Cảnh nóng trong phim: Bao nhiêu… là đủ? 24/8/2022

Nhiều ý kiến cho rằng cảnh nóng trong phim là một yếu tố đặc biệt giúp đẩy các tình tiết hay cảm xúc lên cao trào. Song cảnh nóng trong phim và ngoài đời có đồng nhất? Sử dụng cảnh nóng vì mục đích nghệ thuật hay đơn thuần để đáp ứng yêu cầu giải trí, câu khách? Khai thác cảnh nóng thế nào để chuyển tải tốt thông điệp tác phẩm mà không sa vào tầm thường, dung tục? Đó là những câu hỏi không mới xong vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, bởi cuộc sống và nghệ thuật vốn không ngừng chuyển động. Đây cũng là nội dung mà chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) muốn trao đổi, với khách mời là nhà phê bình điện ảnh - Tiến sỹ Mai Anh Tuấn. (Đối thoại mở 24/08/2022)

Xây dựng hình tượng công an trên sân khấu: Dễ hay khó?

Xây dựng hình tượng công an trên sân khấu: Dễ hay khó? 18/8/2022

Thời gian gần đây, lực lượng công an nhân dân khắp nơi trên cả nước đang vui mừng kỷ niệm ngày thành lập. Vào ngày 19/8/1945, trước khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập lực lượng công an nhân dân và đến nay đã được 77 năm. Thành tích, chiến công và những giai đoạn phát triển của ngành đã trở thành “mảnh đất” màu mỡ để khai thác và là đề tài lớn của văn học nghệ thuật đi tìm đỉnh cao. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với NSND Trần Nhượng - nguyên Giám đốc Nhà hát Công an nhân dân và đại tá Phạm Văn Quyền - nguyên Viện trưởng Việc Lịch sử Công an nhân dân về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/8/2022)

Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh vượt sóng

Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh vượt sóng 11/8/2022

Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường điện ảnh sôi động của cả nước, với lực lượng các nhà làm phim trẻ trung, đầy nhiệt huyết, một lớp khán giả trẻ đông đảo. Cơ hội là vậy nhưng điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh đã thực sự cất cánh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 và những biến động sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu? Các nhà làm phim đang đối diện với những khó khăn và cần phải vượt qua những khó khăn đó như thế nào? “Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh vượt sóng” cũng là chủ đề chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam với khách mời là đạo diễn Trần Hữu Tấn, trực tiếp từ thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV. (Đối thoại mở 03/08/2022)

Chuyển thể văn học thành sản phẩm âm nhạc: Lan tỏa bản sắc hay bắt trend câu view?

Chuyển thể văn học thành sản phẩm âm nhạc: Lan tỏa bản sắc hay bắt trend câu view? 10/8/2022

Trong những năm gần đây, hàng chục các sản phẩm âm nhạc lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học đã ra đời và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng. Các câu chuyện cổ tích, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, văn học trung đại hay các tác phẩm văn học hiện thực phê phán đậm tính trào phúng đã được các nghệ sĩ trẻ làm sống dạy với những sản phẩm lõi truyền thống, vỏ hiện đại. Đó là những mong muốn lan tỏa văn hóa, văn học hay chỉ là chuyện bắt trend, làm theo xu hướng để câu view? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhạc sĩ Giáng Sol về chủ đề này. (Đối thoại mở ngày 10/8/2022)

Thế hệ văn nghệ sỹ liệt sỹ kháng chiến và di sản với thời gian

Thế hệ văn nghệ sỹ liệt sỹ kháng chiến và di sản với thời gian 27/7/2022

Thế kỉ hai mươi là thế kỉ đầy sóng gió trên dải đất Việt Nam. Qua hai cuộc kháng chiến, qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, nhiều văn nghệ sỹ đã đi vào chiến trường, lao động, sáng tạo và hy sinh như những người lính. Cuộc đời của họ, tác phẩm của họ luôn được nhắc đến trong đời sống văn học nghệ thuật. “Thế hệ văn nghệ sỹ liệt sỹ kháng chiến và di sản với thời gian” - Đây cũng là chủ đề của chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật VOV6, với khách mời là nhà báo, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa - Tổng biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam. (Đối thoại mở 27/07/2022)

Văn học sinh thái - Địa hạt còn để ngỏ

Văn học sinh thái - Địa hạt còn để ngỏ 25/7/2022

Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường sinh thái, bảo vệ thiên nhiên đã trở thành vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Cùng với tác phẩm văn học sinh thái, các nhà văn đã và đang góp phần cảnh báo và thức tỉnh con người, nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp, giàu tính nhân văn. Nhưng để dòng chảy văn học này phát huy được tối đa sứ mệnh thì không đơn giản. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với tiến sĩ, nhà phê bình văn học Hoàng Cẩm Giang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 20/7/2022)

Sân khấu và du lịch: Sự kết hợp cần thiết

Sân khấu và du lịch: Sự kết hợp cần thiết 14/7/2022

Từ thực tế các chuyến tham quan du lịch kết hợp thưởng thức nghệ thuật ở các nước đã áp dụng thành công mô hình sân khấu du lịch, đại diện các nhà hát đều nhận thấy nghệ thuật truyền thống ở đó đã được đầu tư mạnh để xây dựng thành sản phẩm chủ lực trong trung tâm biểu diễn với nhiều tiện ích giải trí đi kèm. Vì vậy, về lâu dài, Việt Nam cũng cần có sự đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong công tác quảng bá để các sản phẩm là vở diễn sân khấu truyền thống đến với đông đảo khán giả nước ngoài hơn nữa. Nếu làm tốt việc này nó cũng sẽ là kênh đem lại nguồn thu hiệu quả về kinh tế để từ đó các đơn vị sân khấu không chỉ nâng cao được đời sống người nghệ sĩ mà còn có nguồn để tái đầu tư cho các tác phẩm mới. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 13/7/2022)

Điện ảnh Việt và nỗ lực chinh phục thị trường?

Điện ảnh Việt và nỗ lực chinh phục thị trường? 6/7/2022

Trong những đợt giãn cách do dịch bệnh covid 19, các phòng chiếu phải đóng cửa, không ít bộ phim phải dời lịch chiếu, các nhà làm phim rơi vào cảnh “lao đao” bởi những dự án của mình không ít lần phải lùi lịch chiếu. Tuy vậy, theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2022 có khoảng gần 20 dự án phim điện ảnh ra rạp. Sau đại dịch, phải chăng điện ảnh trong nước đang có những tín hiệu khả quan trong tiếp cận thị trường, khơi gợi niềm yêu thích của khán giả khi trở lại với rạp chiếu? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà báo Hồ Cúc Phương, Báo Nhân dân về chủ đề này. (Đối thoại mở 06/7/2022)

Nhận diện các thực hành nghệ thuật đương đại ở nước ta

Nhận diện các thực hành nghệ thuật đương đại ở nước ta 29/6/2022

Nghệ thuật đương đại (Contemporary Art) đã có mặt ở nước ta nhiều năm nay. Đội ngũ nghệ sỹ thực hành nghệ thuật đương đại cũng ngày một đông đảo, với nhiều tác phẩm đa dạng về chất liệu và hình thức thể hiện, mang một tinh thần mới, một tiếng nói khác. Nhận diện các thực hành nghệ thuật đương đại để hiểu hơn những chuyển động trong đời sống nghệ thuật ở nước ta. Khách mời của chương trình là họa sỹ Nguyễn Thế Sơn - giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. (Đối thoại mở 29/06/2022)

Văn trẻ và câu chuyện Vượt chướng ngại vật

Văn trẻ và câu chuyện Vượt chướng ngại vật 15/6/2022

Trước thềm Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X, Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) tổ chức chương trình Bàn tròn “Văn trẻ và câu chuyện Vượt chướng ngại vật” cùng với khách mời là Nhà thơ Hữu Việt, Trưởng Ban Văn trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam và Cây bút trẻ Đức Anh, tác giả tiểu thuyết “Tường lửa”, “Thiên thần mù sương”, “Đảo bạo bệnh”… về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/6/2022)

Cầu Long Biên và tầm nhìn di sản nghệ thuật nội đô

Cầu Long Biên và tầm nhìn di sản nghệ thuật nội đô 9/6/2022

Cầu Long Biên là cây cầu đầu tiên nối hai bờ sông Hồng, như một chứng nhân lịch sử qua những thăng trầm của đất nước. Là một thành phần của di sản đô thị, cây cầu này mang những giá trị về mặt công nghệ không chỉ của nước ta mà là của thế giới, trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy cho Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại. Tới nay, cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô Hà Nội. Trong những ngày gần đây, những thông tin liên quan đến việc cầu Long Biên bị hư hại, khiến cho chúng ta phải đặt câu hỏi: chúng ta đang làm gì với cây cầu Long Biên? Nhìn rộng hơn, chúng ta đang ứng xử như thế nào với di sản kiến trúc đô thị Hà Nội? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/6/2022)

Đạo nào để chống nạn

Đạo nào để chống nạn "đạo" trong văn chương? 25/5/2022

“Đạo” thơ, “đạo” văn, câu chuyện muôn thuở đang diễn ra trong đời sống văn học, đặc biệt nổi lên khá liên tục trong thời gian vừa qua. Tình trạng, giải pháp và trách nhiệm của các đơn vị liên quan về vấn đề này đang diễn tiến và thực thi ra sao? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với Nhà thơ Đỗ Hàn - Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 25/05/2022)

Phim truyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần thêm những tác phẩm xứng tầm?

Phim truyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần thêm những tác phẩm xứng tầm? 19/5/2022

Năm 1960, bộ phim tài liệu đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra đời. Ba mươi năm sau, chúng ta mới có tác phẩm phim truyện đầu tiên về Người. Từ đó đến nay, điện ảnh nước nhà đã có thêm nhiều bộ phim mới, gắn với các chặng đường hoạt động của Bác. Song chúng ta đã có những tác phẩm đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, trở thành tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu khắc họa thành công chân dung Hồ Chí Minh - nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XX? Câu hỏi này cũng được đặt ra trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với khách mời là nhà phê bình điện ảnh, Tiến sỹ Mai Anh Tuấn, giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 18/05/2022)

Xây dựng hình tượng Bác Hồ trên sân khấu

Xây dựng hình tượng Bác Hồ trên sân khấu 13/5/2022

Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên, Nhà hát Công an nhân dân đã xây dựng hình tượng Bác Hồ bằng ngôn ngữ nhạc kịch qua vở diễn “Người cầm lái”. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trò chuyện với NSND Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát Công an Nhân dân để tìm hiểu về vở diễn này cùng những hoạt động nổi bật của Nhà hát Công an nhân dân. (Đối thoại mở 11/5/2022)

Mỹ thuật đương đại Việt Nam - Có ngăn “chảy máu” tác phẩm giá trị?

Mỹ thuật đương đại Việt Nam - Có ngăn “chảy máu” tác phẩm giá trị? 11/5/2022

Nhiều năm nay, mỹ thuật đương đại của nước ta có sự chuyển mình mạnh mẽ nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể có một bảo tàng riêng cho mỹ thuật đương đại. Trong bối cảnh đó, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa mở cửa không gian mỹ thuật đương đại thu hút sự chú ý của đông đảo người yêu hội họa, không gian này kỳ vọng mở thêm cánh cửa mới cho mỹ thuật đương đại và giúp công chúng hình dung rõ hơn về lộ trình của mỹ thuật Việt Nam từ đổi mới cho đến nay. Tuy nhiên, những tác phẩm được lựa chọn trưng bày đã thực sự tiêu biểu cho mỹ thuật đương đại của nước ta hay chưa và hành trình đưa mỹ thuật đương đại đến với công chúng đang đứng trước khó khăn, thách thức nào? Trong chương trình Đối thoại mở tuần này, phóng viên VOV6 bàn luận với nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Vũ Huy Thông, Viện Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 04/5/2022)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya