Cầu Long Biên và tầm nhìn di sản nghệ thuật nội đô9/6/2022

Cầu Long Biên là cây cầu đầu tiên nối hai bờ sông Hồng, như một chứng nhân lịch sử qua những thăng trầm của đất nước. Là một thành phần của di sản đô thị, cây cầu này mang những giá trị về mặt công nghệ không chỉ của nước ta mà là của thế giới, trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy cho Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại. Tới nay, cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô Hà Nội. Trong những ngày gần đây, những thông tin liên quan đến việc cầu Long Biên bị hư hại, khiến cho chúng ta phải đặt câu hỏi: chúng ta đang làm gì với cây cầu Long Biên? Nhìn rộng hơn, chúng ta đang ứng xử như thế nào với di sản kiến trúc đô thị Hà Nội? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/6/2022)

Đạo nào để chống nạn

Đạo nào để chống nạn "đạo" trong văn chương? 25/5/2022

“Đạo” thơ, “đạo” văn, câu chuyện muôn thuở đang diễn ra trong đời sống văn học, đặc biệt nổi lên khá liên tục trong thời gian vừa qua. Tình trạng, giải pháp và trách nhiệm của các đơn vị liên quan về vấn đề này đang diễn tiến và thực thi ra sao? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với Nhà thơ Đỗ Hàn - Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 25/05/2022)

Phim truyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần thêm những tác phẩm xứng tầm?

Phim truyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần thêm những tác phẩm xứng tầm? 19/5/2022

Năm 1960, bộ phim tài liệu đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra đời. Ba mươi năm sau, chúng ta mới có tác phẩm phim truyện đầu tiên về Người. Từ đó đến nay, điện ảnh nước nhà đã có thêm nhiều bộ phim mới, gắn với các chặng đường hoạt động của Bác. Song chúng ta đã có những tác phẩm đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, trở thành tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu khắc họa thành công chân dung Hồ Chí Minh - nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XX? Câu hỏi này cũng được đặt ra trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với khách mời là nhà phê bình điện ảnh, Tiến sỹ Mai Anh Tuấn, giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 18/05/2022)

Xây dựng hình tượng Bác Hồ trên sân khấu

Xây dựng hình tượng Bác Hồ trên sân khấu 13/5/2022

Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên, Nhà hát Công an nhân dân đã xây dựng hình tượng Bác Hồ bằng ngôn ngữ nhạc kịch qua vở diễn “Người cầm lái”. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trò chuyện với NSND Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát Công an Nhân dân để tìm hiểu về vở diễn này cùng những hoạt động nổi bật của Nhà hát Công an nhân dân. (Đối thoại mở 11/5/2022)

Mỹ thuật đương đại Việt Nam - Có ngăn “chảy máu” tác phẩm giá trị?

Mỹ thuật đương đại Việt Nam - Có ngăn “chảy máu” tác phẩm giá trị? 11/5/2022

Nhiều năm nay, mỹ thuật đương đại của nước ta có sự chuyển mình mạnh mẽ nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể có một bảo tàng riêng cho mỹ thuật đương đại. Trong bối cảnh đó, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa mở cửa không gian mỹ thuật đương đại thu hút sự chú ý của đông đảo người yêu hội họa, không gian này kỳ vọng mở thêm cánh cửa mới cho mỹ thuật đương đại và giúp công chúng hình dung rõ hơn về lộ trình của mỹ thuật Việt Nam từ đổi mới cho đến nay. Tuy nhiên, những tác phẩm được lựa chọn trưng bày đã thực sự tiêu biểu cho mỹ thuật đương đại của nước ta hay chưa và hành trình đưa mỹ thuật đương đại đến với công chúng đang đứng trước khó khăn, thách thức nào? Trong chương trình Đối thoại mở tuần này, phóng viên VOV6 bàn luận với nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Vũ Huy Thông, Viện Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 04/5/2022)

Phim tài liệu và sứ mệnh chép sử thời Covid

Phim tài liệu và sứ mệnh chép sử thời Covid 28/4/2022

Đại dịch Covid đang có diễn biến khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, nhiều học giả gọi đây là thảm họa của nhân loại ở thế kỷ XXI, sẽ không có gì quý bằng những hình ảnh sinh động, phản ánh thực tế cuộc sống và chiến đấu ngoan cường với dịch bệnh của dân tộc ta khi bão Covid ập đến. Để làm được điều đó, một trong những loại hình nghệ thuật được nghĩ đến đầu tiên đó là phim tài liệu với sứ mệnh chép sử về cuộc sống. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng với nhà báo Trần Việt Văn, Báo Lao động bàn luận về chủ đề này. (Đối thoại mở 27/4/2022)

Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị

Hướng đi cho di sản kiến trúc đô thị 20/4/2022

Bảo vệ, giữ gìn và phát triển di sản kiến trúc trong lòng đô thị luôn là câu chuyện thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn và của cả cộng đồng, trong bối cảnh các đô thị hiện đại ở nước ta liên tục được mở mang. Không chỉ là bảo tồn nguyên trạng mà cần phải đem lại cho di sản kiến trúc một đời sống đích thực, để di sản tiếp tục hòa nhập vào đời sống đương đại, kể tiếp câu chuyện của hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Phóng viên chương trình Đối thoại mở VOV6 trò chuyện cùng TS.KTS Trương Ngọc Lân - Phó Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội… (Đối thoại mở 20/4/2022).

Văn học mạng: Trang viết, hay chỉ là cảm xúc tầm phào

Văn học mạng: Trang viết, hay chỉ là cảm xúc tầm phào 13/4/2022

Thời buổi công nghệ số, chỉ cần một chiếc máy tính xách tay hay chiếc iPad, hoặc chiếc điện thoại thông minh, dù ở đâu chúng ta cũng có thể lướt website và viết những điều ta quan tâm. Từ thực tế này mà văn học mạng hiện nay (văn học được sáng tác, công bố, lưu truyền và tiếp nhận trong môi trường mạng internet toàn cầu) cũng đang có sự cởi mở nhất định. Nhiều trang mạng văn chương ra đời thu hút sự tham gia của nhiều lứa tuổi viết về nhiều chủ đề và vùng miền khác nhau. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyễn Trương Quý về chủ đề này. (Đối thoại mở 13/04/2022)

Sân khấu lễ hội: Những hạn chế trong công tác đạo diễn

Sân khấu lễ hội: Những hạn chế trong công tác đạo diễn 7/4/2022

Trong nhiều năm qua ở nước ta, sân khấu lễ hội khá phổ biến, các chương trình sân khấu lễ hội với quy mô càng ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngoài yếu tố tích cực đem lại cho lễ hội thì cũng còn không ít những băn khoăn về những hạn chế còn tồn tại trong công tác xây dựng chương trình. Để hiểu rõ hơn về những ưu điểm và hạn chế này, phóng viên VOV6 có cuộc trò chuyện với đạo diễn Lê Quý Dương về chủ đề này. (Đối thoại mở 06/3/2022)

Kiến trúc vì cộng đồng - Làm sao cho bền vững?

Kiến trúc vì cộng đồng - Làm sao cho bền vững? 30/3/2022

Bản chất của kiến trúc là phục vụ cộng đồng. Cụm từ “Kiến trúc vì cộng đồng” còn được dùng để chỉ những công trình kiến trúc mang tính phi lợi nhuận, hướng tới những nhóm cộng đồng ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những người yếm thế khó có khả năng tiếp cận các nhu cầu cơ bản về nhà ở, nơi học tập giao lưu hay giải trí. Tuy nhiên với một đất nước đang phát triển và đông dân số như nước ta, làm thế nào để có những kiến trúc vì cộng đồng bền vững cũng là một câu chuyện thu hút sự quan tâm không chỉ của ngành kiến trúc… (Đối thoại mở 30/03/2022)

Đưa sách Việt ra thế giới - Không chỉ là câu chuyện xuất bản

Đưa sách Việt ra thế giới - Không chỉ là câu chuyện xuất bản 17/3/2022

Sách là văn hóa, văn học là văn hóa. Văn hóa là sức mạnh mềm của dân tộc. Cái nôi văn hóa nuôi dưỡng chúng ta, giúp mỗi chúng ta biết tự hào về ngọn nguồn của mình. Hội nghị văn hóa toàn quốc diễn ra vào cuối năm ngoái thêm một lần nữa khơi dậy giá trị của văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Việc quảng bá văn hóa của chúng ta với bạn bè quốc tế thông qua những trang sách đã thực sự tốt? Đưa sách Việt ra thế giới liệu có phải là câu chuyện riêng của các nhà xuất bản? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với PGS.TS Phạm Xuân Thạch, Chủ nhiệm Khoa Văn học - Trường Đại học KHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 16/3/2022)

Sách nghệ thuật - Khoảng trống dần được lấp đầy

Sách nghệ thuật - Khoảng trống dần được lấp đầy 24/2/2022

“Sách đẹp”, “nặng tay”, “giá trị”, “đắt tiền”… Đây là từ khóa thường thấy mỗi khi chúng ta lướt qua những review hoặc bình luận về sách nghệ thuật. Sau thời gian vắng bóng, thậm chí khan hiếm, giờ đây, sách nghệ thuật đã có sự xuất hiện thường trực hơn, thu hút được sự chú ý của độc giả lẫn giới chuyên môn. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 23/02/2022)

Dòng phim nhà nước cần gì để thay đổi?

Dòng phim nhà nước cần gì để thay đổi? 16/2/2022

Những năm gần đây, số lượng phim truyện được đầu tư sản xuất từ ngân sách nhà nước chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phim làm xong không có khả năng thu hồi vốn, cũng không ra rạp chiếu thương mại, không được nhắc đến trong các kỳ cuộc trao giải của ngành điện ảnh. Dòng phim nhà nước đang ở đâu? Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nghệ thuật, cho điện ảnh cần sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả? Có cần duy trì cách làm việc đã lỗi thời? Đó là những câu hỏi được đặt ra trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật VOV6, với khách mời là nhà văn nhà báo Thiên Sơn. (Đối thoại mở 16/02/2022)

Tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử: Làm thế nào để hấp dẫn khán giả?

Tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử: Làm thế nào để hấp dẫn khán giả? 9/2/2022

Đề tài lịch sử luôn là mảnh đất hấp dẫn để các nhà biên kịch, đạo diễn thỏa sức sáng tạo và truyền tải những thông điệp nhân văn mang đậm tính thẩm mỹ đến với khán giả. Phần lớn những vở diễn sân khấu đề tài lịch sử đều được lấy cảm hứng từ những nhân vật có công lao, ảnh hưởng lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước như Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,… Qua năm tháng, nhiều bài học về lịch sử về dựng nước và giữ nước, những phẩm chất tốt đẹp của con người qua những nhân vật ấy vẫn còn nguyên giá trị trong cái nhìn soi chiếu của khán giả ngày hôm nay. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với Đạo diễn, NSND Hoàng Quỳnh Mai, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/02/2022)

Truyện tranh và mối liên kết đa chiều trong công nghiệp sáng tạo hình ảnh

Truyện tranh và mối liên kết đa chiều trong công nghiệp sáng tạo hình ảnh 20/1/2022

Các tác phẩm truyện tranh được đón nhận rộng rãi, có lượng bạn đọc đông đảo, trong đó phần lớn là bạn đọc trẻ. Cùng với sự phát triển đa dạng phong phú về thể loại và số lượng xuất bản phẩm, truyện tranh còn mở rộng mối quan hệ đan kết với các lĩnh vực sáng tạo hình ảnh khác, tạo nên những tác phẩm, sản phẩm mới. Ở nước ta, mối quan hệ này đã được vận hành chuyên nghiệp và bền vững? (Đối thoại mở 19/01/2022)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ