 19/8/2020)

Sân khấu truyền thanh: Nghệ thuật hóa thông điệp truyền thông

Sân khấu truyền thanh: Nghệ thuật hóa thông điệp truyền thông

Ngày phát hành 0:0 | 3/9/2020

Lượt nghe: 977

Nhiều năm qua, chương trình “Sân khấu truyền thanh” của Đài Tiếng nói Việt Nam luôn được thính giả cả nước yêu mến, đón nhận. Vậy, điều gì đã làm nên thương hiệu cho chương trình này và vì sao chương trình có sức hấp dẫn dài lâu đến thế? PV VOV6 trò chuyện với đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú Trịnh Quang Khanh về chủ đề này. (Đối thoại mở 02/9/2020)

Sáp nhập các đơn vị nghệ thuật: Thành hay bại?

Sáp nhập các đơn vị nghệ thuật: Thành hay bại?

Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2018

Lượt nghe: 1923

Chủ trương sáp nhập các đơn vị nghệ thuật là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, công tác sáp nhập, tinh gọn cần triển khai đồng bộ, hiệu quả và đặc biệt là chú trọng đến công tác bảo tồn nghệ thuật truyền thống. (Đối thoại mở 14/11/2018)

Tác phẩm nghệ thuật về hình tượng người lính - Những tượng đài bất tử

Tác phẩm nghệ thuật về hình tượng người lính - Những tượng đài bất tử

Ngày phát hành 10:51 | 31/7/2021

Lượt nghe: 2552

Hình tượng người lính đã trở thành một đề tài gần gũi, thân thuộc, phong phú và đa dạng, không thể thiếu được trong các tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung và sân khấu nói riêng. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 trao đổi với NSND Đào Lê và nhà thơ Hồng Thanh Quang xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 28/07/2021)

Sách nghệ thuật - Khoảng trống dần được lấp đầy

Sách nghệ thuật - Khoảng trống dần được lấp đầy

Ngày phát hành 9:8 | 24/2/2022

Lượt nghe: 2804

“Sách đẹp”, “nặng tay”, “giá trị”, “đắt tiền”… Đây là từ khóa thường thấy mỗi khi chúng ta lướt qua những review hoặc bình luận về sách nghệ thuật. Sau thời gian vắng bóng, thậm chí khan hiếm, giờ đây, sách nghệ thuật đã có sự xuất hiện thường trực hơn, thu hút được sự chú ý của độc giả lẫn giới chuyên môn. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 23/02/2022)

Sân khấu thử nghiệm: Cuộc dạo chơi hay nghệ thuật?

Sân khấu thử nghiệm: Cuộc dạo chơi hay nghệ thuật?

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2019

Lượt nghe: 1172

Năm 2019, Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV là sự kiện rất được mong đợi. Thế nhưng, việc tôn vinh tiêu chí thử nghiệm và người nghệ sĩ sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay? PV VOV6 đối thoại với đạo diễn, NSƯT Lê Nguyên Đạt - Giám đốc Nhà hát Thế giới trẻ, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 06/10/2019).

Phê bình văn học nghệ thuật: Phía trước và những bộn bề

Phê bình văn học nghệ thuật: Phía trước và những bộn bề

Ngày phát hành 11:42 | 7/12/2022

Lượt nghe: 1755

Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 với kỳ vọng về những quyết sách quan trọng trong việc phát triển văn hóa bền vững, nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ rõ: "Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững"; "Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại" là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên văn hóa là văn học nghệ thuật, đó là sứ mệnh của trí thức và văn nghệ sĩ. Một năm nhìn lại sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc dưới góc độ phê bình văn học nghệ thuật đã có những đánh giá, tổng kết và thách thức như thế nào? Chương trình Đối thoại mở trực tiếp hôm nay, chúng tôi bàn về chủ đề “Phê bình văn học nghệ thuật: Phía trước và những bộn bề” cùng với khách mời là PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội động Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. (Đối thoại mở 07/12/2022)

Phim nghệ thuật có thực sự kén khán giả?

Phim nghệ thuật có thực sự kén khán giả?

Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2019

Lượt nghe: 918

Nhiều năm qua, dòng phim nghệ thuật dường như được “gắn mác” là kén khán giả. Vậy nhưng, điều này liệu còn đúng khi những bộ phim nghệ thuật “bom tấn” mới xuất hiện trong thời gian gần đây được khán giả đón nhận nồng nhiệt? PV VOV6 đối thoại với nhà biên kịch điện ảnh Trịnh Thanh Nhã xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 24/07/2019)

Nghệ thuật truyền thống: Hướng đi nào thu hút giới trẻ?

Nghệ thuật truyền thống: Hướng đi nào thu hút giới trẻ?

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018

Lượt nghe: 822

Hiện nay, thị hiếu thưởng thức các loại hình văn hóa đã thay đổi dưới tác động của toàn cầu hóa. Vậy nên, việc bảo tồn các giá trị nghệ thuật truyền thống đang đứng trước không ít thách thức. Mạn đàm giữa PV VOV6 và NSƯT Triệu Trung Kiên, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam. (Đối thoại mở 19/12/2018)

Nghệ thuật Sân khấu truyền thống với đời sống lễ hội

Nghệ thuật Sân khấu truyền thống với đời sống lễ hội

Ngày phát hành 15:59 | 22/2/2023

Lượt nghe: 1752

Hiện nay ở nhiều lễ hội việc biểu diễn sân khấu không còn tuân thủ theo không gian tín ngưỡng, thay vào các vở diễn, trích đoạn của sân khấu truyền thống thì tại nhiều lễ hội lại cho biểu diễn ca nhạc. Chính cách làm này tạo ra sự không ăn nhập giữa phần lễ và phần hội. Nhân dịp đầu Xuân, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) có cuộc trò chuyện với ông Phạm Ngọc Tuấn - Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 01/02/2023)

Nghệ thuật sân khấu Việt: Hành trình vươn ra thế giới

Nghệ thuật sân khấu Việt: Hành trình vươn ra thế giới

Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2019

Lượt nghe: 778

Việt Nam sở hữu nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo. Vậy, làm thế nào để đưa nghệ thuật sân khấu nước nhà đến gần hơn với khán giả quốc tế? PV VOV6 trao đổi với đạo diễn, NSƯT Lê Chí Kiên, Trưởng đoàn diễn viên Nhà hát Múa rối Thăng Long xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 06/11/2019)

Nhận diện các thực hành nghệ thuật đương đại ở nước ta

Nhận diện các thực hành nghệ thuật đương đại ở nước ta

Ngày phát hành 8:42 | 29/6/2022

Lượt nghe: 2472

Nghệ thuật đương đại (Contemporary Art) đã có mặt ở nước ta nhiều năm nay. Đội ngũ nghệ sỹ thực hành nghệ thuật đương đại cũng ngày một đông đảo, với nhiều tác phẩm đa dạng về chất liệu và hình thức thể hiện, mang một tinh thần mới, một tiếng nói khác. Nhận diện các thực hành nghệ thuật đương đại để hiểu hơn những chuyển động trong đời sống nghệ thuật ở nước ta. Khách mời của chương trình là họa sỹ Nguyễn Thế Sơn - giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. (Đối thoại mở 29/06/2022)

Nhiếp ảnh nghệ thuật thời công nghệ: Tận dụng, đừng lạm dụng!

Nhiếp ảnh nghệ thuật thời công nghệ: Tận dụng, đừng lạm dụng!

Ngày phát hành 10:6 | 23/3/2023

Lượt nghe: 1861

Ngày nay, ảnh kỹ thuật số đã chiếm lĩnh gần như hoàn toàn thị trường phim ảnh toàn cầu trong mọi lĩnh vực. Nhiếp ảnh nghệ thuật cũng hưởng lợi không nhỏ trong cuộc cách mạng kỹ thuật số này. Tuy nhiên, cũng từ đây, có không ít thách thức đặt ra bởi sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ có thể khiến nhiều nghệ sĩ lười tư duy, thiếu sáng tạo. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 có cuộc trao đổi với nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Xuân Chính - Ủy viên BCH Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/3/2023)

Giám tuyển nghệ thuật: Anh là ai?

Giám tuyển nghệ thuật: Anh là ai?

Ngày phát hành 9:53 | 23/2/2024

Lượt nghe: 1842

Tính từ buổi đầu mở cửa, đến nay dù đã trải qua gần 40 năm nhưng chúng ta chưa có thị trường nghệ thuật đúng nghĩa. Tất cả đều manh mún, tự phát, chưa nói đến sự thiếu minh bạch, vàng thau lẫn lộn. Nhiều trào lưu nghệ thuật du nhập. Bản thân các nghệ sĩ cũng thực hành nghệ thuật theo nhiều hướng. Song công tác phê bình và thẩm định nghệ thuật gần như bỏ ngỏ. Những giám tuyển có tài năng, học vấn, kinh nghiệm và tầm nhìn sẽ đóng góp nhiều cho sự phát triển của nghệ thuật nói chung, thị trường nghệ thuật nói riêng. Cùng chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) trò chuyện với giám tuyển Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc nghệ thuật Heritage Space. (Đối thoại mở 21/02/2024)

Một năm Điện ảnh Việt: Đáp án cho bài toán nghệ thuật và kinh tế

Một năm Điện ảnh Việt: Đáp án cho bài toán nghệ thuật và kinh tế

Ngày phát hành 8:30 | 18/1/2023

Lượt nghe: 2635

Nhìn lại một năm đã qua của điện ảnh nước nhà, nhận thấy những nỗ lực của các nghệ sỹ khi trở lại đường đua, đối diện với những khó khăn của nền kinh tế, những áp lực của sự cạnh tranh trong một thế giới phẳng. Mặt khác, ở góc độ doanh thu, với rất nhiều phim ra rạp bị thua lỗ lớn, chúng ta có thể hình dung điều gì trong ngôi nhà điện ảnh Việt hiện nay, với những khoảng trống, những thiếu hụt từ hạ tầng? Chương trình Đối thoại mở có cuộc trao đổi cùng nhà phê bình điện ảnh Đinh Trọng Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Thế giới điện ảnh… (Đối thoại mở 18/01/2023)

Nghệ thuật chèo: Làm thế nào để thu hút giới trẻ?

Nghệ thuật chèo: Làm thế nào để thu hút giới trẻ?

Ngày phát hành 0:0 | 28/3/2019

Lượt nghe: 1512

Nghệ thuật truyền thống nói chung, chèo nói riêng vốn được coi là bảo vật của văn hóa dân tộc. Thế nhưng, để đưa chèo đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là giới trẻ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. PV VOV6 trao đổi với Thượng tá, NSND Tự Long, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 27/03/2019)

Nghệ thuật múa rối: Từ tiết mục đến vở diễn có giá trị nghệ thuật!

Nghệ thuật múa rối: Từ tiết mục đến vở diễn có giá trị nghệ thuật!

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2020

Lượt nghe: 1115

Nghệ thuật múa rối từ lâu đã rất quen thuộc với người dân ở nhiều vùng miền nước ta. Gần đây, những vở diễn bề thế của nhà hát múa rối Việt Nam, nhà hát múa rối Thăng Long còn mang đến cho các khán giả những bất ngờ mới. Từ những tích truyện, trò rối và kỹ thuật biểu diễn đơn lẻ giờ đây các nghệ sỹ đã xây dựng được những vở diễn lớn với những cách thức biểu diễn vô cùng mới lạ. Vậy, người nghệ sỹ đã tìm tòi thể hiện thông qua hình ảnh con rối như thế nào? PV VOV6 đối thoại với đạo diễn, NSND Nguyễn Tiến Dũng - Nhà hát múa rối Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/06/2020)

Nghệ thuật hát Xẩm: Bảo tồn và phát huy sao cho hiệu quả?

Nghệ thuật hát Xẩm: Bảo tồn và phát huy sao cho hiệu quả?

Ngày phát hành 15:18 | 15/1/2021

Lượt nghe: 1310

Nhiều thế kỷ đã trôi qua, chặng đường phát triển của Xẩm từ một hình thức đàn hát dân gian dành riêng cho những người khiếm thị để mưu sinh nơi đầu đường góc chợ, bến nước, mom sông, nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu, thực sự là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam... Nhưng cho dù phát triển đến đâu, nếu không có một chiến lược bảo tồn và phát huy hiệu quả, nghệ thuật hát Xẩm sẽ đối mặt với nguy cơ mai một. PV VOV6 đối thoại với nhà nghiên cứu Mai Thiện xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 13/01/2021)

Cầu Long Biên và tầm nhìn di sản nghệ thuật nội đô

Cầu Long Biên và tầm nhìn di sản nghệ thuật nội đô

Ngày phát hành 9:7 | 9/6/2022

Lượt nghe: 2224

Cầu Long Biên là cây cầu đầu tiên nối hai bờ sông Hồng, như một chứng nhân lịch sử qua những thăng trầm của đất nước. Là một thành phần của di sản đô thị, cây cầu này mang những giá trị về mặt công nghệ không chỉ của nước ta mà là của thế giới, trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy cho Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại. Tới nay, cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô Hà Nội. Trong những ngày gần đây, những thông tin liên quan đến việc cầu Long Biên bị hư hại, khiến cho chúng ta phải đặt câu hỏi: chúng ta đang làm gì với cây cầu Long Biên? Nhìn rộng hơn, chúng ta đang ứng xử như thế nào với di sản kiến trúc đô thị Hà Nội? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/6/2022)

Con đường nào đưa nghệ thuật truyền thống đến với giới trẻ?

Con đường nào đưa nghệ thuật truyền thống đến với giới trẻ?

Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2020

Lượt nghe: 1453

Hiện nay, các loại hình nghệ thuật truyền thống đang chịu tác động rất lớn bởi cơ chế thị trường cùng với sự xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai. Vậy nên, để thu hút giới trẻ đến với nghệ thuật truyền thống là một “bài toán” không dễ. PV VOV6 đối thoại với NSƯT, đạo diễn Lê Tuấn Cường, Nhà hát Chèo Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 18/03/2020)

100 năm ngày Xiếc Việt Nam - Nhìn lại con đường phát triển của nghệ thuật Xiếc ở nước ta

100 năm ngày Xiếc Việt Nam - Nhìn lại con đường phát triển của nghệ thuật Xiếc ở nước ta

Ngày phát hành 15:23 | 20/12/2022

Lượt nghe: 1960

Trải qua quá trình phát triển gắn với những thăm trầm trong lịch sử đất nước, nghệ thuật Xiếc Việt Nam từ các gánh xiếc tư nhân đã trở thành những đơn vị xiếc chuyên nghiệp, được đông đảo khán giả trong nước và quốc tế đánh giá cao từ kỹ thuật biểu diễn đến chất lượng nghệ thuật. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng trò chuyện với NSND Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên Đoàn Xiếc Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 14/12/2022)

Bảo tồn nghệ thuật Tuồng truyền thống và hành trình vươn ra thế giới

Bảo tồn nghệ thuật Tuồng truyền thống và hành trình vươn ra thế giới

Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2020

Lượt nghe: 925

Nhiều năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ và phát triển, quảng bá nghệ thuật Tuồng truyền thống đến gần hơn với công chúng vẫn luôn là “bài toán” khó và không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo. PV VOV6 trao đổi với ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 26/02/2020)

Bích họa đường phố: Cần coi trọng không gian nghệ thuật

Bích họa đường phố: Cần coi trọng không gian nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2018

Lượt nghe: 2159

Thời gian qua, tranh bích họa xuất hiện nhiều trên các tuyến phố của Hà Nội. Vậy nhưng, sự bùng phát của việc trang trí bằng tranh bích họa đang biến đường phố thành bức tranh đa sắc và đằng sau nó còn không ít những băn khoăn (Đối thoại mở 21/11/2018)

Giữ chân người tài cho nghệ thuật sân khấu truyền thống: khó đến bao giờ?

Giữ chân người tài cho nghệ thuật sân khấu truyền thống: khó đến bao giờ?

Ngày phát hành 15:28 | 20/12/2023

Lượt nghe: 2327

Nghệ thuật sân khấu truyền thống cần có sự tiếp nối, kế thừa. Tuy vậy, trong những năm gần đây, khi số lượng tuyển sinh đầu vào các ngành nghệ thuật truyền thống gặp nhiều khó khăn, ít và có những chuyên ngành không có sinh viên, thì đương nhiên, đầu vào diễn viên cho các nhà hát cũng có nơi bị “bỏ trống”. Làm cách nào để giữ chân người tài cho sân khấu truyền thống là chủ đề cuộc bàn luận của phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với TS. NSND Lê Tuấn Cường, quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam. (Đối thoại mở 20/12/2023)

Đề tài chiến tranh cách mạng: Nét riêng độc đáo của nghệ thuật sân khấu Việt Nam

Đề tài chiến tranh cách mạng: Nét riêng độc đáo của nghệ thuật sân khấu Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2020

Lượt nghe: 722

Thời gian qua, đề tài chiến tranh cách mạng nhìn từ góc độ sáng tạo nghệ thuật được giới làm nghề xác định rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong đời sống đương đại. Nhiều tác phẩm sân khấu về đề tài chiến tranh khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn hiện diện và đồng hành trong đời sống tinh thần của người Việt. PV VOV6 trao đổi với Nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 26/8/2020)

Điện ảnh Việt: Làm gì để dung hòa giữa nghệ thuật và thương mại?

Điện ảnh Việt: Làm gì để dung hòa giữa nghệ thuật và thương mại?

Ngày phát hành 16:32 | 19/11/2021

Lượt nghe: 2363

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 có chủ đề “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn” diễn ra từ ngày 18 đến 20/11 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Yếu tố quan trọng để có một liên hoan phim thành công là chất lượng phim, hai năm qua bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các nghệ sĩ đã nỗ lực và có nhiều tác phẩm được dư luận đánh giá cao, một số phim ra rạp đạt được doanh thu ấn tượng. Tuy nhiên, phần lớn các phim do các hãng tư nhân sản xuất và thuộc về dòng phim thương mại. Làm thế nào để xây dựng và phát triển điện ảnh Việt có sự dung hòa giữa nghệ thuật và thương mại? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/11/2021)

Nên hay không nên cách tân nghệ thuật truyền thống?

Nên hay không nên cách tân nghệ thuật truyền thống?

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2019

Lượt nghe: 996

Nghệ thuật truyền thống luôn được xem là vốn quý của mỗi quốc gia. Thế nhưng, nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng và khó “đóng đinh” những gì được định danh là truyền thống mà phủ nhận sức sáng tạo của các thế hệ sau. PV VOV6 trao đổi với NSƯT Văn Chương, Phó Giám đốc Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam và giảng viên Đinh Xuân Kỷ, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 28/08/2019)

Làm gì để điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật?

Làm gì để điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật?

Ngày phát hành 15:4 | 2/4/2021

Lượt nghe: 1685

Thực tế hiện nay, các tác phẩm điêu khắc đương đại đang rất thiếu không gian sống. Ngoài các cuộc triển lãm thì không phải tác phẩm nào cũng có cơ hội để được trưng bày tại các bảo tàng, các không gian đô thị, không gian công cộng,... Vậy, làm thế nào để tác phẩm điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật? PV VOV6 đối thoại với Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 31/3/2021)

Không gian nghệ thuật công cộng: Làm sao để giữ gìn, khai thác bền vững?

Không gian nghệ thuật công cộng: Làm sao để giữ gìn, khai thác bền vững?

Ngày phát hành 10:16 | 24/8/2023

Lượt nghe: 3009

Những năm gần đây, các không gian nghệ thuật công cộng ra đời góp phần tạo cảnh quan sạch, đẹp, mang đến những trải nghiệm văn hóa cho cộng đồng, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội. Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác, các không gian này bị xuống cấp, không còn giữ được vẻ đẹp ban đầu, có nguy cơ trở thành “rác nghệ thuật”. Vậy, làm thế nào để bảo vệ, khai thác một cách bền vững những không gian nghệ thuật công cộng này? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với khách mời là họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, giảng viên Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. (Đối thoại mở 23/08/2023)

Không gian sáng tạo nghệ thuật: Sớm nở tối tàn?

Không gian sáng tạo nghệ thuật: Sớm nở tối tàn?

Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2019

Lượt nghe: 920

Hiện nay, các không gian sáng tạo nghệ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn trở ngại. Vậy làm thế nào để giúp cho mô hình này không rơi vào cảnh “sớm nở tối tàn”? PV VOV6 đối thoại với nhà nghiên cứu Trương Uyên Ly, Giám đốc Hanoi Grapevine xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 13/11/2019)

KTS Đoàn Kỳ Thanh: Người tạo dựng không gian sáng tạo nghệ thuật

KTS Đoàn Kỳ Thanh: Người tạo dựng không gian sáng tạo nghệ thuật

Ngày phát hành 17:13 | 13/10/2021

Lượt nghe: 729

Hà Nội hiện có khoảng 60 không gian sáng tạo, đây là điểm gặp gỡ của những cá nhân làm trong ngành sáng tạo như nghệ sĩ, nhà thiết kế, các doanh nghiệp khởi nghiệp và cộng đồng sáng tạo nghệ thuật nói chung. Thế nhưng, thực tế các không gian này còn nhỏ lẻ và chưa có đủ không gian đủ lớn để thu hút các nghệ sĩ ở các lĩnh vực khác nhau - đây cũng là điều mà kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh luôn trăn trở, thôi thúc anh kiến tạo nên những không gian đặc biệt dành cho sáng tạo văn hóa nghệ thuật. Tiếp nối những thành công từ các dự án như Zone 9, Hà Nội Creative city, mới đây dự án Quận nghệ thuật sông Hồng do kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh và các cộng sự thực hiện một lần nữa cho thấy nhiệt huyết của anh trong việc tạo dựng không gian sáng tạo nghệ thuật cho thành phố. (Hành trình Sáng tạo 10/10/2021)

Họa sỹ Nguyễn Thế Sơn - người kết nối những không gian sáng tạo nghệ thuật

Họa sỹ Nguyễn Thế Sơn - người kết nối những không gian sáng tạo nghệ thuật

Ngày phát hành 8:53 | 30/1/2024

Lượt nghe: 1355

Với người làm nghệ thuật, trong lòng ai cũng có một ngọn lửa của sáng tạo và tâm huyết. Nguyễn Thế Sơn biết dùng chính ngọn lửa của mình để khơi lên những ngọn lửa khác, kết nối, lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Các dự án nghệ thuật cộng đồng ở Hà Nội, đặc biệt trong khu vực quận Hoàn Kiếm với vai trò “chủ biên”, dẫn dắt, kết nối của họa sỹ Nguyễn Thế Sơn vừa làm mới không gian phố cổ vốn chật chội, đưa nghệ thuật đến gần cuộc sống, vừa giúp các họa sỹ trẻ có cơ hội được bày tỏ và thỏa mãn niềm đam mê. Các không gian di sản, không gian sáng tạo đang trở thành địa chỉ kết nối người dân bản địa và du khách, góp phần vào quá trình phát triển công nghiệp văn hóa sau này… (Hành trình sáng tạo 28/01/2024)

Họa sĩ Tào Hương - nghệ thuật không biên giới

Họa sĩ Tào Hương - nghệ thuật không biên giới

Ngày phát hành 15:31 | 3/8/2022

Lượt nghe: 1491

Họa sĩ Tào Hương vốn nổi tiếng với hàng loạt tác phẩm phong cảnh thiên nhiên cũng như những bức chân dung đầy màu sắc hấp dẫn. Tác phẩm của chị được yêu thích tại nhiều thị trường tranh trên thế giới, đặc biệt là những bức tranh phong cảnh phông tím lãng mạn khiến người xem bị thu hút bởi góc nhìn và sự cân bằng giữa các màu ấm và lạnh. (Hành trình Sáng tạo 31/7/2022)

Họa sĩ Triệu Khắc Tiến: Đam mê sáng tạo với nghệ thuật sơn mài

Họa sĩ Triệu Khắc Tiến: Đam mê sáng tạo với nghệ thuật sơn mài

Ngày phát hành 10:36 | 25/4/2022

Lượt nghe: 1571

Là một trong những nghệ sĩ sơn mài được giới mỹ thuật đánh giá cao về chuyên môn và khả năng thể nghiệm sáng tạo dựa trên nền cốt của sơn mài truyền thống, họa sĩ Triệu Khắc Tiến đã góp phần mang lại cho bức tranh sơn mài Việt một diện mạo mới, hơi thở mới, khẳng định sự sáng tạo không ngừng của người nghệ sĩ luôn phát huy những gia trị nghệ thuật truyền thống trong cuộc sống đương đại. (Hành trình Sáng tạo 24/4/2022)

Họa sĩ Vũ Đình Tuấn: Phá cách trong sáng tạo nghệ thuật

Họa sĩ Vũ Đình Tuấn: Phá cách trong sáng tạo nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 16/3/2020

Lượt nghe: 1258

Bằng sự thể hiện mới lạ và phong cách tạo hình đương đại, họa sĩ Vũ Đình Tuấn đã mê hoặc người xem bằng những tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự thăng hoa trong sáng tạo. (Hành trình Sáng tạo 15/03/2020)

Mai Tuyết Hoa: Người góp phần bảo tồn nghệ thuật hát xẩm

Mai Tuyết Hoa: Người góp phần bảo tồn nghệ thuật hát xẩm

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2019

Lượt nghe: 1085

Bằng tình yêu và ngọn lửa đam mê, sống hết mình cho nghệ thuật hát xẩm, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa đã dành phần lớn thời gian và tâm huyết cho bộ môn nghệ thuật dân gian này. Chị luôn mong muốn đưa xẩm đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là giới trẻ. (Hành trình Sáng tạo 13/01/2019)

Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Huệ: Người tiếp lửa cho nghệ thuật ca trù

Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Huệ: Người tiếp lửa cho nghệ thuật ca trù

Ngày phát hành 14:26 | 31/1/2023

Lượt nghe: 1303

Là nghệ sĩ chơi đàn tỳ bà nhưng hơn 20 năm qua, nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Huệ lại đam mê và miệt mài theo đuổi nghiệp ca trù. Chẳng mong được gì cho riêng mình, chỉ miễn sao được đàn, được hát và sống trọn tình yêu với bộ môn nghệ thuật mà chị nhận thấy nó giống như “sứ mệnh” của cuộc đời mình. Không chỉ âm thầm lưu giữ, bảo tồn một loại hình nghệ thuật đã từng có nguy cơ mai một, chị còn truyền dạy, lan tỏa tình yêu nghệ thuật ca trù đến với nhiều người. (Hành trình Sáng tạo 29/02/2023)

Nghệ sĩ ballet Thu Huệ và hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ

Nghệ sĩ ballet Thu Huệ và hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ

Ngày phát hành 0:0 | 24/3/2020

Lượt nghe: 821

Nghệ sĩ Thu Huệ được giới chuyên môn đánh giá là diễn viên ballet hàng đầu của Việt Nam hiện nay, chị được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh là 1 trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất năm 2020. Nhưng với chị, hành trình chinh phục những đỉnh cao mới chỉ bắt đầu. (Hành trình Sáng tạo 22/03/2020)

Nghệ sĩ Đào Thuỳ và những sáng tạo với nghệ thuật hoá trang

Nghệ sĩ Đào Thuỳ và những sáng tạo với nghệ thuật hoá trang

Ngày phát hành 16:39 | 11/4/2023

Lượt nghe: 1812

Hóa trang là một trong những bộ môn nghệ thuật góp phần không nhỏ vào thành công của tác phẩm sân khấu và điện ảnh. Năm 2018, vì thấy được tầm quan trọng và tính ứng dụng cao của chuyên ngành hóa trang, trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã đưa chuyên ngành vào đào tạo chính quy. Và người đề xuất đưa chuyên ngành này vào đó chính là giảng viên Đào Thùy. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, mời quý vị và các bạn gặp gỡ và nghe câu chuyện của nghệ sĩ Đào Thùy. (Hành trình sáng tạo 09/4/2023)

Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Thắm và con đường đến với nghệ thuật Chèo

Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Thắm và con đường đến với nghệ thuật Chèo

Ngày phát hành 10:43 | 4/10/2022

Lượt nghe: 1357

Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Thắm là một gương mặt trẻ tiềm năng trên sân khấu chèo. Vừa được thanh, vừa có sắc, dường như những lợi thế ấy đã đưa Hồng Thắm đến với nghệ thuật chèo một cách tự nhiên. Sau một chặng đường 15 năm gắn bó, nghệ sĩ Hồng Thắm đã được thử sức mình trong nhiều vai diễn và ngày càng khẳng định tài năng cũng như sự “chín nghề". (Hành trình Sáng tạo 02/10/2022)

Nghệ sĩ Quốc Phòng: Tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật chèo truyền thống

Nghệ sĩ Quốc Phòng: Tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật chèo truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2020

Lượt nghe: 1157

Sở hữu gương mặt góc cạnh, điển trai, nghệ sĩ Quốc Phòng đã tạo được dấu ấn với khán giả yêu thích chèo bằng những vai diễn cá tính và giọng hát chèo vang khỏe, đằm thắm, thiết tha. (Hành trình Sáng tạo 26/07/2020)

Nghệ sĩ Thu Hằng - Dành trọn đam mê cho nghệ thuật múa

Nghệ sĩ Thu Hằng - Dành trọn đam mê cho nghệ thuật múa

Ngày phát hành 11:53 | 16/8/2023

Lượt nghe: 1912

Phía sau những bộ váy áo lộng lẫy, những phút thăng hoa trên sân khấu với những bước nhảy mềm mại hay những cú xoay người lôi cuốn là những tháng ngày tập luyện miệt mài. Dẫu biết hành trình của mình đầy vất vả nhưng nghệ sĩ múa Thu Hằng vẫn muốn dành trọn tình yêu và tuổi trẻ cho ballet và hy vọng bộ môn nghệ thuật này sẽ đến gần hơn với công chúng. (Hành trình sáng tạo 30/7/2023)

Đinh Thị Thảo: Người miệt mài “giữ lửa” nghệ thuật chèo truyền thống

Đinh Thị Thảo: Người miệt mài “giữ lửa” nghệ thuật chèo truyền thống

Ngày phát hành 11:30 | 9/2/2021

Lượt nghe: 1177

Trong bối cảnh nền âm nhạc thị trường bùng nổ hiện nay, giới trẻ ít nhiều lơ đãng với nghệ thuật truyền thống. Thế nhưng, vẫn có người luôn đau đáu, với mong muốn xây dựng sân chơi gần gũi với những người trẻ để họ có động lực tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật cổ truyền. Một trong những người đó là Đinh Thị Thảo, người sáng lập dự án Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương. (Hành trình Sáng tạo 07/02/2021)

Con đường chinh phục nghệ thuật của nghệ sĩ cello Phan Đỗ Phúc

Con đường chinh phục nghệ thuật của nghệ sĩ cello Phan Đỗ Phúc

Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2020

Lượt nghe: 803

Nghệ sĩ Phan Đỗ Phúc đến với âm nhạc từ nhỏ, cơ duyên đặc biệt đã khiến anh gắn bó với cây đàn Cello hơn 20 năm nay. Với anh, âm nhạc là tình yêu và lẽ sống. (Hành trình Sáng tạo 25/10/2020)

Con đường đến với nghệ thuật múa của nghệ sĩ Trần Lệ Thanh

Con đường đến với nghệ thuật múa của nghệ sĩ Trần Lệ Thanh

Ngày phát hành 15:42 | 17/1/2022

Lượt nghe: 875

Đến với ballet cổ điển muộn hơn rất nhiều so với các nghệ sĩ khác nhưng chính bởi nỗ lực đam mê, nghệ sĩ trẻ Trần Lệ Thanh đã và đang khẳng định khả năng của mình bằng những vai diễn, từ những vở ballet kinh điển cho đến những vở múa đương đại bằng sự hoàn thiện bản thân trong từng động tác. (Hành trình Sáng tạo 16/01/2022)

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - người coi nghệ thuật là một cuộc chơi đầy đam mê

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - người coi nghệ thuật là một cuộc chơi đầy đam mê

Ngày phát hành 11:0 | 20/11/2023

Lượt nghe: 1424

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu là gương mặt quen thuộc trong giới hội họa nước ta. Tranh của ông được người yêu nghệ thuật không chỉ ở Huế, miền Trung hay trong nước yêu mến mà còn góp mặt ở nhiều phòng tranh, bộ sưu tập ở nước ngoài. Dù thể hiện ở đề tài nào, phong cảnh, hiện thực, vẽ chân dung hay trừu tượng... đều có phong cách riêng đậm nét. Trong chương trình hành trình sáng tạo hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ họa sĩ Đặng Mậu Tựu - người coi nghệ thuật là một cuộc chơi đầy đam mê. (Hành trình sáng tạo 05/11/2023)

Họa sĩ Hoàng Hà Tùng: “Cháy” hết mình vì nghệ thuật

Họa sĩ Hoàng Hà Tùng: “Cháy” hết mình vì nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2019

Lượt nghe: 1088

Họa sĩ Hoàng Hà Tùng là một nghệ sĩ đa tài, ông đã có nhiều cống hiến cho nền nghệ thuật Việt Nam nói chung và mỹ thuật nói riêng. (Hành trình Sáng tạo 20/01/2019)

Họa sĩ Lê Thế Anh: Mang lại góc nhìn nghệ thuật ấn tượng

Họa sĩ Lê Thế Anh: Mang lại góc nhìn nghệ thuật ấn tượng

Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2020

Lượt nghe: 1120

Lê Thế Anh là một họa sĩ tài năng của trường phái hiện thực, nghệ thuật của anh không ồn ào, đình đám mà nhẹ nhàng, giản dị cộng thêm một chút hóm hỉnh, vui tươi như chính con người anh. (Hành trình Sáng tạo ngày 05/04/2020)

Họa sĩ Nguyễn Khắc Hân và câu chuyện khám phá nghệ thuật

Họa sĩ Nguyễn Khắc Hân và câu chuyện khám phá nghệ thuật

Ngày phát hành 10:39 | 19/9/2022

Lượt nghe: 1357

Đến với tranh đồ họa bằng niềm đam mê nên ở tuổi 30, Nguyễn Khắc Hân mới bắt đầu học chuyên nghiệp. Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, 11 năm qua, anh chuyên tâm sáng tác tranh khắc gỗ, nỗ lực tìm tòi, thể nghiệm để mang đến cho dòng tranh truyền thống vốn được xem là mộc mạc, chân chất này một hơi thở mới của cuộc sống đương đại. (Hành trình Sáng tạo 18/9/2022)

Họa sĩ Phạm Khắc Quang và hành trình chinh phục nghệ thuật

Họa sĩ Phạm Khắc Quang và hành trình chinh phục nghệ thuật

Ngày phát hành 8:15 | 2/7/2021

Lượt nghe: 786

Hơn 20 năm chuyên tâm sáng tác tranh đồ họa, bằng tình yêu và sự tìm tòi, thể nghiệm, anh đã gặt hái được nhiều thành công và để lại dấu ấn riêng trong giới mỹ thuật và người yêu nghệ thuật. (Hành trình Sáng tạo 27/06/2021)

Hành trình nghệ thuật của nghệ sĩ múa đương đại Nguyễn Duy Thành

Hành trình nghệ thuật của nghệ sĩ múa đương đại Nguyễn Duy Thành

Ngày phát hành 15:35 | 8/6/2021

Lượt nghe: 669

Xuất phát điểm là một vũ công hip-hop, cơ duyên và niềm đam mê đặc biệt khiến nghệ sĩ, biên đạo múa Nguyễn Duy Thành chuyển hướng theo đuổi nghệ thuật múa đương đại, anh là nghệ sĩ đầu tiên ở nước ta kết hợp hip-hop với ngôn ngữ đương đại và truyền thống Á Đông để tạo nên phong cách riêng biệt. Nguyễn Duy Thành cũng là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi kết hợp giữa múa đương đại và chất liệu nghệ thuật tuồng truyền thống vào trong một vở diễn. (Hành trình Sáng tạo 06/6/2021)

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Biên đạo múa Phương Linh

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Biên đạo múa Phương Linh

Ngày phát hành 15:28 | 18/10/2022

Lượt nghe: 1810

Biên đạo múa Phương Linh là một trong những gương mặt trẻ tài năng của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Với nỗ lực không ngừng, chị đã mang lại cho những tác phẩm múa dân gian dân tộc một màu sắc đương đại nhưng vẫn thấm đẫm hồn cốt dân tộc. (Hành trình Sáng tạo 16/10/2022)

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của họa sĩ Tạ Huy Long

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của họa sĩ Tạ Huy Long

Ngày phát hành 9:7 | 8/12/2021

Lượt nghe: 928

Nhiều năm gần đây tên tuổi họa sĩ Tạ Huy Long không còn xa lạ với công chúng yêu nghệ thuật, gắn liền với những minh họa tác phẩm văn học nổi tiếng như Dế mèn phiêu lưu ký, Đêm núm sen cùng nhiều bộ truyện tranh lịch sử như Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Yết Kiêu, Dã tượng, Trần Nhân Tông. Anh cũng là nhân vật của chương trình hành trình sáng tạo hôm nay. (Hành trình Sáng tạo 05/12/2021)

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của họa sĩ Trịnh Tuân

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của họa sĩ Trịnh Tuân

Ngày phát hành 15:9 | 26/1/2021

Lượt nghe: 1063

Trong giới mỹ thuật nước ta hiện nay, họa sĩ Trịnh Tuân được đánh giá là một trong những họa sĩ sơn mài bậc thầy với những bức tranh vừa phát huy được kỹ thuật sơn mài truyền thống, vừa mang hơi thở hiện đại. Ông cũng là một trong số ít họa sĩ thành công ở cả lĩnh vực tổ chức nghệ thuật với các sự kiện kết nối giao lưu mỹ thuật trong nước và quốc tế. (Hành trình Sáng tạo 24/01/2021)

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà điêu khắc Lê Thị Hiền

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà điêu khắc Lê Thị Hiền

Ngày phát hành 0:0 | 18/8/2020

Lượt nghe: 735

Là một trong số ít phụ nữ chọn điêu khắc làm con đường chinh phục nghệ thuật, điêu khắc gia Lê Thị Hiền đã khẳng định được tài năng và định hình cho mình một phong cách riêng trong làng điêu khắc nước nhà. (Hành trình Sáng tạo 16/8/2020)

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà điêu khắc Vũ Bình Minh

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà điêu khắc Vũ Bình Minh

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2019

Lượt nghe: 947

Nhà điêu khắc Vũ Bình Minh là gương mặt trẻ có nhiều sáng tạo, các tác phẩm của anh được công chúng biết đến với phong cách tạo hình hiện đại nhưng ẩn chứa bên trong cái nhìn của người nghệ sĩ rung động trước thiên nhiên, cuộc sống và yêu văn hóa truyền thống dân tộc. (Hành trình Sáng tạo 13/11/2019)

Biên đạo múa Hoài Anh - Người nặng lòng với nghệ thuật múa dân tộc

Biên đạo múa Hoài Anh - Người nặng lòng với nghệ thuật múa dân tộc

Ngày phát hành 11:45 | 7/11/2022

Lượt nghe: 1507

Biên đạo múa Hoài Anh, Nhà hát Chèo Hà Nội hiện là một trong những “biên đạo” hàng đầu được các đạo diễn lựa chọn cho các vở diễn sân khấu. Miệt mài cống hiến gần 30 năm qua, chị đã xây dựng nhiều tiết mục, tác phẩm múa từ sân khấu Nhà hát đến các sự kiện lớn. Dù ở vị trí nào chị cũng dành hết đam mê và có nhiều sáng tạo độc đáo. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) tuần này, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về con đường nghệ thuật của biên đạo múa Hoài Anh. (Hành trình Sáng tạo 06/11/2022)

Con đường nghệ thuật của nghệ sĩ Mai Nguyên

Con đường nghệ thuật của nghệ sĩ Mai Nguyên

Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2019

Lượt nghe: 1619

Tinh tế, cảm xúc là những từ ngữ khi công chúng yêu nghệ thuật nhắc đến nghệ sĩ Mai Nguyên, anh để lại ấn tượng riêng trong lòng khán giả qua từng vai diễn, dù đó chỉ là vai diễn nhỏ. (Hành trình Sáng tạo 12/5/2019)

Con đường nghệ thuật của nghệ sĩ nhân dân Thu Hà

Con đường nghệ thuật của nghệ sĩ nhân dân Thu Hà

Ngày phát hành 10:52 | 31/12/2020

Lượt nghe: 1184

Nhắc đến nghệ sĩ nhân dân Thu Hà khán giả sẽ nhớ đến vai diễn đã ghi dấu tên tuổi của chị trong bộ phim “Lá ngọc cành vàng” của đạo diễn Vũ Châu sản xuất năm 1989. Xinh đẹp và tài năng nhưng những vai diễn trên sân khấu hay truyền hình, điện ảnh mà chị thực hiện hơn 30 năm qua cho thấy một Thu Hà luôn biến hóa với nhiều dạng nhân vật, nhiều tính cách khác nhau. (Hành trình Sáng tạo 27/12/2020)

Con đường nghệ thuật của nhạc sĩ Hoàng Thu Trang

Con đường nghệ thuật của nhạc sĩ Hoàng Thu Trang

Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2019

Lượt nghe: 939

Trong khi nhiều nhạc sĩ trẻ hướng đến những ca khúc hit sôi động, mang tính thị trường thì Hoàng Thu Trang lại đam mê với những sáng tác dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Không chỉ sáng tác, chị còn là nhà sản xuất âm nhạc và tổ chức những buổi hòa nhạc ở Việt Nam và Pháp, giới thiệu những nét đẹp văn hóa và âm nhạc Việt Nam đến bạn bè quốc tế. (Hành trình Sáng tạo 07/4/2019)

Con đường nghệ thuật của NSND Lê Khanh

Con đường nghệ thuật của NSND Lê Khanh

Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2020

Lượt nghe: 981

Nhắc đến NSND Lê Khanh khán giả sẽ nghĩ đến hình ảnh một người phụ nữ Hà thành xinh đẹp, tài năng. Các vai diễn của chị luôn biến hóa với nhiều dạng nhân vật, nhiều tính cách khác nhau. Chị luôn muốn khám phá khả năng của bản thân và thăng hoa trong nghệ thuật. (Hành trình Sáng tạo 20/09/2020)

Con đường nghệ thuật của nữ nghệ sĩ Lương Giang

Con đường nghệ thuật của nữ nghệ sĩ Lương Giang

Ngày phát hành 16:18 | 9/3/2021

Lượt nghe: 755

Để lại dấu ấn cho khán giả với hàng chục vai diễn trong những bộ phim truyền hình nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh vai trò diễn viên, Lương Giang còn là một họa sĩ. Với chị, hội họa chính là niềm đam mê, là con đường chị muốn đi lâu dài. Không chỉ dừng lại ở việc vẽ tranh, mở phòng tranh để tổ chức triển lãm mà Lương Giang còn mang trong mình khát vọng gieo ước mơ hội họa đến cho các em nhỏ với những hoạt động thiện nguyện đầy tính nhân văn của mình. (Hành trình Sáng tạo 07/3/2021)

Con đường nghệ thuật độc đáo của nghệ sĩ piano Phó An My

Con đường nghệ thuật độc đáo của nghệ sĩ piano Phó An My

Ngày phát hành 10:53 | 14/2/2022

Lượt nghe: 1669

Từng du học và tốt nghiệp xuất sắc ở Đức, là nghệ sĩ dương cầm hiếm hoi của nước ta từng chơi ở nhà hát Philharmonie de Paris (Pháp), nghệ sĩ piano Phó An My lại có một tình yêu đặc biệt với những nét đẹp của âm nhạc truyền thống. Chọn một con đường đi đầy chông gai khi liên tục thử nghiệm kết hợp giữa âm nhạc cổ điển với chất liệu âm nhạc dân gian truyền thống, chị không ngừng sáng tạo, tạo dựng cho mình phong cách riêng. (Hành trình Sáng tạo 13/02/2022)

Con đường sáng tạo nghệ thuật của nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền

Con đường sáng tạo nghệ thuật của nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền

Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2019

Lượt nghe: 1476

Kế thừa được vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc truyền thống, nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền đã gây dựng và phát triển thành công các công trình nghệ thuật có sức lan tỏa tới cộng đồng, đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của nghệ thuật điêu khắc đương đại nước ta. (Hành trình Sáng tạo 24/3/2019)

Con đường sáng tạo nghệ thuật của NSNA Kim Mạnh

Con đường sáng tạo nghệ thuật của NSNA Kim Mạnh

Ngày phát hành 7:57 | 28/7/2021

Lượt nghe: 714

Là một người công tác trong ngành xây dựng nhưng với tình yêu và sự đam mê với thuật nhiếp ảnh, gần 30 năm qua, nhiếp ảnh gia Kim Mạnh đã kiên trì theo đuổi và chinh phục bộ môn nghệ thuật này. Với thế mạnh về chụp ảnh đời thường, các bức ảnh của anh không cầu kỳ hoa mỹ nhưng giàu tính nghệ thuật và mang đậm hơi thở cuộc sống. (Hành trình Sáng tạo 25/07/2021)

Chặng đường nghệ thuật của họa sĩ Doãn Hoàng Lâm

Chặng đường nghệ thuật của họa sĩ Doãn Hoàng Lâm

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2020

Lượt nghe: 884

Lựa chọn tranh nuy nghệ thuật làm con đường phát triển của mình, họa sĩ Doãn Hoàng Lâm đã vấp phải khá nhiều chông gai. Hơn 20 năm theo đuổi, đến nay, những bức tranh nuy theo phong cách trìu tượng và biểu hiện đã đưa anh trở thành họa sĩ nổi tiếng hàng đầu nước ta. (Hành trình Sáng tạo 04/10/2020)

Chặng đường nghệ thuật của nhạc sĩ, NSND Trọng Đài

Chặng đường nghệ thuật của nhạc sĩ, NSND Trọng Đài

Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2020

Lượt nghe: 745

Năm 1993, lần đầu tiên bài hát “Hà Nội đêm trở gió” được trình diễn trong vở kịch cùng tên của nhà văn Chu Lai. Với âm điệu trữ tình, sâu lắng, tác phẩm nhanh chóng đến với giới yêu nhạc cả nước. Đây cũng là ca khúc mở màn cho âm nhạc Trọng Đài đến với công chúng sau nhiều năm âm thầm viết nhạc không lời. (Hành trình Sáng tạo 06/9/2020)

Chặng đường nghệ thuật đầy thú vị của NSND Việt Thắng

Chặng đường nghệ thuật đầy thú vị của NSND Việt Thắng

Ngày phát hành 14:23 | 13/7/2021

Lượt nghe: 686

Hơn 40 năm trước, lớp diễn viên khóa 1 của Nhà hát Kịch Việt Nam đã đào tạo nên những tên tuổi lớn của sân khấu nước nhà như: NSND Lan Hương, NSND Trung Anh, NSƯT Quế Hằng, NSƯT Quốc Khánh, trong đó, NSND Việt Thắng - một trong những nghệ sĩ trẻ nhất khóa học và cũng là nghệ sĩ hiếm hoi gắn bó với sân khấu kịch cho đến ngày hôm nay, nếu bạn bè cùng lứa sớm đã thành danh thì thành công đến với anh muộn màng hơn nhưng cũng thật ngọt ngào. (Hành trình Sáng tạo 11/07/2021)

NSND Hương Thơm: “Cháy” hết mình với nghệ thuật tuồng

NSND Hương Thơm: “Cháy” hết mình với nghệ thuật tuồng

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2019

Lượt nghe: 1793

Là người tâm huyết với nghệ thuật tuồng, NSND Hương Thơm luôn trăn trở không nguôi về loại hình nghệ thuật truyền thống của ông cha đang ngày càng bị mai một. (Hành trình Sáng tạo 21/4/2019)

Nguyễn Quốc Hoàng Anh - Nghệ sĩ trẻ tài năng và tâm huyết với nghệ thuật truyền thống

Nguyễn Quốc Hoàng Anh - Nghệ sĩ trẻ tài năng và tâm huyết với nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 9:46 | 9/8/2022

Lượt nghe: 1473

Để nghệ thuật truyền thống không bị quên lãng, nhiều bạn trẻ có những ý tưởng độc đáo và triển khai những dự án góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với khán giả, nhất là giới trẻ, trong đó có thể kể đến Nguyễn Quốc Hoàng Anh - người sáng lập, giám đốc nghệ thuật của dự án “Lên ngàn”. Anh ấp ủ nhiều dự định mới lạ về sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống với nhiều lĩnh vực nghệ thuật đương đại để kể câu chuyện mới về di sản cũng như văn hóa dân gian. (Hành trình Sáng tạo 07/8/2022)

Nguyễn Vân Anh, Giám đốc CSAGA và dự án đưa nghệ thuật tới cộng đồng

Nguyễn Vân Anh, Giám đốc CSAGA và dự án đưa nghệ thuật tới cộng đồng

Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2019

Lượt nghe: 1392

Lấy nghệ thuật làm phương tiện để phản ánh, góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) Nguyễn Vân Anh được biết đến như người bảo vệ quyền của những người yếu thế, trẻ em, phụ nữ bị tổn thương bởi kỳ thị và bạo lực trong xã hội. (Hành trình Sáng tạo 31/03/2019)

NSƯT Tiến Minh và chặng đường nghệ thuật đầy thú vị

NSƯT Tiến Minh và chặng đường nghệ thuật đầy thú vị

Ngày phát hành 17:7 | 2/6/2021

Lượt nghe: 662

Trong giới nghệ thuật nước ta, chắc hẳn hiếm có nghệ sĩ nào sở hữu nhiều danh xưng như nghệ sĩ ưu tú Tiến Minh. Xuất phát điểm là một nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Hà Nội, NSƯT Tiến Minh lấn sân sang âm nhạc với hàng chục ca khúc ăn khách trên thị trường, chưa thỏa đam mê, bỗng Tiến Minh ngồi viết kịch bản và ở địa hạt nào, từ vai trò diễn viên, nhạc sĩ, đạo diễn, biên kịch cũng thấy mảng màu riêng, khó trộn lẫn. (Hành trình Sáng tạo 30/5/2021)

NSƯT Trần Quốc Đông và tình yêu với nghệ thuật xiếc

NSƯT Trần Quốc Đông và tình yêu với nghệ thuật xiếc

Ngày phát hành 16:32 | 5/4/2021

Lượt nghe: 647

Gia đình không ai theo nghệ thuật, riêng Trần Quốc Đông đi theo xiếc - môn nghệ thuật khắc nghiệt đòi hỏi sự khổ luyện, “nước mắt trước nụ cười sau”. Tuy nhiên, như người ta vẫn nói “nghề chọn người”. Xiếc đã chọn Trần Quốc Đông để anh cùng các bạn diễn tỏa sáng trên sân khấu với tiết mục “Tạo hình trên đôi giày trượt”. Hơn 20 năm gắn bó với đôi giày patin, anh được coi là “phù thủy” trên đôi giày trượt với hàng loạt huy chương tại các kỳ liên hoan xiếc trong và ngoài nước. (Hành trình Sáng tạo 04/4/2021)

NSƯT Trịnh Kim Chi: Cống hiến hết mình vì nghệ thuật

NSƯT Trịnh Kim Chi: Cống hiến hết mình vì nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 20/10/2020

Lượt nghe: 670

Nghệ sĩ ưu tú Trịnh Kim Chi bén duyên với điện ảnh và sân khấu từ rất sớm, chị luôn nỗ lực cống hiến hết mình vì nghệ thuật chứ không chỉ dựa vào năng khiếu trời cho. (Hành trình Sáng tạo 18/10/2020)

NSND Minh Gái: Hết lòng với nghệ thuật Tuồng truyền thống

NSND Minh Gái: Hết lòng với nghệ thuật Tuồng truyền thống

Ngày phát hành 15:17 | 22/4/2021

Lượt nghe: 606

Đã từ lâu vai diễn Hồ Nguyệt Cô trong trích đoạn tuồng cổ “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” đóng đinh tên tuổi NSND Minh Gái. Suốt chặng đường dài gắn bó với nghệ thuật tuồng, sự thành công của chị không chỉ là duyên trời phú mà còn là sự dấn thân, dám làm, dám thử để mang đến cho khán giả những năng lượng và đổi mới trong nghệ thuật tuồng. (Hành trình Sáng tạo 18/04/2021)

NSND Minh Thu: Sống chọn đam mê với nghệ thuật chèo truyền thống

NSND Minh Thu: Sống chọn đam mê với nghệ thuật chèo truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2019

Lượt nghe: 910

Sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật, bằng niềm đam mê và phấn đấu không ngừng nghỉ, NSND Minh Thu sớm khẳng định được tên tuổi của mình trong lòng những người yêu nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng. (Hành trình Sáng tạo 15/09/2019)

NSND Nguyễn Thị Tâm Chính: Dành trọn tình yêu cho nghệ thuật xiếc

NSND Nguyễn Thị Tâm Chính: Dành trọn tình yêu cho nghệ thuật xiếc

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2020

Lượt nghe: 963

Biệt danh “Cô hàng giải khát” đã gắn bó với NSND Nguyễn Thị Tâm Chính - một tài năng của nghệ thuật xiếc những năm 60 của thế kỷ trước. Năm nay, dù đã ở vào độ tuổi 70 nhưng nữ nghệ sĩ nhân dân duy nhất của ngành xiếc vẫn cháy bỏng niềm đam mê nghệ thuật xiếc. (Hành trình Sáng tạo 13/12/2020)

NSND Thúy Ngần: Cống hiến trọn đời cho nghệ thuật Chèo truyền thống

NSND Thúy Ngần: Cống hiến trọn đời cho nghệ thuật Chèo truyền thống

Ngày phát hành 11:14 | 20/7/2021

Lượt nghe: 736

Là người tiếp nối thành công các thế hệ đi trước, cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hát, múa và diễn có lửa, NSND Thúy Ngần đã thể hiện xuất sắc vai diễn Xúy Vân trên sân khấu. (Hành trình Sáng tạo 18/07/2021)

NSND Văn Thủy: Nặng lòng với nghệ thuật Tuồng

NSND Văn Thủy: Nặng lòng với nghệ thuật Tuồng

Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2019

Lượt nghe: 1034

Sở hữu giọng hát trầm, vang cùng với lợi thế về vóc dáng, NSND Văn Thủy cống hiến cho người xem những vai diễn thăng hoa, thể hiện được khí chất và tính cách của từng nhân vật. (Hành trình Sáng tạo 24/11/2019)

NSƯT Chí Kiên với tình yêu dành cho nghệ thuật múa rối truyền thống

NSƯT Chí Kiên với tình yêu dành cho nghệ thuật múa rối truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 15/9/2020

Lượt nghe: 724

Hơn 30 năm gắn bó với loại hình sân khấu múa rối truyền thống, NSƯT Chí Kiên vẫn không ngừng bền bỉ sáng tạo ra những con rối. Anh luôn nỗ lực là cầu nối đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với công chúng. (Hành trình Sáng tạo ngày 13/9/2020)

NSƯT Diệu Hương - người góp phần gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật ca Huế

NSƯT Diệu Hương - người góp phần gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật ca Huế

Ngày phát hành 12:19 | 20/9/2021

Lượt nghe: 780

Hơn 10 năm về công tác tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam cũng là chừng ấy năm NSƯT Diệu Hương gắn bó với việc bẻ làn nắn điệu, biên tập, thu âm các làn điệu Ca Huế để gửi tới thính giả và đồng bào cả nước. Mặc dù được đào tạo bài bản về kĩ thuật thanh nhạc nhưng khi đến với Ca Huế, NSƯT Diệu Hương đã cố gắng học hỏi các thế hệ đi trước và tự nghiên cứu để gắn bó với loại hình âm nhạc cổ truyền bác học này. (Hành trình Sáng tạo 19/9/2021)

NSƯT Khuất Quỳnh Hoa: Nghệ thuật chân chính luôn có lửa

NSƯT Khuất Quỳnh Hoa: Nghệ thuật chân chính luôn có lửa

Ngày phát hành 10:13 | 27/5/2024

Lượt nghe: 1671

NSƯT Khuất Quỳnh Hoa là gương mặt bảo chứng thành công cho nhiều vở kịch như Hamlet, Bóng rối, Ảo ảnh hạnh phúc, Bệnh sỹ… Diễn xuất đa dạng cùng khả năng đọc thấu tâm lý nhân vật, Quỳnh Hoa được thử thách qua nhiều vai diễn từ hiện đại đến cổ điển. Chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay hy vọng sẽ mang đến cho thính giả nhiều hơn những câu chuyện nghề của cô. (Hành trình sáng tạo 26/5/2024)

NSƯT Lộc Huyền: Dành trọn đam mê cho nghệ thuật Tuồng truyền thống

NSƯT Lộc Huyền: Dành trọn đam mê cho nghệ thuật Tuồng truyền thống

Ngày phát hành 10:27 | 16/8/2022

Lượt nghe: 1371

Với sự phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật đa dạng như hiện nay, sân khấu truyền thống nói chung và nghệ thuật Tuồng nói riêng gặp không ít khó khăn. Nhưng trong muôn vàn khó khăn đó vẫn có những nghệ sĩ trẻ quyết tâm theo đuổi, nặng lòng và đau đáu với nghề, nghệ sĩ ưu tú Lộc Huyền - Nhà hát Tuồng Việt Nam là một trong số nghệ sĩ trẻ như thế. (Hành trình Sáng tạo 14/8/2022)

NSƯT Mạnh Cường: Đam mê với nghệ thuật hề xiếc

NSƯT Mạnh Cường: Đam mê với nghệ thuật hề xiếc

Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019

Lượt nghe: 860

Đam mê với nghệ thuật hề xiếc, nghệ sĩ ưu tú Mạnh Cường đã mang tiếng cười đến với các em nhỏ qua những vai hề xiếc hết sức vui nhộn và hóm hỉnh. Anh đã góp phần không nhỏ làm nên những ký ức tuổi thơ đầy ắp tiếng cười hồn nhiên. (Hành trình Sáng tạo 27/01/2019)

NSƯT Minh Nhan: Tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật chèo truyền thống

NSƯT Minh Nhan: Tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật chèo truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2020

Lượt nghe: 731

Những ai yêu nghệ thuật chèo chắc hẳn đều từng được nghe giọng hát chèo rất tình, mộc mạc, nồng nàn cảm xúc và cách diễn sinh động, sáng tạo của NSƯT Minh Nhan. Suốt 30 năm sống hết mình với chèo, trải qua mọi buồn vui thăng trầm của nghề, NSƯT Minh Nhan luôn mong muốn cùng những đồng nghiệp tài năng của mình giữ gìn nghiệp Tổ giữa đất Thủ đô, đưa nghệ thuật chèo trở về vị trí xứng đáng trong kho tàng nghệ thuật truyền thống nước ta. (Hành trình Sáng tạo 27/9/2020)

NSƯT Minh Phương với tình yêu dành cho nghệ thuật truyền thống

NSƯT Minh Phương với tình yêu dành cho nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 7/7/2020

Lượt nghe: 837

Với giọng hát đằm thắm, có chất riêng, mộc mạc, giản dị, NSƯT Minh Phương là một trong số ít ỏi những giọng chèo hay được các nghệ sĩ chèo nổi tiếng và uy tín rất coi trọng. (Hành trình Sáng tạo 05/07/2020)

NSƯT Ngọc Ánh: “Cháy” mãi tình yêu với nghệ thuật Chèo truyền thống

NSƯT Ngọc Ánh: “Cháy” mãi tình yêu với nghệ thuật Chèo truyền thống

Ngày phát hành 10:48 | 4/1/2022

Lượt nghe: 903

Xuất thân trong một gia đình con nhà nòi nghệ thuật, nghệ sĩ ưu tú Ngọc Ánh đến với nghệ thuật chèo với sự dìu dắt của cha mẹ vốn là những nghệ nhân nổi tiếng Xứ Đoài. Gần 40 năm gắn bó với sân khấu chèo và ghi dấu ấn ở nhiều dạng vai, chị không chỉ hóa thân vào các vai đào thương, đào lệch mà còn rất thành công ở những vai hề chèo. Chị là một trong những nghệ sĩ xuất sắc nhất của chiếng chèo Xứ Đoài. (Hành trình Sáng tạo 02/01/2022)

NSƯT Nguyễn Kiều Oanh: Hết lòng với nghệ thuật Tuồng truyền thống

NSƯT Nguyễn Kiều Oanh: Hết lòng với nghệ thuật Tuồng truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2020

Lượt nghe: 1041

Gần 30 năm gắn bó với sân khấu Tuồng, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Kiều Oanh là một trong những gương mặt nổi bật của nhà hát Tuồng Việt Nam. Chị dành trọn tình yêu, niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật truyền thống này và tâm huyết đào tạo thế hệ kế cận. (Hành trình Sáng tạo 20/12/2020)

NSƯT Quang Khải: Đam mê nghệ thuật cải lương truyền thống

NSƯT Quang Khải: Đam mê nghệ thuật cải lương truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019

Lượt nghe: 1137

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo xứ Nghệ, NSƯT Quang Khải đã sớm có niềm đam mê nghệ thuật và gắn bó cả đời mình với sân khấu cải lương truyền thống. (Hành trình Sáng tạo 13/10/2019)

NSƯT Thanh Ngoan: Đam mê nghệ thuật chèo truyền thống

NSƯT Thanh Ngoan: Đam mê nghệ thuật chèo truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2019

Lượt nghe: 893

Đam mê và gắn bó chèo từ nhỏ, NSƯT Thanh Ngoan đã “đóng đinh” được tên tuổi của mình với cái nghiệp chèo gian truân này. Chị luôn trăn trở làm sao để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa nghệ thuật chèo truyền thống. (Hành trình Sáng tạo 10/3/2019)

NS Nguyễn Đức Hiếu: Đam mê nghệ thuật ballet cổ điển

NS Nguyễn Đức Hiếu: Đam mê nghệ thuật ballet cổ điển

Ngày phát hành 7:34 | 25/3/2021

Lượt nghe: 1001

Với tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật từ nhỏ, nghệ sĩ ballet Nguyễn Đức Hiếu là gương mặt trẻ tài năng và đầy triển vọng của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. (Hành trình Sáng tạo 21/3/2021)

Thế giới sáng tạo nghệ thuật của họa sĩ, nghệ sĩ ưu tú Doãn Bằng

Thế giới sáng tạo nghệ thuật của họa sĩ, nghệ sĩ ưu tú Doãn Bằng

Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2020

Lượt nghe: 708

Trong sân khấu hiện đại ngày nay, nghệ sĩ ưu tú Doãn Bằng là một trong số ít họa sĩ chuyên thiết kế mỹ thuật sân khấu trên máy vi tính. Anh luôn tìm cách bước qua những niêm luật của bài bản để đi tìm sự sáng tạo mới cho tác phẩm của mình. (Hành trình Sáng tạo 03/5/2020)

Trần Tuấn Long: Thăng hoa sáng tạo nghệ thuật truyền thống

Trần Tuấn Long: Thăng hoa sáng tạo nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2019

Lượt nghe: 1122

Họa sĩ Trần Tuấn Long được giới họa sĩ nhắc đến là một trong những người nổi tiếng về dòng tranh sơn mài, anh đã diễn tả thế giới tín ngưỡng biến ảo lung linh trong đạo Mẫu với màu sắc nguyên sơ, đầy sức sống. (Hành trình Sáng tạo 30/12/2018)

Trần Văn An: Đam mê sáng tạo với nghệ thuật điêu khắc

Trần Văn An: Đam mê sáng tạo với nghệ thuật điêu khắc

Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2019

Lượt nghe: 912

Được biết đến là nhà điêu khắc có dấu ấn riêng với chất liệu sáng tác chủ đạo là sắt thép, kim loại, nhà điêu khắc Trần Văn An đã sáng tạo nên những tác phẩm điêu khắc mang hơi thở cuộc sống đương đại. (Hành trình Sáng tạo 18/08/2019)

Trịnh Minh Tiến: Người đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng

Trịnh Minh Tiến: Người đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng

Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2018

Lượt nghe: 2318

Với phong cách sáng tác mới lạ, lối vẽ tả thực, tranh của họa sĩ Trịnh Minh Tiến mang đến cho người xem cảm giác hư ảo, siêu thực. (Chân dung nghệ sỹ 10/12/2018)

Biên đạo múa Trần Ly Ly: "Cháy" hết mình vì nghệ thuật múa đương đại

Biên đạo múa Trần Ly Ly:

Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2018

Lượt nghe: 1948

Nghệ sĩ ưu tú, biên đạo múa Trần Ly Ly là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền nghệ thuật múa đương đại Việt Nam. Trên nhiều cương vị, với những vai trò khác nhau nhưng dù ở đâu, làm gì, tâm huyết và sự sáng tạo của chị vẫn luôn dành cho nghệ thuật múa, đặc biệt là múa đương đại (Chân dung nghệ sỹ/15-10-2018)

Họa sĩ Trần Đại Thắng và giấc mơ sách nghệ thuật “Made by Viet Nam”

Họa sĩ Trần Đại Thắng và giấc mơ sách nghệ thuật “Made by Viet Nam”

Ngày phát hành 15:31 | 15/10/2024

Lượt nghe: 262

Với quan niệm sách không chỉ để đọc, mỗi cuốn sách luôn xứng đáng được làm một cách trang trọng, với sự khác biệt, có thể coi như một tác phẩm nghệ thuật, hai mươi năm nay, họa sĩ Trần Đại Thắng- Giám đốc Công ty cổ phần sách Đông A đã kiên định, theo đuổi việc tạo nên những ấn bản đặc biệt hay còn gọi là sách nghệ thuật, sách thủ công. Bằng niềm đam mê, sự trân trọng sách, họa sĩ Trần Đại Thắng đã tạo nên một con đường, hiện thực hóa ước mơ nâng tầm sách Việt, để chúng ta ngày càng tự hào hơn về những ấn bản đặc biệt “Made by Viet Nam”. (Tôi và Tôi 17/10/2024)

Họa sỹ Nguyễn Văn Chuyên rong chơi cùng nghệ thuật

Họa sỹ Nguyễn Văn Chuyên rong chơi cùng nghệ thuật

Ngày phát hành 14:51 | 16/2/2023

Lượt nghe: 1978

Họa sỹ Nguyễn Văn Chuyên sinh năm 1969 tại Hải Dương, hiện là giảng viên chính khoa Thiết kế Mỹ thuật, trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội. Dẫu có một bộ sưu tập giải thưởng mỹ thuật, song bản thân anh lại quan niệm về nghề rất giản dị và khiêm tốn: “Tôi coi nghệ thuật là một cuộc chơi. Hạnh phúc là khi được vẽ, được tự do trong thế giới sáng tạo”. Anh chọn hình thức biểu hiện trừu tượng như một cách mở lòng mình để đối thoại với người yêu nghệ thuật qua từng tác phẩm...

Kết nối sức mạnh của các Không gian sáng tạo nghệ thuật

Kết nối sức mạnh của các Không gian sáng tạo nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2020

Lượt nghe: 782

Để khuyến khích cái mới, có giá trị với cộng đồng được xuất hiện, cần thiết phải có một cái nhìn cởi mở, đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của Không gian sáng tạo nghệ thuật. Trong bối cảnh này, làm thế nào để các Không gian sáng tạo kết nối và hỗ trợ nhau cùng tạo nên sức mạnh và phát triển lâu dài? Đây cũng là nội dung kỳ cuối của loạt phóng sự “Không gian sáng tạo nghệ thuật: Làm sao để không “Sớm nở tối tàn?”. (Làn sóng nghệ thuật 31/3/2020)

KTS Vũ Hiệp và ấn phẩm mới "Sự kiến tạo các nền nghệ thuật”

KTS Vũ Hiệp và ấn  phẩm mới

Ngày phát hành 20:38 | 4/3/2023

Lượt nghe: 1037

Với cuốn sách “Sự kiến tạo các nền nghệ thuật”, kiến trúc sư Vũ Hiệp đã lý giải sự kiến tạo của các nền văn hóa, văn minh dựa trên những căn cứ về địa lý, tính cách con người bản địa và huyền thoại trong mỗi cộng đồng. Cũng trong cuốn sách này, anh đã đưa ra một góc nhìn riêng về sự phát triển của kiến trúc nước ta... (Làn sóng nghệ thuật 03/03/2023)

Không gian nghệ thuật đặc biệt của Thủ đô

Không gian nghệ thuật đặc biệt của Thủ đô

Ngày phát hành 0:0 | 13/10/2019

Lượt nghe: 736

Nhà hát Múa rối Thăng Long đã trải qua nửa thế kỷ hình thành và phát triển, là đơn vị nghệ thuật sân khấu duy nhất ở nước ta biểu diễn thường xuyên và liên tục 365 ngày trong năm. (Làn sóng nghệ thuật 11/10/2019)

Không gian sáng tạo nghệ thuật: Cần một vị trí xứng đáng

Không gian sáng tạo nghệ thuật: Cần một vị trí xứng đáng

Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2020

Lượt nghe: 713

So với những loại hình kinh doanh khác, một Không gian sáng tạo nghệ thuật là rất khác biệt, bởi nó tạo ra những giá trị tinh thần, giá trị xã hội và ý nghĩa đối với cộng đồng, chứ không chỉ tạo ra giá trị vật chất được đo đếm qua doanh thu, lợi nhuận. Đây là vấn đề được đặt ra trong kỳ 2 của loạt phóng sự “Không gian sáng tạo nghệ thuật: Làm sao để không “sớm nở tối tàn”? (Làn sóng nghệ thuật 27/3/2020)

Nghệ sĩ trẻ và nghệ thuật đương đại

Nghệ sĩ trẻ và nghệ thuật đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2019

Lượt nghe: 762

Sự xuất hiện và phát triển của nghệ thuật đương đại với các hình thức sắp đặt, trình diễn, video art… với cách thức biểu đạt mới lạ không còn xa lạ với giới nghệ thuật, nhất là nghệ sĩ trẻ. (Làn sóng nghệ thuật 01/3/2019)

Làm thế nào để nghệ thuật hàn lâm đến gần hơn với công chúng?

Làm thế nào để nghệ thuật hàn lâm đến gần hơn với công chúng?

Ngày phát hành 23:23 | 26/7/2021

Lượt nghe: 466

Suốt một thời gian dài, nghệ thuật hàn lâm bị mặc định là xa lạ, khó hiểu. Tuy nhiên, thời gian gần đây các chương trình biểu diễn như giao hưởng, ba lê, nhạc kịch diễn ra thường xuyên, với những đêm diễn cháy vé là tín hiệu đáng mừng, cho thấy thị hiếu công chúng khán giả đã có sự thay đổi. Nhưng có lẽ, sâu xa của hiện tượng này chính là bởi nỗ lực của những người làm nghề, dám đổi mới, dám đầu tư những tác phẩm có chất lượng. (Làn sóng nghệ thuật 22/06/2021)

Liên hoan ảnh nghệ thuật “Hà Nội - Hội nhập và phát triển”

Liên hoan ảnh nghệ thuật “Hà Nội - Hội nhập và phát triển”

Ngày phát hành 16:15 | 7/8/2023

Lượt nghe: 1306

Đề tài “Hà Nội - Hội nhập và phát triển” đã được các nhiếp ảnh gia thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, góc nhìn sáng tạo về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống… của thủ đô, 68 tác phẩm trong hơn 1.000 tác phẩm của 163 tác giả tham gia được chọn trưng bày tại không gian Phố sách Hà Nội. 11 tác phẩm tham gia Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ X đoạt giải, gồm 1 HCV, 2 HCB, 3 HCB và 5 giải Khuyến khích. (Làn sóng nghệ thuật)

Hình tượng Bác Hồ trong chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”

Hình tượng Bác Hồ trong chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”

Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019

Lượt nghe: 659

Bốn trích đoạn kịch “Miền Nam trong trái tim Người”, “Đêm giao thừa”, “Nỗi đau”, “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” do Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 sản xuất. (Làn sóng nghệ thuật 16/8/2019)

Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý (kỳ 4 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý (kỳ 4 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 10:21 | 25/3/2024

Lượt nghe: 1783

Khi đầu vào khó tuyển được những người như kì vọng thì đương nhiên đầu ra cũng không thể có chất lượng. Một trong những bài toán khó của nghệ thuật sân khấu truyền thống chính là thu hút các bạn trẻ đến với nghệ thuật, duy trì lớp kế cận, giữ chân các nghệ sĩ có tiềm năng ở lại nhà hát với những cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý. Mong muốn là vậy nhưng thực tế với các ngành nghệ thuật truyền thống vốn dĩ đặc thù về năng khiếu, đào tạo từ rất sớm, thời gian đào tạo dài nhưng lại chưa có cơ chế đãi ngộ đặc thù trong công tác tuyển dụng, sử dụng viên chức, chế độ nghỉ hưu. Đây cũng là nội dung kỳ 4 loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, với nhan đề “Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý”.

Gốm nghệ thuật Việt Nam

Gốm nghệ thuật Việt Nam

Ngày phát hành 22:46 | 7/11/2021

Lượt nghe: 532

Triển lãm chuyên đề do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, giới thiệu những tìm tòi, sáng tạo của các tác giả, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật gốm trong đời sống đương đại. (Làn sóng nghệ thuật 26/10/2021)

Gốm Việt: Nghệ thuật và “bài toán” thị trường

Gốm Việt: Nghệ thuật và “bài toán” thị trường

Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2018

Lượt nghe: 742

Có những người yêu gốm, nâng tầm gốm nghệ thuật với những sản phẩm độc bản, mang hơi thở cuộc sống. Cuộc trao đổi của PV VOV6 với nhà nghiên cứu – phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng về thị trường dành cho nghệ thuật gốm. (Làn sóng nghệ thuật 06/11/2018)

Đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật múa

Đào tạo nguồn nhân lực nghệ thuật múa

Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2020

Lượt nghe: 728

Nghệ thuật múa không chỉ cần năng khiếu mà đòi hỏi sự đam mê để nghệ sĩ, diễn viên múa vượt qua mọi khó khăn, gắn bó với nghề. PV VOV6 trao đổi với nhà lý luận phê bình múa Thái Phiên về vấn đề này. (Làn sóng nghệ thuật 04/02/2020)

Đấu giá tác phẩm nghệ thuật - Vượt qua đại dịch

Đấu giá tác phẩm nghệ thuật - Vượt qua đại dịch

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2020

Lượt nghe: 849

Chương trình đấu giá tranh gây quỹ phòng, chống dịch Covid-19 do Báo An ninh Thủ đô và Công ty Indochine Art phối hợp thực hiện, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nghệ sĩ tên tuổi. (Làn sóng nghệ thuật 07/4/2020)

Đưa tác phẩm nghệ thuật tới cộng đồng

Đưa tác phẩm nghệ thuật tới cộng đồng

Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2018

Lượt nghe: 680

Tốc độ đô thị hóa cùng sự bùng nổ của thành phần dân số trẻ là một trong những lý do dẫn tới sự phát triển của các "Không gian văn hóa sáng tạo". (Làn sóng nghệ thuật 18/12/2018)

Các tiết mục nghệ thuật hấp dẫn trong chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”

Các tiết mục nghệ thuật hấp dẫn trong chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”

Ngày phát hành 12:10 | 10/8/2023

Lượt nghe: 1552

Vào ngày 12/8 tới, tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hoà tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Chương trình gồm 3 chương: “Tâm thức biển”, “Việt Nam hướng tới giàu từ biển” và “Việt Nam hướng tới mạnh về biển” sẽ diễn ra trong 90 phút, phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình, phát thanh của Đài TNVN; Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh, thành phố; các nền tảng số …Sân khấu chương trình sẽ được thực hiện kết nối giữa 2 sân khấu là cầu cảng của quân cảng Nha Trang và một số tàu của Hải quân, kỳ vọng sẽ tạo nên một không gian sân khấu 3D sinh động, ấn tượng. Theo nhạc sĩ, NSUT Doãn Nguyên, Trưởng ban Âm nhạc VOV3, Đài Tiếng nói Việt Nam, thành viên Ban tổ chức, nhạc trưởng dàn dựng, chỉ huy những tác phẩm trong chương trình: Với mục đích hướng đến khán giả trẻ, do đó từ các tiết mục văn nghệ cho đến các phóng sự, lời dẫn, phong cách của chương trình đều có cách thể hiện phù hợp, trẻ trung, hiện đại. Âm nhạc của chương trình sẽ được thực hiện theo phong cách rock symphony, kết hợp giữa phần biểu diễn nhạc rock với thính phòng của nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và các nghệ sĩ Đài Tiếng nói Việt Nam. Đây là chương trình tầm cỡ, mang tính chất quốc gia, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, vì vậy bên cạnh việc đầu tư dàn dựng các tiết mục nghệ thuật, phần nhạc hiệu dành riêng cho chương trình cũng được đầu tư công phu. (Làn sóng nghệ thuật)

Calligraphy: Nghệ thuật của sự chính xác

Calligraphy: Nghệ thuật của sự chính xác

Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2019

Lượt nghe: 1062

PV VOV6 trò chuyện với anh Đào Huy Hoàng - người tiên phong viết chữ calligraphy tại nước ta. (Làn sóng nghệ thuật 09/4/2019)

Biến bãi rác thành con đường nghệ thuật

Biến bãi rác thành con đường nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 3/3/2020

Lượt nghe: 705

Các tác phẩm từ nguyên vật liệu tái chế đã biến đoạn đường ven sông Hồng ở phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội vốn là nơi tập kết rác thải thành không gian nghệ thuật. (Làn sóng nghệ thuật 03/3/2020)

20 tác phẩm nhận tặng thưởng của Ban Bí thư về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021

20 tác phẩm nhận tặng thưởng của Ban Bí thư về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021

Ngày phát hành 22:1 | 29/12/2022

Lượt nghe: 1758

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương vừa tổ chức trao tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho 20 tác phẩm về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021. Đây là những tác phẩm tốt được lựa chọn từ 95 tác phẩm của các Hội chuyên ngành Trung ương, địa phương, các cơ quan báo chí. Ngoài những tác phẩm được giải B, C và khuyến khích, chỉ có một tác phẩm sách về kiến trúc được giải A mang tên “Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi” của nhóm tác giả do TS - KTS Trần Minh Tùng chủ biên. PGS - TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đánh giá: So với các năm, số lượng tác phẩm gửi về tham gia xét tặng thưởng vẫn duy trì ở mức cao. Cả ba loại hình: Lý luận chung, Lý luận phê bình văn học, Lý luận phê bình các loại hình nghệ thuật đều có những tác phẩm tốt, công phu, có giá trị khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, còn thiếu những tác phẩm, công trình nghiên cứu có tính hệ thống, có tầm khát quát về một hay một số vấn đề chuyên sâu...

"San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch": Chuỗi chương trình nghệ thuật trực tuyến

Ngày phát hành 12:5 | 13/8/2021

Lượt nghe: 673

Chuỗi chương trình nghệ thuật online do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Nghệ thuật biểu diễn và 12 nhà hát triển khai thực hiện đến tháng 12 năm nay, nhằm cổ vũ, nâng cao sức mạnh tinh thần nhân dân vượt qua đại dịch COVID-19. (Làn sóng nghệ thuật 10/8/2021)

"Thiên đường hoàn hảo": Thử nghiệm mới của nghệ thuật đương đại.

Ngày phát hành 16:19 | 6/2/2024

Lượt nghe: 954

Triển lãm “Thiên đường hoàn hảo” giới thiệu bộ tác phẩm nhìn lại chặng đường 12 năm thực hành từ 2011 - 2023 của hoạ sĩ Lưu Tuyền, từ seri đầu tiên “Vỏ bọc của hiện thực” đến “Hiện thực hoàn hảo” và seri mới nhất là “Thiên đường hoàn hảo”. (Làn sóng nghệ thuật)

“Âm - Thanh Sắc - Màu”: Kết nối văn hóa bản địa và các loại hình nghệ thuật thịnh hành

“Âm - Thanh Sắc - Màu”: Kết nối văn hóa bản địa và các loại hình nghệ thuật thịnh hành

Ngày phát hành 13:47 | 11/8/2021

Lượt nghe: 561

Dự án nghệ thuật đầu tiên do huyền thoại graffiti gốc Việt Cyril Kongo bảo trợ và đồng hành cùng các nghệ sĩ trẻ tại Việt Nam. (Làn sóng nghệ thuật 03/8/2021)

“Art for you”: Nghệ thuật cho mọi người

“Art for you”: Nghệ thuật cho mọi người

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2019

Lượt nghe: 591

Chương trình “Art for you” chủ trương bán các tác phẩm với giá hợp lý, nhằm đưa nghệ thuật đến với công chúng và thúc đẩy thị trường nghệ thuật phát triển. (Làn sóng nghệ thuật 16/4/2019)

“Muôn vàn tình thương yêu”: Chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác

 “Muôn vàn tình thương yêu”: Chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác

Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2019

Lượt nghe: 702

PV VOV6 phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ; Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam về Chương trình chính luận - nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu” do Đài TNVN phối hợp với tỉnh Nghệ An - quê Bác và Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố mang tên Bác tổ chức, phát thanh truyền hình trực tiếp vào 20h15 thứ tư 21/8/2019. (Làn sóng nghệ thuật 20/8/2019)

Thiếu đột phá tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ 9 năm 2022

 Thiếu đột phá tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ 9 năm 2022

Ngày phát hành 11:13 | 12/10/2022

Lượt nghe: 942

Triển lãm “Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ 9” do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội và Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp tổ chức. Các tác phẩm được giới thiệu tới công chúng là những bức ảnh đoạt giải và những tác phẩm chất lượng được chọn lọc từ hàng nghìn tác phẩm dự thi. Mặc dù các tác phẩm được đánh giá cao hơn những năm trước nhưng lại chưa có tính đột phá. (Làn sóng Nghệ thuật 26/08/2022)

"Biển, đảo quê hương" qua ảnh nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 24/11/2018

Lượt nghe: 770

Gần 200 tác phẩm chọn lọc từ cuộc thi ảnh nghệ thuật “Biển, đảo quê hương” do Ban Tuyên giáo TƯ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức được triển lãm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội ghi lại những khoảnh khắc giản dị, chân thực, sinh động, góp thêm tiếng nói bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.(Làn sóng nghệ thuật 23/11/2018)

“Đi cùng năm tháng”: Chương trình nghệ thuật tri ân các anh hùng liệt sĩ

“Đi cùng năm tháng”: Chương trình nghệ thuật tri ân các anh hùng liệt sĩ

Ngày phát hành 16:48 | 27/7/2023

Lượt nghe: 1476

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Liên đoàn Xiếc Việt Nam biểu diễn chương trình nghệ thuật “Đi cùng năm tháng” (do NSND Tống Toàn Thắng viết kịch bản và dàn dựng), với sự tham gia của các nghệ sĩ thuộc 3 đoàn biểu diễn của LĐXVN. Đây là lần thứ năm LĐXVN dàn dựng một tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao, hướng về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa, qua ngôn ngữ xiếc giúp cho thế hệ trẻ cảm nhận sâu sắc tinh thần hy sinh, quả cảm của người lính trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật)

“Học cho chết và dùng cho sống” (kỳ 2 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

“Học cho chết và dùng cho sống” (kỳ 2 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 11:16 | 19/3/2024

Lượt nghe: 1750

“Học cho chết và dùng cho sống”- đó là quan niệm của những người gắn bó với bộ môn nghệ thuật Tuồng từ xưa đến nay. Điều đó có nghĩa là, học cho ngấm vào máu nhưng khi diễn phải sử dụng vốn sống, kĩ năng của mình để sống động cùng nhân vật. Điều ấy cũng đúng như nhiều môn nghệ thuật truyền thống khác như cải lương, chèo. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập những khó khăn, vất vả của những người “nặng lòng” với nghệ thuật sân khấu, với nhan đề: “Học cho chết và dùng cho sống”. (Làn sóng nghệ thuật 19/3/2024)

“Huyền sử Việt”: Dự án nghệ thuật kết hợp xiếc và cải lương

“Huyền sử Việt”: Dự án nghệ thuật kết hợp xiếc và cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2020

Lượt nghe: 620

Dự án của Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Nhà hát Cải lương Việt Nam khai thác hình ảnh “Tứ bất tử” trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc: Tản Viên Sơn Thánh, Phù Ðổng Thiên Vương, Chử Ðồng Tử và Công chúa Liễu Hạnh. (Làn sóng nghệ thuật 28/02/2020)

“Lênh đênh”: Triển lãm nghệ thuật tái hiện văn hóa làng chài Đà Nẵng

“Lênh đênh”: Triển lãm nghệ thuật tái hiện văn hóa làng chài Đà Nẵng

Ngày phát hành 22:21 | 13/3/2022

Lượt nghe: 544

Triển lãm do nhóm “Đà Nẵng tui” phối hợp Hội đồng Anh tổ chức, kể về câu chuyện của những người mưu sinh trên sông nước, về thuyền thúng, nhà chồ và ngư nghiệp. (Làn sóng nghệ thuật)

“Mạnh giàu từ biển quê hương”: Chương trình chính luận nghệ thuật đặc sắc

“Mạnh giàu từ biển quê hương”: Chương trình chính luận nghệ thuật đặc sắc

Ngày phát hành 11:20 | 10/8/2023

Lượt nghe: 1407

Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại quân cảng Nha Trang vào tối 12/8 tới. Chương trình diễn ra trong 90 phút, phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình, phát thanh của Đài TNVN; Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh, thành phố; các nền tảng số…Bên cạnh yếu tố chính luận, yếu tố nghệ thuật được đưa xen trong chương trình, hứa hẹn đem đến cho khán giả một chương trình đặc sắc. Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn anh Hoàng Anh Minh – đạo diễn nghệ thuật của Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. (Làn sóng nghệ thuật)

“Mạnh giàu từ biển quê hương”: Chương trình chính luận nghệ thuật mang tầm quốc gia

“Mạnh giàu từ biển quê hương”: Chương trình chính luận nghệ thuật mang tầm quốc gia

Ngày phát hành 10:36 | 11/8/2023

Lượt nghe: 1468

Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa đồng tổ chức vào 20h00 thứ bảy 12/8 tại quân cảng Nha Trang. Chương trình được phát thanh và truyền hình trực tiếp trên các kênh phát thanh VOV1, VOV2, VOV3, các kênh truyền hình VTC1, VOVTV của Đài Tiếng nói Việt Nam, Kênh truyền hình Quốc phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước; tường thuật trực tuyến trên báo điện tử VOV.VN, VTC News, VOVlive và các nền tảng số của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như nhiều cơ quan báo chí khác. Bối cảnh chương trình sẽ lấy mặt cầu cảng làm sân khấu chính cùng một số tàu của lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng… Sự kết nối giữa sân khấu trên cầu cảng và sân khấu trên tàu sẽ tạo nên một không gian sân khấu 3D sinh động, mở ra nhiều chiều không gian và cung bậc cảm xúc, qua đó, thông điệp của chương trình “Mạnh từ biển, giàu từ biển quê hương” sẽ được chuyển tải một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Mở màn chương trình sẽ là liên khúc "Việt Nam trong tôi là - Rap về Biển Quê hương - Biển hát chiều nay" do ca sĩ Đông Nhi – ca sĩ Hà Trần - Phong Windy cùng dàn hợp xướng biểu diễn, kết hợp quay biểu diễn tại 3 tỉnh đại diện cho 28 tỉnh thành ven biển, cùng với đó là hình ảnh minh họa vẻ đẹp của biển nước ta. Sự giao thoa giữa 2 thế hệ âm nhạc, với phong cách âm nhạc khác nhau kết hợp với dàn hợp xướng Đài TNVN mang đến những giai điệu mới mẻ cho những ca khúc đi cùng năm tháng. Là một chương trình chính luận nghệ thuật hướng đến khán giả trẻ, bởi vậy, từ các tiết mục âm nhạc cho đến phóng sự, lời dẫn, phong cách chương trình đều được thể hiện một cách trẻ trung, hiện đại. Đặc biệt, ý tưởng âm nhạc chủ đạo của chương trình theo phong cách rock, symphony, kết hợp giữa sự tham gia của nhóm nhạc rock với chất giọng thính phòng của ca sĩ Đài TNVN, hứa hẹn mang đến những cảm xúc, ấn tượng mạnh cho khán giả, qua phần thể hiện của các nghệ sĩ nổi tiếng như NSUT Đăng Dương, Ban nhạc Bức Tường, ca sĩ Hà Trần, ca sĩ Đông Nhi, Đông Hùng, rapper Phong Windy... Chương trình gồm 3 mạch cảm xúc chính với các chủ đề: "Tâm thức biển"; "Việt Nam hướng tới giàu từ biển"; "Việt Nam hướng tới mạnh về biển". Khán giả sẽ thấy được bức tranh chung về kinh tế biển, hành trình bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như cảm nhận được tinh thần yêu biển sâu sắc của người dân thông qua các câu chuyện kể, những ca khúc, hình ảnh, phóng sự thực tế. Mỗi tiết mục đều được dàn dựng công phu, mang một thông điệp ý nghĩa: Yêu biển, giữ biển và góp sức mình để giữ "biển giàu", "biển mạnh". Diễn ra trong 90 phút, với sự tham gia các khách mời, các nghệ sĩ và hơn 1.500 người thuộc các lực lượng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, ngư dân, thanh niên, sinh viên, “Mạnh giàu từ biển quê hương” là chương trình lớn mang tầm cỡ quốc gia. Với ý tưởng âm nhạc mới mẻ, hiện đại, chương trình chính luận nghệ thuật góp phần truyền đi thông điệp sâu sắc về tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; khẳng định Việt Nam là quốc gia biển với khát vọng chinh phục biển, thịnh vượng từ biển và giữ gìn hòa bình trên biển. (Làn sóng nghệ thuật)

“Một cuộc đời, nhiều vai diễn” (kỳ 3 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

“Một cuộc đời, nhiều vai diễn” (kỳ 3 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 14:57 | 20/3/2024

Lượt nghe: 1763

Người nghệ sĩ, dù tâm huyết, yêu nghề đến mấy thì sau khi bước ra khỏi ánh đèn sân khấu, họ phải trở lại đời thực, với những bộn bề lo toan “cơm áo gạo tiền”. Trong tình hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn, các nghệ sĩ luôn phải “tùy cơ ứng biến”, “chân trong chân ngoài” mà giới trong nghề thường nói là “chạy show”. Mỗi vai diễn trên sân khấu, họ được làm “ông hoàng bà chúa”, nhưng đằng sau ánh đèn sân khấu lại tiếp tục những “vai diễn” khác của cuộc đời. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề: “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 đề cập câu chuyện để diễn viên sống được với nghề, nhan đề: “Một cuộc đời, nhiều vai diễn”. (Làn sóng nghệ thuật 22/03/2024)

“Ở nhà cùng danh họa”: Khám phá và cảm thụ nghệ thuật

“Ở nhà cùng danh họa”: Khám phá và cảm thụ nghệ thuật

Ngày phát hành 21:52 | 5/9/2021

Lượt nghe: 593

Cuộc thi do Mạng lưới khán giả tích cực PAN – Hanoi Grapevine và OmegaPlus Books phối hợp tổ chức, dành cho bạn đọc cả nước, không giới hạn độ tuổi. 6 chủ đề cho 6 tuần tương ứng với 6 danh họa: Johannes Vermeer, Claude Monet, Paul Cézanne, Katsushika Hokusai, Paul Gauguin, Vincent van Gogh. Cuộc thi kéo dài đến ngày 26/9/2021. (Làn sóng nghệ thuật 27/8/2021)

“Ống thở”: Đối thoại giữa kiến trúc và nghệ thuật đương đại

“Ống thở”: Đối thoại giữa kiến trúc và nghệ thuật đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2020

Lượt nghe: 619

Triển lãm của 16 nghệ sĩ, lấy cảm hứng từ những ngôi nhà ống tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 09/6/2020)

“Thanh âm hy vọng”: Chương trình nghệ thuật của các nghệ sĩ khiếm thị

“Thanh âm hy vọng”: Chương trình nghệ thuật của các nghệ sĩ khiếm thị

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2020

Lượt nghe: 955

Các nghệ sĩ giới thiệu một số loại hình âm nhạc dân gian được biểu diễn bằng các nhạc cụ dân tộc như chèo, quan họ, chầu văn, nhã nhạc cung đình Huế và một số tác phẩm đương đại. (Làn sóng nghệ thuật 10/7/2020)

“Thương về miền Trung”: Chương trình nghệ thuật thiện nguyện hướng về đồng bào vùng bão lũ

“Thương về miền Trung”: Chương trình nghệ thuật thiện nguyện hướng về đồng bào vùng bão lũ

Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020

Lượt nghe: 399

Chương trình nghệ thuật thiện nguyện “Thương về miền Trung” do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức nhằm kịp thời đón nhận tình cảm yêu thương, tấm lòng hảo tâm của bạn nghe đài, các cơ quan, doanh nghiệp... dành cho đồng bào các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Chương trình diễn ra vào tối 30/10 tại Nhà hát Đài TNVN (58 Quán Sứ, Hà Nội) với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng với những ca khúc hướng về miền Trung. Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài TNVN về chương trình đặc biệt ý nghĩa này. (Làn sóng nghệ thuật 27/10/2020)

“Thương về miền Trung”: Chương trình nghệ thuật thiện nguyện hướng về đồng bào vùng bão lũ

“Thương về miền Trung”: Chương trình nghệ thuật thiện nguyện hướng về đồng bào vùng bão lũ

Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020

Lượt nghe: 889

Chương trình nghệ thuật thiện nguyện “Thương về miền Trung” do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức nhằm kịp thời đón nhận tình cảm yêu thương, tấm lòng hảo tâm của bạn nghe đài, các cơ quan, doanh nghiệp... dành cho đồng bào các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Chương trình diễn ra vào tối 30/10 tại Nhà hát Đài TNVN (58 Quán Sứ, Hà Nội) với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng với những ca khúc hướng về miền Trung. Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài TNVN về chương trình đặc biệt ý nghĩa này. (Làn sóng nghệ thuật 27/10/2020)

“Từ tôi đến bạn”: Dự án nghệ thuật vì cộng đồng

“Từ tôi đến bạn”: Dự án nghệ thuật vì cộng đồng

Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2019

Lượt nghe: 763

Thành lập từ năm 2015, Tổ chức 1648 kilomet (chiều dài đất nước ta tính theo đường chim bay) thực hiện những chương trình nghệ thuật biểu diễn và các hoạt động nghệ thuật dành cho cộng đồng, trong đó có dự án “Từ tôi đến bạn”. (Làn sóng nghệ thuật 02/7/2019)

Cần xác lập lại việc đầu tư cho Văn học Nghệ thuật

Cần xác lập lại việc đầu tư cho Văn học Nghệ thuật

Ngày phát hành 11:19 | 6/8/2024

Lượt nghe: 1428

“Cần xác lập lại việc đầu tư cho VHNT; xã hội hóa, tìm nguồn thu cho hoạt động của các Hội chuyên ngành” là vấn đề được bàn luận tại Hội nghị giao ban đánh giá tình hình VHNT và hoạt động của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương 6 tháng đầu năm 2024. (Làn sóng nghệ thuật)

Bài toán nhân lực cho nghệ thuật xiếc

Bài toán nhân lực cho nghệ thuật xiếc

Ngày phát hành 16:36 | 19/11/2024

Lượt nghe: 20

Qua cuộc thi tài năng xiếc toàn quốc 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội, nghệ thuật xiếc Việt Nam được đánh giá có sự đổi mới. Tuy nhiên, sự đổi mới này vẫn chưa mang tính đột phá bởi bài toán nhân lực kế cận. Bao năm nay, ngành xiếc vẫn loay hoay với việc tuyển chọn, đào tạo các gương mặt trẻ. Phóng viên chương trình phỏng vấn NSUT Ngô Lê Thắng, Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam về vấn đề này. (Làn sóng nghệ thuật)

Câu lạc bộ “Đến với nghệ thuật”: Nhen nhóm tình yêu nghệ thuật tới công chúng

Câu lạc bộ “Đến với nghệ thuật”: Nhen nhóm tình yêu nghệ thuật tới công chúng

Ngày phát hành 10:46 | 19/8/2024

Lượt nghe: 1086

CLB do nhạc sĩ Nguyễn Cường và các cộng sự: nhạc sĩ Lân Cường, Huy Sơn, Đặng Nhất Mai và biên kịch Hồng Hoa thành lập. Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, CLB giới thiệu tác phẩm âm nhạc, thơ ca, hội họa… Mỗi tháng, CLB diễn một đêm duy nhất vào tối thứ sáu, tuần cuối cùng tại đường Âu Cơ, Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật)

Chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn”

Chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn”

Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2019

Lượt nghe: 1304

Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Trường Sơn và Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2019), nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức ở các địa phương trong cả nước. Phóng viên VOV6 trò chuyện với ông Phan Văn Quý (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương) về chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn” do Ban Văn học- Nghệ thuật VOV6 phối hợp cùng Công ty cổ phần tập đoàn Thái Bình Dương và Hội Truyền thống Trường Sơn tổ chức, phát sóng từ 22h00 đến 23h00 ngày 18/5, phát lại vào 22h00 đến 23h00 ngày 22/5 trên kênh sóng VOV2. (Làn sóng nghệ thuật 14/5/2019)

Chương trình giao lưu nghệ thuật "Chiều dài biên giới": Khát vọng độc lập, tự do, hòa bình

Chương trình giao lưu nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2019

Lượt nghe: 2424

Nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-2019), Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Chiều dài biên giới” (08h30 ngày 21/02/2019 tại 58 Quán Sứ, Hà Nội). PV VOV6 phỏng vấn ông Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng giám đốc Đài TNVN) về sự kiện nghệ thuật đặc biệt này.

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 tại Việt Nam: Sân chơi lớn của các nghệ sĩ

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 tại Việt Nam: Sân chơi lớn của các nghệ sĩ

Ngày phát hành 15:11 | 31/3/2023

Lượt nghe: 1505

Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nộ), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 tại Việt Nam năm 2023 (gọi tắt là VN23). Cuộc thi năm nay có nhiều điểm mới, hấp dẫn, thu hút đông đảo các tác giả tham gia, tiếp tục khẳng định là sân chơi ảnh nghệ thuật lớn, rất được các nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trong nước và quốc tế mong đợi. (Làn sóng nghệ thuật 14/03/2023)

Đa dạng hoạt động văn hóa nghệ thuật trong chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài"

Đa dạng hoạt động văn hóa nghệ thuật trong chương trình

Ngày phát hành 15:32 | 15/9/2023

Lượt nghe: 1056

Năm nay sự kiện “Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2023” sẽ quảng bá hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam đến 3 quốc gia: Nam Phi, Pháp và Nhật Bản. Chương trình do Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao tổ chức, bắt đầu từ giữa tháng 9 với đa dạng hoạt động văn hóa, nghệ thuật. (Làn sóng nghệ thuật 12/9/2023)

Triển lãm “Bùi Xuân Phái với Hà Nội”: Trải nghiệm nghệ thuật theo cách mới

Triển lãm “Bùi Xuân Phái với Hà Nội”: Trải nghiệm nghệ thuật theo cách mới

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019

Lượt nghe: 617

Triển lãm giới thiệu hơn 100 bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái đang diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội, sử dụng công nghệ 3D mapping và các công nghệ đa phương tiện, kết hợp âm thanh, ánh sáng đặc biệt, tái hiện không gian mới đầy màu sắc rất thú vị và ấn tượng. (Làn sóng nghệ thuật 15/10/2019)

Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó (kỳ 1 phóng sự "Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn")

Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó (kỳ 1 phóng sự

Ngày phát hành 10:51 | 16/3/2024

Lượt nghe: 2420

Nghệ thuật truyền thống là quốc hồn, quốc túy của một dân tộc, là kí ức chung của một cộng đồng được nuôi dưỡng bằng tình cảm của từng cá thể trong nhiều thế hệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một mặt, nghệ thuật truyền thống có thể trở thành một ngôn ngữ để giao lưu với thế giới, cùng sự tâm huyết của các nghệ sĩ, mặt khác, chính nó cũng đang đối diện với nguy cơ bị mai một, bị lấn át bởi các “làn sóng” thông tin, giải trí, công nghệ… vừa nhanh chóng, bắt mắt, vừa được coi là thời thượng của không ít công chúng khán giả. Theo đó, các loại hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn để vừa bảo tồn, phát huy vốn cổ cha ông, đưa nghệ thuật gần hơn với khán giả, vừa phải sinh tồn trong vòng quay của thực tế khi “cơm áo không đùa với khách thơ”. Phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập vấn đề này qua loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”, kỳ 1 với nhan đề “Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó” (Làn sóng nghệ thuật)

Workshop nghệ thuật: Thử thách sáng tạo đối với nghệ sĩ

Workshop nghệ thuật: Thử thách sáng tạo đối với nghệ sĩ

Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020

Lượt nghe: 608

PV VOV6 phỏng vấn họa sĩ Trịnh Tuân (Chủ tịch nhóm Asia Art Link) về lĩnh vực này. (Làn sóng nghệ thuật 14/01/2020)

Xã hội hóa văn học nghệ thuật: Còn nhiều bất cập

Xã hội hóa văn học nghệ thuật: Còn nhiều bất cập

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2018

Lượt nghe: 853

Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Nhìn lại quá trình xã hội hóa các hoạt động VHNT ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay” do Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương tổ chức, tập trung thảo luận, phân tích thực tiễn; những thành công và hạn chế; đề xuất kiến nghị, giải pháp. (Làn sóng nghệ thuật 21/12/2018)

Tìm kiếm tài năng cho nghệ thuật múa nước nhà

Tìm kiếm tài năng cho nghệ thuật múa nước nhà

Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019

Lượt nghe: 804

Cuộc thi tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc 2019 do Cục Nghệ thuật biểu diễn; Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức đang diễn ra tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 12/7/2019)

Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

Ngày phát hành 9:11 | 19/5/2023

Lượt nghe: 1344

Sáng nay, tại Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2022 cho 128 tác giả, đồng tác giả. Trong đó, có 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, gồm: nhạc sĩ Văn Ký; họa sĩ Bùi Trang Chước; tác giả Hoàng Châu Ký; nhà viết kịch Nguyễn Xuân Trình; nhà văn Nguyễn Xuân Đức; nhà thơ Hoàng Trung Thông; nhà văn Bùi Hiển; NSUT Phan Thế Dõng; nhạc sĩ Hồng Đăng; NSNA Chu Chí Thành; NSNA Võ An Khánh; NSND Đặng Hùng; NSND Vũ Việt Cường; NSND Lê Văn Khình; NSND Ứng Duy Thịnh; NSND Nguyễn Thị Hiển. Có 112 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Nhạc sĩ Trần Nhật Dương (nguyên Phó Trưởng ban phụ trách Ban Âm nhạc VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam) được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt này. (Làn sóng nghệ thuật 19/5/2023)

Triển lãm “Lớp lớp Hà Nội”: Những góc nhìn nghệ thuật đa chiều

Triển lãm “Lớp lớp Hà Nội”: Những góc nhìn nghệ thuật đa chiều

Ngày phát hành 16:30 | 27/7/2023

Lượt nghe: 1303

Lấy cảm hứng từ sự đa dạng và phong phú của Hà Nội, từ kiến trúc, lịch sử đến cuộc sống hiện đại, triển lãm là một chủ đề đặc biệt về vẻ đẹp của thủ đô. (Làn sóng nghệ thuật)

Triển lãm “Nude”: Thăng hoa cùng nghệ thuật

Triển lãm “Nude”: Thăng hoa cùng nghệ thuật

Ngày phát hành 15:18 | 8/5/2023

Lượt nghe: 1292

Tại phòng tranh Beaux-Arts de HiGGS (92 ngõ Thổ Quan, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm “Nude” của các họa sĩ Lê Minh Châu, Ngô Thành, Nguyễn Thành, Nguyễn Dương, Nguyễn Xuân Đam, Nguyễn Tùng, Nguyễn Xuân Hoàng, Lê Bảo Ngân…với 36 bức tranh vẽ trên chất liệu sơn dầu, acrylic. Ở triển lãm này, các họa sĩ đã phá vỡ các tiêu chuẩn thẩm mỹ thông thường và thách thức các định kiến về cơ thẻ và giới tính. (Làn sóng nghệ thuật 2/5/2023)

Triển lãm của ba cá tính nghệ thuật

Triển lãm của ba cá tính nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2020

Lượt nghe: 693

Họa sĩ Hoàng Võ, Thái Vĩnh Thành và Lê Hải Triều (ở TP.HCM) cùng góp mặt trong một triển lãm tại Hà Nội có cái tên lạ: “Ờ”. (Làn sóng nghệ thuật 10/01/2020)

Thử nghiệm mới của nghệ thuật múa rối

Thử nghiệm mới của nghệ thuật múa rối

Ngày phát hành 0:0 | 23/9/2019

Lượt nghe: 650

Vở rối “Mơ rồng” của Nhà hát Múa rối Thăng Long kể về giấc mơ của một nghệ sĩ với những nhân vật rối đang dần dần hoàn thiện. Vở diễn sẽ tham gia Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế Hà Nội 2019. (Làn sóng nghệ thuật 24/9/2019)

Thấy gì từ sự “bùng nổ” Không gian sáng tạo nghệ thuật?

Thấy gì từ sự “bùng nổ” Không gian sáng tạo nghệ thuật?

Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2020

Lượt nghe: 767

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, cùng sự bùng nổ của các trang mạng xã hội, cũng như quá trình hội nhập sâu rộng đã mang đến những yếu tố và ý tưởng mới lạ cho ngành công nghiệp sáng tạo nói chung và Không gian sáng tạo nghệ thuật nói riêng. Từ 40 không gian sáng tạo năm 2014, đến nay, cả nước có khoảng 200 không gian sáng tạo chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng…thu hút hơn 100.000 người tham gia. Đây là nội dung kỳ 1 của loạt phóng sự “Không gian sáng tạo nghệ thuật: Làm sao để không “Sớm nở tối tàn”? (Làn sóng nghệ thuật 24/3/2020)

Sân khấu truyền thống: Đổi mới là tồn tại (kỳ 5 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Sân khấu truyền thống: Đổi mới là tồn tại (kỳ 5 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 10:58 | 25/3/2024

Lượt nghe: 1720

Muốn bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống, trước hết cần có người kế cận, bởi như ông cha ta vẫn nói “thầy già con hát trẻ”, như quy luật muôn đời. Nếu đặt hai câu chuyện: bảo tồn và sinh tồn song hành cùng nhau, thì phải chăng, một mặt là bởi sự gắn bó, dám sống với nghề, dám thay đổi trong tư duy biểu diễn của các diễn viên, mặt khác, cũng cần sự nhìn nhận của xã hội, một cách tiếp cận hợp lý với những giá trị tinh thần mà cha ông đã để lại. Như vậy mới có thể gợi mở những giải pháp để hài hòa giữa mong muốn gìn giữ bảo tồn vốn quý của cha ông trong lòng công chúng hôm nay. Bài “Sân khấu truyền thống: đổi mới là tồn tại” kết thúc loạt phóng sự với chủ đề “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”. (Làn sóng nghệ thuật)

Tái sinh nghệ thuật chèo với tư duy thiết kế

Tái sinh nghệ thuật chèo với tư duy thiết kế

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020

Lượt nghe: 585

Các nghệ sĩ của Nhà hát Chèo Việt Nam cùng các chuyên gia hướng dẫn nhóm 30 bạn trẻ thuộc Trường Đại học Việt Nhật, các đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và các bạn trẻ khác quan tâm tới nghệ thuật chèo. (Làn sóng nghệ thuật 13/11/2020)

Tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật 2018

Tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật 2018

Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2019

Lượt nghe: 1191

86 tác phẩm (sách; bài viết; chương trình phát thanh) được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng. Hội đồng LLPB VHNT TƯ quyết định tặng thưởng cho 15 tác phẩm, trong đó giải A: 4 tác phẩm; giải B: 6 tác phẩm; giải C: 5 tác phẩm. (Làn sóng nghệ thuật 02/8/2019)

Phim “Người lắng nghe: Lời thì thầm” đoạt giải LHP quốc tế nghệ thuật châu Á 2021

Phim “Người lắng nghe: Lời thì thầm” đoạt giải LHP quốc tế nghệ thuật châu Á 2021

Ngày phát hành 11:45 | 27/7/2021

Lượt nghe: 1363

Bộ phim kinh dị, tâm lý của đạo diễn Khoa Nguyễn giành được 3 giải tại LHP, trong đó diễn viên Oanh Kiều đoạt giải ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc với vai diễn một nhà văn trẻ. (Làn sóng nghệ thuật 13/07/2021)

Phim tài liệu nghệ thuật "Đại thi hào Nguyễn Du"

Phim tài liệu nghệ thuật

Ngày phát hành 15:19 | 22/7/2021

Lượt nghe: 640

Bộ phim là những lát cắt về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du từ khi sinh ra ở phường Bích Câu (Thăng Long) năm 1765, cho đến giai đoạn ông làm quan giữ chức Hữu Tham tri Bộ Lễ, dưới thời vua Gia Long và mất tại Huế, vào năm 1820. Phim cũng đề cập quá trình sáng tác “Truyện Kiều” với các nhân vật quen thuộc như Thuý Kiều, Thúc Sinh, Từ Hải, Tú Bà, Hoạn Thư … (Làn sóng nghệ thuật 18/06/2021)

Photo Hanoi '21: Chương trình tôn vinh nghệ thuật nhiếp ảnh

Photo Hanoi '21: Chương trình tôn vinh nghệ thuật nhiếp ảnh

Ngày phát hành 23:52 | 26/6/2021

Lượt nghe: 1015

Chương trình nhiếp ảnh do Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức với sự tham gia của Không gian nhiếp ảnh Matca, Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom, Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá, mong muốn đem đến công chúng cách tiếp cận khác biệt, sáng tạo trong hoạt động thị giác, đồng thời quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp của nhiều vùng miền đất nước và thế giới. (Làn sóng nghệ thuật 11/5/2021)

Ra mắt Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Flamingo

Ra mắt Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Flamingo

Ngày phát hành 21:6 | 5/1/2021

Lượt nghe: 675

Đây là bảo tàng nghệ thuật đương đại đầu tiên ở nước ta với hai khu trưng bày ngoài trời và trong nhà, là thành quả của dự án “Nghệ thuật trong rừng”. Dự án này khởi động từ năm 2016 với các trại sáng tác điêu khắc, hội họa, nghệ thuật đương đại quốc tế. (Làn sóng nghệ thuật 05/01/2021)

Sắp diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”

Sắp diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”

Ngày phát hành 11:9 | 10/8/2023

Lượt nghe: 1292

Ngày 12/8 tới, tại thành phố biển Nha Trang, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Chương trình nhằm hun đúc tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển – đảo Tổ quốc, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy tiềm năng đa dạng của biển, phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh. Nhà báo Vũ Duy (Trưởng Ban Thời sự VOV1) - thành viên Ban Tổ chức chương trình cho biết: Thông điệp của chương trình muốn hướng đến là làm thế nào để đất nước ta có thể giàu từ biển và mạnh từ biển. Tinh thần này sẽ được thể hiện qua chương trình này thông qua các phóng sự, trao đổi với các vị khách mời và đặc biệt phối hợp cùng các tiết mục nghệ thuật hấp dẫn để làm sáng rõ chủ đề. Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”sẽ diễn ra trong 90 phút, phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình, phát thanh của Đài TNVN; Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh, thành phố; các nền tảng số … (Làn sóng nghệ thuật)

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo một đời nghệ thuật vị nhân sinh

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo một đời nghệ thuật vị nhân sinh

Ngày phát hành 15:43 | 18/11/2022

Lượt nghe: 1035

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông học ngoại ngữ ở Khu học xá Trung ương, Nam Ninh, Trung Quốc và sau đó được đặc cách tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ông cùng với các nhà giáo Triệu Thục Đan và Nguyễn Trân sáng lập khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Qua hơn nửa thế kỉ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, phê bình, ông luôn tâm niệm: "phải biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo cho cả thầy và trò thì mới nên người và thành danh”, đúng như lời dạy của danh họa Nguyễn Gia Trí: “Học nghệ thuật là phải tự học lấy”. Tình yêu và tâm huyết cùng sự cống hiến của nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo đã để lại cho đồng nghiệp, học trò và những người yêu nghệ thuật nhiều bài học cùng sự cảm phục, kính trọng...

Nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc mừng Đảng, mừng Xuân

Nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc mừng Đảng, mừng Xuân

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2020

Lượt nghe: 653

Triển lãm ảnh mừng Đảng, mừng Xuân tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng và Bảo tàng Hà Nội; Triển lãm chuyên đề “Mùa xuân vĩnh viễn” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Hội chữ Xuân Canh Tý tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân dâng Đảng” tại Nhà hát lớn Hà Nội; Triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh “Mừng Đảng, mừng Xuân Canh Tý 2020” tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội) v.v...(Làn sóng nghệ thuật 31/01/2020)

Nghệ thuật xiếc: Cần có chiến lược phát triển đồng bộ

Nghệ thuật xiếc: Cần có chiến lược phát triển đồng bộ

Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2019

Lượt nghe: 1366

Đổi mới cơ chế hoạt động, ngành xiếc đối mặt với khó khăn, thách thức nào? (Làn sóng nghệ thuật 19/02/2019)

Nghệ thuật hội họa của Phạm Trí Tuệ

Nghệ thuật hội họa của Phạm Trí Tuệ

Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2019

Lượt nghe: 644

Ghi lại, chép lại nhưng không phải vậy...Đó là sự kiếm tìm, chân tình bày tỏ qua cuộc chơi này. (Làn sóng nghệ thuật 26/3/2019)

Nghệ thuật Ottchil Hàn Quốc: Từ truyền thống đến đương đại

Nghệ thuật Ottchil Hàn Quốc: Từ truyền thống đến đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2019

Lượt nghe: 771

Với mục đích mở đường cho những trao đổi nghệ thuật giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong thế kỷ 21, triển lãm giới thiệu 47 tác phẩm của 15 nghệ sĩ sơn mài đương đại Hàn Quốc. Đây là những tác phẩm mới, hiện đại về chất liệu, kỹ thuật, quy trình sáng tác và trình độ thủ công của dòng khảm trai trên vật dụng sơn mài vốn có lịch sử lâu đời. (Làn sóng nghệ thuật 28/5/2019)

Liên hoan xiếc Quốc tế 2022: Nơi nghệ thuật thăng hoa

Liên hoan xiếc Quốc tế 2022: Nơi nghệ thuật thăng hoa

Ngày phát hành 11:5 | 14/12/2022

Lượt nghe: 783

Với sự tham gia của 9 đơn vị nghệ thuật trong nước và quốc tế, Liên hoan Xiếc quốc tế 2022 đã diễn ra sôi nổi tại Hà Nội. Sự kiện góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật xiếc giữa nước ta và các nước trên thế giới. Trong lần tổ chức này, Liên hoan cho thấy các tiết mục được đầu tư công phu, mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa... (Làn sóng nghệ thuật 06/12/2022)

Nghệ thuật múa là nguồn sống

Nghệ thuật múa là nguồn sống

Ngày phát hành 10:44 | 25/3/2024

Lượt nghe: 1704

Với kinh nghiệm thực tế của một diễn viên, những kiến thức lý luận của một giảng viên và dựa trên những tư liệu đi sưu tầm, nghiên cứu của cá nhân và đồng nghiệp, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Phương đã viết, biên soạn hai cuốn sách “Đề cương phương pháp huấn luyện múa dân gian dân tộc hệ 4 năm” và “Giáo trình múa dân tộc Chăm”. Hai cuốn sách này là những giáo trình, tư liệu quý giá đối với công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên ngành múa.

Ngọn lửa nghệ thuật luôn bùng cháy

Ngọn lửa nghệ thuật luôn bùng cháy

Ngày phát hành 22:46 | 12/12/2021

Lượt nghe: 2290

NSND Thu Hiền thể hiện những ca khúc như “Quảng Bình quê ta ơi”, “Câu hò bên bờ Hiền Lương”, “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”, “Tình ta biển bạc đồng xanh”, “Dáng đứng Bến Tre”…luôn sâu lắng, ngọt ngào, ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người nghe. (Câu chuyện nghệ thuật 3/12/2021)

Người giữ lửa nghệ thuật tuồng Huế

Người giữ lửa nghệ thuật tuồng Huế

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2020

Lượt nghe: 1656

NSUT La Thanh Hùng sinh ra trong gia đình có truyền thống 3 đời làm nghệ thuật Tuồng và ca Huế. Không chỉ là một diễn viên, đạo diễn tâm huyết với sân khấu truyền thống, ông còn là một nghệ nhân vẽ mặt nạ Tuồng. (Câu chuyện nghệ thuật 14/8/2020)

NSND Trần Hạnh: Một đời vì nghệ thuật

NSND Trần Hạnh: Một đời vì nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2019

Lượt nghe: 827

Dành cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật nước nhà, ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân khi bước sang tuổi 90. (Câu chuyện nghệ thuật 20/9/2019)

Nửa thế kỷ gắn bó với nghệ thuật điêu khắc

Nửa thế kỷ gắn bó với nghệ thuật điêu khắc

Ngày phát hành 10:58 | 2/3/2023

Lượt nghe: 2268

Năm nay, nhà điêu khắc Hoàng Uyên bước sang tuổi 87. Ông thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên sau khi hòa bình lập lại năm 1954. Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam, ông công tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng trong nước... (Câu chuyện nghệ thuật)

Nửa thế kỷ với nghệ thuật xiếc

Nửa thế kỷ với nghệ thuật xiếc

Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2020

Lượt nghe: 1700

Sau nhiều năm công tác tại Liên đoàn xiếc Việt Nam, năm 1982 nghệ sĩ Thái Mạnh Hiển làm Trưởng đoàn xiếc Long An. 10 năm gắn bó với Đồng bằng sông Cửu Long, ông đã đào tạo nhiều học trò, tạo dựng một đơn vị xiếc vững mạnh. Năm 2007, ông được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 17/7/2020)

Tạo dựng con đường nghệ thuật của riêng mình

Tạo dựng con đường nghệ thuật của riêng mình

Ngày phát hành 21:7 | 22/8/2021

Lượt nghe: 2077

Họa sĩ Tạ Phương Thảo thừa hưởng truyền thống nghệ thuật trong đại gia đình của họa sĩ nổi tiếng Tạ Thúc Bình. Tác phẩm của bà thường mang màu sắc tươi vui. (Câu chuyện nghệ thuật 20/8/2020)

Dấn thân cho nghệ thuật điêu khắc

Dấn thân cho nghệ thuật điêu khắc

Ngày phát hành 13:31 | 7/3/2021

Lượt nghe: 1881

Tuy tuổi cao sức yếu nhưng với nhà điêu khắc Vũ Tiến, nghệ thuật điêu khắc luôn cuốn hút, bởi vì ông như được khám phá tâm hồn mình, khám phá đôi bàn tay trên từng hình khối. (Câu chuyện nghệ thuật 26/02/2021)

Dành trọn cả đời cho nghệ thuật truyền thống

Dành trọn cả đời cho nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 20:34 | 4/4/2021

Lượt nghe: 1920

Từ thành công của vai diễn Thị Kính trong vở “Quan Âm Thị Kính”, NSND Đoàn Thanh Bình tiếp tục thành công với vai diễn khác như: chị Chúc trong vở “Sông Trà Khúc”, mẹ Từ Thức trong vở “Từ Thức gặp tiên”... Đây là những vai diễn đã mang lại cho bà Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 và năm 1990. (Câu chuyện nghệ thuật 12/3/2021)

Cánh chim đầu đàn của nghệ thuật múa Tây Nguyên

Cánh chim đầu đàn của nghệ thuật múa Tây Nguyên

Ngày phát hành 0:0 | 25/6/2020

Lượt nghe: 3202

Y Brơm là một trong các nghệ sĩ múa được phong tặng danh hiệu NSND đầu tiên vào năm 1984. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2001. (Câu chuyện nghệ thuật 26/6/2020)

“Cánh chim không mỏi” của nghệ thuật múa

“Cánh chim không mỏi” của nghệ thuật múa

Ngày phát hành 23:29 | 31/10/2021

Lượt nghe: 2234

Bên cạnh các vai diễn nổi tiếng, NSND Chu Thúy Quỳnh còn sáng tác, biên đạo nhiều tác phẩm như “Hoa đất nước”, “Mùa xuân trên bản H’Mông”, “Hầu văn Xá Thượng”, “Hoa Tràng An”, “Hương xuân”, “Những cô gái Việt Nam”… Bà từng làm tổng đạo diễn nhiều chương trình phục vụ các ngày lễ trọng đại của đất nước và thành phố Hà Nội. (Câu chuyện nghệ thuật 22/10/2021)

Bền bỉ đưa nghệ thuật chèo vượt thời gian

Bền bỉ đưa nghệ thuật chèo vượt thời gian

Ngày phát hành 10:47 | 12/5/2023

Lượt nghe: 2374

Khi đảm nhận cương vị Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội, NSND Đào Lê luôn nỗ lực giữ vững định hướng bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghệ thuật chèo bằng việc kiên trì, rèn luyện đội ngũ, đào tạo các thế hệ diễn viên kế cận, nâng cao chất lượng nghệ thuật, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của khán giả hiện đại. Có lẽ vì thế trong khi nhiều loại hình sân khấu truyền thống, trong đó có nghệ thuật chèo đang loay hoay tìm khán giả thì Nhà hát Chèo Quân đội trong thời gian NSND Đào Lê làm giám đốc vẫn "sáng đèn" với gần 200 đêm diễn / năm. (Câu chuyện nghệ thuật)

Bền bỉ với ảnh nghệ thuật

Bền bỉ với ảnh nghệ thuật

Ngày phát hành 22:38 | 10/5/2021

Lượt nghe: 2246

Hơn 60 năm cầm máy, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồng Trọng Mậu để lại dấu ấn bằng những tác phẩm nghệ thuật được giải thưởng trong nước và quốc tế: “Trên đường về” - Giải Đặc biệt của cuộc thi “Biennate photo monochrome FIAP” năm 1997; “Gương mặt nông thôn” - Giải Ba triển lãm toàn quốc năm 1988 của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; “Yên ả trung du” - Giải Xuất sắc năm 1999 của Hội NSNA Việt Nam; “Mạ xuân” - Giải thưởng VHNT Thủ đô năm 2010. (Câu chuyện nghệ thuật 07/5/2021)

Bốn thập kỷ gắn bó với nghệ thuật chèo

Bốn thập kỷ gắn bó với nghệ thuật chèo

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2019

Lượt nghe: 835

Sinh ra tại một vùng quê Xứ Đoài, NSND Khắc Tư trở thành diễn viên Đoàn chèo Hà Tây khi vừa tròn 19 tuổi. Những vai diễn của ông trong các vở chèo gây ấn tượng sâu đậm với khán giả mọi miền đất nước. (Câu chuyện nghệ thuật 08/11/2019)

Gắn bó cuộc đời với nghệ thuật dân tộc

Gắn bó cuộc đời với nghệ thuật dân tộc

Ngày phát hành 21:19 | 12/9/2021

Lượt nghe: 2124

Là nghệ nhân ca trù, đào nương cuối cùng của giáo phường Khâm Thiên, NSND Kim Đức luôn trăn trở vì sự phát triển của loại hình nghệ thuật đặc biệt này trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. (Câu chuyện nghệ thuật 10/9/2021)

Họa sĩ Phạm Việt Hải: Nặng tình với nghệ thuật

Họa sĩ Phạm Việt Hải: Nặng tình với nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 24/5/2019

Lượt nghe: 909

Những tác phẩm của họa sĩ Phạm Việt Hải đều chứa đựng một tâm hồn đầy ắp cảm xúc ý nhị, cái nhìn mộc mạc được thể hiện bằng những mảng màu và nét vẽ tinh tế. (Câu chuyện nghệ thuật 24/5/2019)

Họa sĩ Quang Phòng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012

Họa sĩ Quang Phòng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012

Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2020

Lượt nghe: 2118

Họa sĩ Quang Phòng đi theo Ðoàn kịch Giải phóng, mở triển lãm lưu động khắp các tỉnh Việt Bắc... Sau kháng chiến, ông làm công tác nghiên cứu tại Trường cao đẳng Mỹ thuật, Nhà xuất bản Mỹ thuật và đã hoàn thành nhiều bộ sách có giá trị về mỹ thuật cách mạng. (Câu chuyện nghệ thuật 04/9/2020)

Một cá tính sáng tạo nghệ thuật

Một cá tính sáng tạo nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 4/5/2020

Lượt nghe: 1550

"Ngã ba Đồng Lộc" (đếm bom); "Ngã ba Đồng Lộc" (cắm tiêu); Tĩnh vật lọ hoa trên ghế trúc…là những tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Lê Huy Hòa. Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 24/4/2020)

Một đời cống hiến cho nghệ thuật tuồng

Một đời cống hiến cho nghệ thuật tuồng

Ngày phát hành 21:47 | 5/9/2021

Lượt nghe: 2011

60 năm gắn bó với sân khấu tuồng, NSND Mẫn Thu đã gặt hái nhiều thành công, như Huy chương Vàng cho các vai: cô Mười trong vở “Má Tám” tại Liên hoan Sân khấu toàn quốc năm 1965; vai cô Thanh trong vở “Đề Thám” tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1970; vai chị Đức trong vở “Hoàng hôn đen” tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 v.v… (Câu chuyện nghệ thuật 27/8/2021)

Họa sỹ Lê Thanh: Một đời vì giáo dục và sáng tạo nghệ thuật

Họa sỹ Lê Thanh: Một đời vì giáo dục và sáng tạo nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018

Lượt nghe: 1787

Họa sỹ, Nhà giáo Nhân dân Lê Thanh là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho ngành Trang trí nội thất. Các công trình của ông đều có phong cách riêng, nghiêm túc, sang trọng, trang nhã, hài hòa với những ý tưởng mới, mang đậm bản sắc dân tộc. (Câu chuyện nghệ thuật 20/11/2018)

Hoạt động nghệ thuật ngoại khóa dịp hè

Hoạt động nghệ thuật ngoại khóa dịp hè

Ngày phát hành 0:0 | 3/6/2019

Lượt nghe: 817

PV VOV6 trò chuyện với họa sĩ Lê Tiến Vượng (Chủ nhiệm CLB Nghệ thuật Art Star - Báo Thiếu niên Tiền Phong) về sân chơi của thiếu nhi trong kỳ nghỉ hè. (Điểm hẹn văn nghệ 01/6/2019)

Kịch ngắn về Bác Hồ trong chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”

Kịch ngắn về Bác Hồ trong chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”

Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2019

Lượt nghe: 763

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu” sẽ phát sóng trực tiếp vào ngày 21/08. Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 là một trong những đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam tham gia tổ chức sự kiện này. Bốn vở kịch ngắn “Miền Nam trong trái tim Người”; “Đêm giao thừa”; “Nỗi đau” và “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” xoay quanh những câu chuyện quen thuộc như Bác mong muốn được vào thăm đồng bào miền Nam nhưng điều kiện sức khỏe không cho phép; Bác tới thăm một hộ gia đình nghèo đêm giao thừa; Bác phải xử lí một sự việc đau lòng, khi mà trong nội bộ đảng viên có kẻ tha hóa, biến chất hoặc câu chuyện Bác nhỏ nhẹ góp ý cho những người xung quanh. (Điểm hẹn văn nghệ 17/08/2019)

Hình tượng Đảng, Bác Hồ trong sáng tác văn học nghệ thuật

Hình tượng Đảng, Bác Hồ trong sáng tác văn học nghệ thuật

Ngày phát hành 16:28 | 2/2/2024

Lượt nghe: 2166

Sáng tác về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mùa xuân của đất nước luôn là đề tài lớn trong xúc cảm của nghệ sĩ. Những năm qua, các tác phẩm văn học nghệ thuật ngợi ca về chủ đề này luôn mang đến cho chúng ta cảm xúc mới, tràn đầy niềm tin và hi vọng. Văn nghệ sĩ trẻ mang trong mình lòng kính trọng và tri ân các thế hệ đi trước đã dày công gìn giữ và xây đắp nền hòa bình độc lập, để chúng ta có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc ngày hôm nay. Có lẽ cũng chính điều này mà văn nghệ sĩ trẻ đã không ngừng cố gắng để tìm cách tiếp cận độc đáo khi sáng tác về Đảng, Bác Hồ và Mùa xuân. (Điểm hẹn văn nghệ 03/02/2024)

Ghen trong văn chương nghệ thuật: Gia vị tình yêu - Nêm sao cho vừa?

Ghen trong văn chương nghệ thuật: Gia vị tình yêu - Nêm sao cho vừa?

Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2017

Lượt nghe: 1850

Ghen tuông là câu chuyện chưa bao giờ hết "hot" trong xã hội. Vậy trong văn chương nghệ thuật, đề tài được thể hiện như thế nào? Mời các bạn cùng thưởng thức Điểm hẹn "Ghen" để thử ghen tuông bóng gió xa xôi theo kiểu Nguyễn Bính, hoặc âm thầm, dữ dội như nam chính trong phim "Bức bình phong" của đạo diễn John Curran. (Điểm hẹn Văn nghệ 25/3/2017)

Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2016: Tôn vinh nghệ thuật nhiếp ảnh

Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2016: Tôn vinh nghệ thuật nhiếp ảnh

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2016

Lượt nghe: 1734

Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm nay có gì mới (Câu chuyện phóng viên). Vẻ đẹp của những bức ảnh về Hà Nội và muôn mặt đời sống của nhà nhiếp ảnh Lê Vượng - người vinh dự nhận Giải thưởng lớn Bùi Xuân Phái năm nay (Thưởng thức tác phẩm). Nhà thơ Tô Như Châu và nhạc sĩ Trần Quang Lộc đều chưa một lần tới Thủ đô. Vậy mà qua những câu chuyện kể của bạn bè hai tác giả đã tạo ra nhạc phẩm "Có phải em mùa thu Hà Nội" say đắm lòng người (Thơ phổ nhạc). Lời nhắc nhở nhẹ nhàng của nhà văn Nguyễn Tuân dành cho cậu bé chưa có ý thức xếp hàng sẽ là bài học thiết thực cho nhiều người cần hình thành thói quen xếp hàng nơi công cộng (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn văn nghệ 17/9 + 22/9/2016)

Art In The Forest: Chương trình nghệ thuật thị giác vì cộng đồng

Art In The Forest: Chương trình nghệ thuật thị giác vì cộng đồng

Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2019

Lượt nghe: 826

Được tổ chức thường niên từ năm 2015 tại Flamingo Đại Lải Resort, đến nay Art In The Forest trưng bày hàng chục tác phẩm hội họa, điêu khắc của các nghệ sĩ trong nước và nước ngoài. (Điểm hẹn văn nghệ 20/7/2019)

“Câu chuyện Phương Đông”: Giao thoa nghệ thuật sơn mài Việt Nam và Nhật Bản

“Câu chuyện Phương Đông”: Giao thoa nghệ thuật sơn mài Việt Nam và Nhật Bản

Ngày phát hành 12:53 | 17/4/2022

Lượt nghe: 1949

Triển lãm " Câu chuyện Phương Đông" của họa sĩ Triệu Khắc Tiến (giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. (Điểm hẹn văn nghệ)

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 tại Việt Nam: "Bữa tiệc" thị giác

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 tại Việt Nam:

Ngày phát hành 16:17 | 21/3/2023

Lượt nghe: 1310

Cuộc thi do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) tổ chức với sự bảo trợ nghệ thuật của Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP), Hiệp hội Hình ảnh không biên giới Pháp (ISF) thu hút được hơn 10.300 tác phẩm của hơn 1.000 tác giả của 32 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, với 4 chủ đề: Tự do cho ảnh màu, Tự do cho ảnh đơn sắc, Trẻ em và Ý tưởng. Các tác giả Việt Nam nhận Huy chương vàng: Nguyễn Anh Tuấn với tác phẩm “Ký ức thời gian”, Đặng Kế Đức với tác phẩm “Một đời gắn bó”, Lê Thanh Sơn với tác phẩm “Trẻ em và mùa xuân”, tác giả Nguyễn Thị Vân với tác phẩm “Ngày hè”. (Điểm hẹn văn nghệ)

Văn học nghệ thuật thời Covid: Sáng tạo để thích nghi

Văn học nghệ thuật thời Covid: Sáng tạo để thích nghi

Ngày phát hành 15:38 | 30/12/2021

Lượt nghe: 985

Như chúng ta đều biết, khoảng thời gian hai năm qua, hoạt động văn học nghệ thuật nói riêng và đời sống nói chung đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid 19. Tuy nhiên, trên nền bối cảnh đó, dòng chảy văn học nghệ thuật vẫn không ngừng nghỉ. Cùng Ban Văn học nghệ thuật (VOV6) bình chọn các sự kiện văn học nghệ thuật nổi bật trong năm vừa qua

Vở cải lương "Thầy Ba Đợi": Người giữ lửa nghệ thuật cải lương

Vở cải lương

Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2018

Lượt nghe: 1115

Vừa qua tại Thành phố mang tên Bác, vở cải lương “Thầy Ba Đợi” (kịch bản văn học: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ) được soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương đã có buổi công diễn đầu tiên. Vở diễn khắc họa rõ nét chân dung thầy Ba Đợi, tên thường gọi của Nhạc quan- Nhạc sư Nguyễn Quang Đại, người đã có công lớn trong quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương. Vở diễn giúp người xem hiểu rõ hơn về cội nguồn cũng như phô diễn được vẻ đẹp, những giá trị của nghệ thuật sân khấu kết hợp giữa Lễ nhạc, Nhã nhạc cung đình Huế với Hát bội, Đờn ca tài tử để tạo thành nghệ thuật cải lương lưu truyền đến ngày nay (Chuyên mục Câu chuyện phóng viên). Tiếp đến là những chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại về ý nghĩa và hoàn cảnh ra đời bài thơ "Gửi em chiếc nón bài thơ" của nhà văn Sơn Tùng, được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ thành bài hát cùng tên (Chuyên mục Thơ phổ nhạc). Điều gì đã làm nên thành công của bộ phim "Cô Ba Sài Gòn"? Câu trả lời sẽ được nghệ sĩ Minh Châu và khán giả Hoàng Quyên lý giải trong chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm". (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 10/05/2018)

VOV6 bình chọn Sự kiện Văn học - Nghệ thuật nổi bật 2019

VOV6 bình chọn Sự kiện Văn học - Nghệ thuật nổi bật 2019

Ngày phát hành 0:0 | 28/12/2019

Lượt nghe: 2399

Hoạt động VHNT chào mừng các ngày lễ lớn; Phong tặng danh hiệu NSND, NSUT; Liên hoan phim Việt Nam; Đại hội Hội Mỹ thuật Việt Nam... là những sự kiện VHNT nổi bật năm 2019 do Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) bình chọn. (Điểm hẹn văn nghệ 28/12/2019)

Nghệ thuật cho trẻ em: "Bình mới rượu cũ"?

Nghệ thuật cho trẻ em:

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2015

Lượt nghe: 1394

Các hoạt động nghệ thuật dành cho thiếu nhi hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu của các em hay mới chỉ mang tính thời điểm, bình mới rượu cũ, phục vụ cho thiểu số. Nửa thế kỷ đã trôi qua, "Cuộc chia ly màu đỏ" vẫn có sức ấm nóng như thế nào trong lòng người yêu thơ... (Điểm hẹn văn nghệ 13/06/2015)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya